
{title}
{publish}
{head}
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã được quy định tại Nghị định 200/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 200/2025/NĐ-CP, ngày 9/7/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã.
Cụ thể, về chức năng, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã thành lập, có chức năng tham mưu cho Chủ tịch UBND tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý.
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã có các nhiệm vụ sau:
Tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý; tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định ban bố, quyết định bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1.
Tổ chức, chỉ huy các lực lượng, phương tiện của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp xã quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực theo thẩm quyền, tổ chức tiếp nhận và phân bố nguồn lực hỗ trợ, cứu trợ để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý.
Thực hiện việc truyền tin, thông báo, báo động, triển khai các văn bản chỉ đạo, điều hành phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của các cấp đến cộng đồng.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng thủ dân sự đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Tham mưu kiểm tra, đôn đốc tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong địa bàn quản lý.
Cơ cấu tổ chức Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã
Về cơ cấu tổ chức Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã, Trưởng ban là Chủ tịch UBND cấp xã.
Phó Trưởng ban gồm 1 Phó Chủ tịch UBND cấp xã là Phó Trưởng ban Thường trực và 3 Phó Trưởng ban là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự, Trưởng Công an cấp xã và Trưởng phòng Kinh tế hoặc Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai.
Thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định, bao gồm Trưởng các phòng chuyên môn không thuộc trường hợp quy định nêu trên. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã mời đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị, đoàn thể cấp xã tham gia Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã.
Cơ quan giúp việc Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã, UBND cấp xã giao Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn và được cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.
Nghị định 200/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 23/8/2025.
Theo Chinhphu.vn
QTO - Theo Bộ Nội vụ, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là một trong các đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn,...
QTO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 196/2025/NĐ-CP, ngày 4/7/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, ngày 5/12/2011 của...
QTO - Chế độ, chính sách đối với công chức tự nguyện xin thôi việc hoặc bị cho thôi việc được quy định tại Nghị định số 170/2025/NĐ-CP, ngày 30/6/2025 của...
Chính phủ vừa có chính sách trợ cấp hưu trí xã hội cho người từ 75 tuổi, mức hưởng là 500.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Nghị định này quy định chi tiết và hướng...
QTO - Từ 1/7/2025, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng mức cao nhất bằng 6 lần mức lương cơ sở, tương ứng 14.040.000 đồng/tháng.
Lần đầu tiên có định mức tính toán giá vé xe khách tuyến cố định
Luật Thanh tra sửa đổi gồm 64 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, trong đó bổ sung quyền mới cho Thanh tra Chính phủ.