Cập nhật: Chủ nhật, 05/06/2016 | 06:35 GMT+7

Tấm lòng của một ngư dân

(QT) - Hơn 25 năm mưu sinh trước đầu sóng ngọn gió với biết bao hiểm nguy, ngư dân Bùi Xuân Tấn (sinh năm 1964), ở khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) cảm thấy may mắn khi những chuyến đi biển trở về đất liền an toàn, cá tôm đầy ắp mạn thuyền và có thị trường tiêu thụ ổn định. Anh còn tự hào khi không quản ngại hiểm nguy để cứu sống nhiều ngư dân và bảo vệ tàu thuyền bị giông bão đánh chìm giữa đại dương bao la… Khát vọng chinh phục biển khơi Năm 1987, chàng trai vùng biển Bùi Xuân Tấn tình nguyện lên đường nhập ngũ và được điều về đơn vị Lữ đoàn 126, Hải quân, đóng quân tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Kinh nghiệm từ những ngày tháng cùng cha, ông kiếm kế sinh nhai trên vùng biển quê hương đã giúp chiến sĩ Tấn được lãnh đạo đơn vị tin tưởng, bố trí thực hiện những nhiệm vụ quan trọng tại nhiều vùng biển đảo lớn Trường Sa, Hoàng Sa…Với anh, đó là niềm vui, hạnh phúc và là cũng trách nhiệm, vinh dự lớn lao. Những lần làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và được các cấp đánh giá cao. Năm 1988, trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị thương nặng. Sau gần 1 tháng điều trị, hồi phục sức khỏe, anh lại hăng hái lên đường làm nhiệm vụ cho đến năm 1990 thì ra quân và trở về quê nhà.

Thị trấn Cửa Việt đi đầu trong phong trào cứu hộ, cứu nạn giữa biển khơi

Anh Tấn yêu biển bằng tình yêu của một người lính, một ngư dân can trường. Sau ngày xuất ngũ, việc đầu tiên của anh Tấn là về với vùng biển quê hương, hòa mình vào dòng nước biển xanh biếc và quyết tâm thực hiện khát vọng ấp ủ bấy lâu nay là được vượt sóng trên con thuyền do mình làm thuyền trưởng để đánh bắt hải sản. Bước chậm rãi trên bờ cát trắng, anh Tấn nhớ lại, những ngày đầu thực hiện khát vọng chinh phục biển khơi thực sự là thử thách lớn đối với anh. Không có vốn để mua sắm thuyền và ngư lưới cụ nên anh quyết định đi “bạn” với các chủ thuyền lớn. Sau nhiều tháng năm làm công, anh tích lũy đủ số vốn để mua chiếc thuyền nan đánh bắt gần bờ. Như vậy cũng đủ khiến anh rất vui mừng vì ước mơ của mình đã trở thành sự thật. Anh chia sẻ, yếu tố thành công cho những chuyến vươn khơi chính là tàu thuyền, ngư lưới cụ và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đánh bắt, còn lại là kinh nghiệm, bản lĩnh và sự may mắn. Năm 1994, anh đầu tư hết vốn liếng, vay mượn qua nhiều kênh khác nhau để mua tàu thuyền với công suất 33 CV cùng ngư lưới cụ và tiến hành đánh bắt trung bờ. Đến năm 2000, khát vọng vươn ra vùng biển đảo với những ngư trường giàu tiềm năng trở thành hiện thực. Anh đầu tư mua tàu thuyền đánh bắt xa bờ với công suất 200 CV, tổng giá trị hơn 1,5 tỷ đồng, đánh bắt trên những ngư trường lớn ở Hoàng Sa, Trường Sa…

Một người gặp nạn được anh Tấn cứu sống, được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Việt chăm sóc sức khỏe

Năm 2014, anh Tấn quyết định cải hoán, nâng cấp tàu thuyền lên công suất 700 CV, đầu tư ngư lưới cụ và các trang thiết bị phục vụ khá hiện đại. Anh trở thành một trong những ngư dân tiêu biểu của Quảng Trị đi đầu trong việc đánh bắt hải sản với mức thu nhập bình quân hàng năm sau khi trừ chi phí lãi ròng từ 500- 600 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định cho 7 thuyền viên, với thu nhập bình quân hàng năm 60- 70 triệu đồng. Anh Bùi Bường, một thuyền viên cho biết: “Hơn 5 năm theo anh Tấn vươn khơi bám biển, cuộc sống gia đình tôi đã vượt qua khó khăn, giờ đã có của ăn, của để. Với sự hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt của anh Tấn nên gia đình tôi cũng như nhiều thuyền viên, ngư dân ở vùng biển có cuộc sống tốt hơn”. Tình người giữa trùng khơi Cuộc trò chuyện của chúng tôi bị gián đoạn bởi lý do khá đặc biệt, nhiều ngư dân được anh Tấn cứu sống liên tục điện thoại hỏi thăm, gửi lời cảm ơn. Anh tâm sự mình không nhớ bao nhiêu lần vượt sóng ra khơi để cứu hộ cứu nạn cũng như đã cứu bao nhiêu mạng người và bảo vệ tài sản tàu thuyền giữa biển cả bao la. Những người được cứu sống vui mừng, hạnh phúc một thì với anh, niềm vui đó như được nhân đôi. Nhiều người sau khi được cứu đã mang tiền, quà đến trả ơn nhưng anh không nhận vì nghĩ cuộc sống của nhiều ngư dân vẫn còn khó khăn, vất vả…

Anh Bùi Xuân Tấn (bên trái) kể về kinh nghiệm đánh bắt hải sản và cứu hộ cứu nạn trên biển

Chúng tôi từng nghe nhiều câu chuyện về hành động cứu hộ, cứu nạn của thuyền trưởng Tấn vào mùa biển động. Anh cho biết, việc cứu người như cứu hỏa, phải nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Những lúc như thế, anh không suy nghĩ thiệt hơn mà luôn nghĩ làm sao phải cứu sống tính mạng và bảo vệ tài sản cho người gặp nạn. “Thà mình không biết thì thôi, biết thì phải làm bất cứ mọi việc, chấp nhận lao vào vùng nguy hiểm để cứu người. Giữa biển, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh, nếu chậm một giây thì bao hệ lụy sẽ xảy ra, còn nếu kịp thời sẽ cứu được mạng sống của một con người”. Có nhiều lúc, thuyền anh mới rời biển trong ngày đầu đánh bắt nhưng nghe tin có người gặp nạn, anh tạm gác chuyện mưu sinh, nhanh chóng cho thuyền đi cứu người. Vật lộn hàng giờ giữa muôn vàn hiểm nguy để cứu người, khi đưa được ngư dân vào nơi an toàn, anh lại lên đường với niềm vui cứ lâng lâng trong người vì vừa làm được việc tốt. Ông Lê Văn Hùng, một ngư dân ở Thanh Hóa, xúc động cho biết, tàu của ông vừa mới mua ở Bình Định trên đường đi ra Thanh Hóa thì gặp sự cố tại Quảng Trị vào ngày 29/2/2016. Lúc đó, trên tàu có con trai ông là Lê Văn Cường (thuyền trưởng) và ông La Lâm Quang (Bình Định). Khi gặp sự cố, ông điện thoại báo với lực lượng chức năng cần sự giúp đỡ và được tàu anh Tấn ra cứu hộ kịp thời, đảm bảo tính mạng. Thiếu tá Lê Văn Quốc, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Việt, cho biết: “Anh Bùi Xuân Tấn là tấm gương sáng trong cứu hộ cứu nạn trên biển. Mỗi lần nghe ai đó cần sự giúp đỡ, hỗ trợ, anh luôn nhiệt tình tham gia”. Không chỉ tiên phong trong cứu hộ, cứu nạn, anh Tấn còn tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị, phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xử lý kịp thời các tình huống, vụ việc xảy ra trên biển do các tàu thuyền nước ngoài gây ra…Năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, anh Tấn là ngư dân Quảng Trị đầu tiên bất chấp hiểm nguy đưa tàu ra khu vực này để tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Mặc dù bị tàu Trung Quốc dùng mọi cách uy hiếp, phá hoại tàu thuyền, ngư lưới cụ trị giá hơn 120 triệu đồng nhưng anh Tấn với tấm lòng yêu nước, không hề sợ, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Anh tâm sự: “Chúng tôi xác định rõ, mỗi một con tàu vươn khơi bám biển là một cột mốc khẳng định chủ quyền biên giới trên biển của Tổ quốc, mỗi một thuyền viên là một người lính biên phòng, cánh tay nối dài của lực lượng chức năng. Ngư dân chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ vào phát triển kinh tế biển hiệu quả, đồng thời cung cấp nguồn tin có giá trị, ngăn chặn các hành vi vi phạm lãnh hải, an ninh quốc gia của tàu thuyền nước ngoài, góp phần giữ gìn, bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Bài, ảnh: NGUYỄN MINH ĐỨC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hành động nhân văn của ngư dân
21:50 03/04/2023

Ngư dân miền biển luôn yêu biển, xem biển như nhà mình. Giữa biển cả mênh mông, nếu không có những tấm lòng nhân ái, sẵn sàng cứu giúp người hoạn nạn thì có lẽ ...

Ngư dân rộn ràng “mở biển” đầu năm
22:10 05/02/2023

Những ngày đầu năm mới Quý Mão 2023, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt vươn khơi bám biển và trở về ...

Vươn khơi bám biển, giữ vững ngư trường
22:35 04/08/2024

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên biển từ 12 giờ ngày 1/5/2024 đến 12 giờ ngày 16/8/2024 tại vùng biển từ 120 00’ độ vĩ Bắc ...

Điểm tựa vững vàng giúp ngư dân bám biển
22:53 01/11/2022

Bên cạnh nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo, Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh còn tích cực tham gia công tác phòng, ...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
10:00 tối Thứ 6

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
08:14 31/03/2025

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

Chuyện của những tiều phu thời nay

Chuyện của những tiều phu thời nay
03:48 29/05/2016

(QT) - “Nghe mỹ miều quá, tiều phu tiều phiếc chi, mót củi thì nói mót củi, nghề mà dân gian thường nói là: “Cực như đi củi” ấy mà. Nói xong ông Kiệm, thôn Câu Nhi, xã Hải...

Nữ nghị sĩ thời chiến

Nữ nghị sĩ thời chiến
03:47 29/05/2016

(QT) - Dòng sông Bến Hải đi vào lịch sử bởi cái vệt vẽ như một đường chỉ xanh của nó trên bản đồ nước Việt trùng với vĩ tuyến 17. Dòng sông thành nơi phân ly hai miền Nam-Bắc....

Vẹn nguyên nỗi nhớ Bác Hồ

Vẹn nguyên nỗi nhớ Bác Hồ
16:53 22/05/2016

(QT) - Đã 70 năm kể từ ngày đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) lần đầu tiên cầm lá phiếu cử tri thực hiện quyền công dân của mình, đồng thời vinh dự được...

Nổi danh nhờ… biệt tài

Nổi danh nhờ… biệt tài
05:44 15/05/2016

(QT) - Với giọng hát ấn tượng, tài beatbox và khả năng vũ đạo chuyên nghiệp, Trần Thái Sơn đang “làm mưa, làm gió” trên mạng xã hội, sóng truyền hình cùng nhiều sân khấu lớn...

“Siêu thị” giữa rừng

“Siêu thị” giữa rừng
15:09 08/05/2016

(QT) - Giữa núi rừng thâm u của xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), một ngày bỗng xuất hiện cửa hàng bán từ cái kim, sợi chỉ đến ti vi, sắt thép. Hỏi người dân nơi đây...

“Nuôi rau” ở Song Tử Tây

“Nuôi rau” ở Song Tử Tây
17:03 23/04/2016

(QT) - Nhắc đến chuyện nuôi con, ông bố bà mẹ nào cũng lắc đầu kêu khổ vì phải chăm bẵm từng li từng tí. Nhưng ra xã đảo Song Tử Tây (thuộc huyện đảo Trường Sa) mới thấy, những...

Thời tiết

22°C - 28°C
Có mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 23°C - 31°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long