Cập nhật:  GMT+7

“Tác phẩm “Phím đàn trầm” là tình cảm tôi muốn dành tặng đồng nghiệp”

“Tác phẩm “Phím đàn trầm” là tình cảm tôi muốn dành tặng đồng nghiệp”

Cô giáo VÕ THỊ BÊ (sinh năm 1987), hiện đang công tác tại Trường THPT Vĩnh Định, huyện Triệu Phong, vừa xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức. Phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc gặp gỡ và chia vui cùng người giáo viên tài năng này ngay sau khi lễ trao giải kết thúc.

- Xin chào cô! Trước hết chúc mừng cô vì đã đạt được giải thưởng cao nhất tại cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm nay. Cô có thể chia sẻ cảm xúc của mình với độc giả Báo Quảng Trị?

- Tôi là Võ Thị Bê, giáo viên Ngữ văn, công tác tại Trường THPT Vĩnh Định, huyện Triệu Phong 14 năm. Đối với cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm nay, tôi tham gia với tinh thần cọ xát, học hỏi là chính. Trước khi buổi lễ trao giải chính thức diễn ra, ban tổ chức có gửi giấy mời đến các tác giả tham gia cuộc thi nhưng không thông báo trước về kết quả. Thế nên khi tên mình được xướng lên ở giải cao nhất, tôi vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Cuộc thi được tổ chức với quy mô toàn quốc, rất nhiều tác phẩm xuất sắc kể về những câu chuyện cảm động xung quanh mái trường và thầy cô, lấy đi nước mắt của rất nhiều người có mặt tại lễ trao giải hôm ấy. Chính vì thế, tôi cảm thấy xúc động, không chỉ vì mình đạt được giải cao nhất mà còn vì những nhân vật trong tác phẩm, những đồng nghiệp của tôi đã được ban tổ chức ghi nhận và trân trọng cống hiến của họ. Bằng khen của Bộ GD&ĐT từ cuộc thi này cũng là thành tích cao nhất mà tôi đạt được, tính đến thời điểm hiện tại.

- Đề nghị cô giới thiệu về tác phẩm dự thi của mình?

-Tác phẩm “Phím đàn trầm” được tôi viết dựa trên câu chuyện về những cán bộ, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định trong 3 năm qua đã thực hiện công tác biệt phái tăng cường bằng tinh thần, trách nhiệm, tự nguyện và cống hiến hết mình cho sự nghiệp GD&ĐT. 4 phần của tác phẩm lần lượt là: “Những đêm thao thức”; “Khó khăn không ngủ yên”; “Có những bài ca không thể nào quên” và “Một đời làm thầy - Một đời cống hiến”. Tôi đã cố gắng khắc họa lại những câu chuyện rất đời, về trăn trở, tâm tư, tình cảm cũng như khó khăn mà các đồng nghiệp đã trải qua trong khoảng thời gian từ miền xuôi lên vùng sâu, vùng xa thực hiện nhiệm vụ. Đó là những lần trèo đèo, lội suối để đến từng nhà vận động học sinh đến trường; “bắt” từng chuyến xe đò đi dạy học hay cả những bữa cơm xa nhà. Dạy biệt phái, thầy cô phải trở thành “học trò” khi phải học làm quen với lời ăn, tiếng nói, văn hóa của các em học sinh và phụ huynh vùng cao. Điều khiến tôi càng khâm phục hơn ở họ là, dù chỉ dạy tăng cường nhưng đồng nghiệp tôi không chỉ làm tốt hoạt động chuyên môn mà còn tích cực tham gia vào công tác thiện nguyện, giúp đỡ, vận động học sinh đến trường, qua đó thực hiện trọn vẹn sứ mệnh: “một ngày làm thầy thì một đời cống hiến”.

“Tác phẩm “Phím đàn trầm” là tình cảm tôi muốn dành tặng đồng nghiệp”

Cô Võ Thị Bê vinh dự được trao giải Nhất tại cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 - Ảnh: NVCC

Giáo viên biệt phái là một vấn đề “nóng” của ngành giáo dục hiện nay bởi tình trạng thiếu, thừa giáo viên ở cơ sở diễn ra rất nhiều nơi. Thực ra, tôi đã ấp ủ ý tưởng viết về chủ đề này từ lâu nhưng mãi đến bây giờ mới thực hiện được. Tôi mất khoảng nửa tháng để hoàn thành bài viết của mình. Là một giáo viên dạy Ngữ văn, việc viết lách với tôi không quá khó khăn song muốn có một bài viết vừa chân thật, vừa sinh động, tôi dành thời gian tìm hiểu, lắng nghe chia sẻ của các giáo viên biệt phái, cũng là nhân vật chính trong tác phẩm.

- “Phím đàn trầm” quả là một tựa đề ấn tượng. Cô đã có những suy nghĩ gì khi đặt tên có tác phẩm dự thi của mình?

-Nốt đàn trầm thể hiện sự khiêm nhường, lặng lẽ, nâng đỡ cho các nốt nhạc khác thăng hoa. Do đó, trong một bản nhạc, người ta thường nhắc nhiều đến những nốt cao bay bổng mà đôi khi quên rằng, những nốt trầm thấp đã góp phần tạo nên sự thành công của bản nhạc đó. Điều này cũng tương tự như những đồng nghiệp đang làm công tác biệt phái của Trường THPT Vĩnh Định nói riêng và các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung. Họ vẫn thầm lặng hy sinh và cống hiến vì sự nghiệp trồng người mà chưa từng đòi hỏi sự công nhận, khen thưởng. Trước đó, tôi đã đặt cho tác phẩm của mình nhiều tựa đề khác nhau song có lẽ “Phím đàn trầm” vẫn là tựa đề phù hợp nhất, thể hiện được tinh thần mà tôi gửi gắm vào bài viết. Thông qua “Phím đàn trầm”, tôi muốn gửi lời biết ơn, trân quý và tri ân dành cho những người thầy giáo, cô giáo đang thực hiện nhiệm vụ biệt phái tăng cường.

Sau 2 tháng phát động, kể từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” đã thu hút sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước với hơn 85.000 bài dự thi. Với số lượng bài tham gia cho thấy cuộc thi có sức sống, lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo độc giả, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của cuộc thi. Cuộc thi được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục; ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với thầy cô, mái trường.

- Cô biết đến cuộc thi này từ bao giờ và đây có phải là lần đầu tiên cô tham gia hay không?

- Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” được tổ chức từ năm 2018 nhưng tôi chỉ mới tham gia từ năm 2023 và lần đó may mắn đạt giải Ba với tác phẩm “Bông xương rồng trên cát”. Qua mỗi năm, tôi cảm nhận được sức hấp dẫn mà cuộc thi tạo ra đối với tất cả tác giả trên khắp mọi miền đất nước. Có thể nói, đây là một sân chơi ý nghĩa, giúp chúng tôi có cơ hội thể hiện tâm tư, tình cảm của mình dành cho mái trường, thầy cô giáo và cả những người đồng nghiệp. Tôi rất mong cuộc thi sẽ được duy trì lâu dài để có thể lan tỏa nhiều hơn những câu chuyện đẹp, xúc động về tình cảm yêu thương, trách nhiệm, sự kiên trì, tận tâm, thấu hiểu, ứng xử sư phạm khéo léo của người thầy, người cô với học trò; giúp học trò từ chán thành thích học, từ tự ti chuyển thành tự tin, từ người luôn nghĩ mình thất bại sẽ gặt hái được thành công đến với mọi đối tượng độc giả trong xã hội.

- Cô nhắc nhiều đến sự cống hiến, vậy sự cống hiến của một giáo viên trong thời đại hiện nay được thể hiện như thế nào, thưa cô?

- Có nhiều cách để thể hiện sự cống hiến của người làm giáo dục. Nếu những đồng nghiệp của mình đang ngày đêm cống hiến tuổi xuân cho học sinh vùng cao, vùng khó khăn thì bản thân tôi cũng phải nỗ lực hoàn thiện tốt những điều mình đang làm. Không ngừng học hỏi để phát triển; làm nghề bằng tất cả sự nhiệt huyết, đặc biệt là đối đãi với học sinh bằng tình thương và sự công bằng. Dù việc lớn hay nhỏ, có đem lại lợi ích cho mình hay không, hãy luôn tâm niệm làm nó bằng thái độ nghiêm túc. Trở lại với công việc và cuộc sống hằng ngày, tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để nâng cao trình độ chuyên môn, cùng tập thể cán bộ, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học; góp thêm hương sắc để làm đẹp cho vườn hoa giáo dục tỉnh nhà.

-Xin cảm ơn cô!

Trúc Phương (thực hiện)

Tin liên quan:
  • “Tác phẩm “Phím đàn trầm” là tình cảm tôi muốn dành tặng đồng nghiệp”
    Dành trọn tình yêu cho đàn bầu

    Ở tuổi 32, anh Hoàng Ngọc Long, hiện đang công tác tại Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh đã có gần 16 năm gắn bó với đàn bầu. Xem loại nhạc cụ truyền thống này là người bạn tâm giao, ngày nối ngày, anh Long luôn nỗ lực giúp tiếng đàn bầu vươn xa, chạm đến trái tim mọi người.

  • “Tác phẩm “Phím đàn trầm” là tình cảm tôi muốn dành tặng đồng nghiệp”
    Dành tâm huyết trong từng tác phẩm

    Khi nhắc đến nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Sỹ Sô và họa sĩ Trịnh Hoàng Tân, nhiều người Quảng Trị hẳn không còn xa lạ. Một người trưởng thành và nổi danh với những bức ảnh mang giá trị lịch sử trong thời kỳ kháng chiến, người còn lại được biết đến với những bức tranh sơn mài ấn tượng về chủ đề chiến tranh cách mạng, quê hương đất nước. Vừa qua, 2 tác giả này vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định tặng Giải thưởng Nhà nước trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nghịch lý thiếu - thừa bác sĩ tuyến cơ sở

Nghịch lý thiếu - thừa bác sĩ tuyến cơ sở
2024-12-20 14:30:00

QTO - Tình trạng thiếu bác sĩ hiện là bài toán khó giải đối với y tế cơ sở các huyện khu vực đồng bằng nhưng nghịch lý ở chỗ, một số địa phương miền núi...

Chắp cánh cho những ước mơ của trẻ thơ 

Chắp cánh cho những ước mơ của trẻ thơ 
2024-12-18 05:15:00

QTO - Những ngày qua, anh Hồ Xuân Vũ (sinh năm 1976), Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị nhận được rất nhiều lời chúc mừng sau khi vinh dự đạt danh...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long