Cập nhật:  GMT+7

Dành trọn tình yêu cho đàn bầu

Ở tuổi 32, anh Hoàng Ngọc Long, hiện đang công tác tại Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh đã có gần 16 năm gắn bó với đàn bầu. Xem loại nhạc cụ truyền thống này là người bạn tâm giao, ngày nối ngày, anh Long luôn nỗ lực giúp tiếng đàn bầu vươn xa, chạm đến trái tim mọi người.

Cây đàn là tri kỷ

Nghệ sĩ ưu tú Phạm Hồng Phong, Trưởng đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh giới thiệu với chúng tôi về Hoàng Ngọc Long với những gạch đầu dòng ấn tượng. Anh cho biết, Long là một trong những người trẻ hiếm hoi chọn nhạc cụ dân tộc làm lối đi trên con đường nghệ thuật. Nghệ sĩ trẻ này được đào tạo bài bản, giàu kỹ năng, kinh nghiệm. Sự có mặt của Long đã làm cho Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh đa dạng hơn thanh âm, sắc màu.

Dành trọn tình yêu cho đàn bầu

Nghệ sĩ trẻ Hoàng Ngọc Long có gần 16 năm gắn bó với đàn bầu - Ảnh: T.L

Những lời giới thiệu ấy khiến chúng tôi thêm phần phấn chấn khi thu xếp cuộc gặp với nghệ sĩ trẻ Hoàng Ngọc Long. Ấn tượng ban đầu là anh Long rất năng động, cá tính. Anh cho biết mình sinh ra, lớn lên ở huyện miền núi Hướng Hóa. Ba mẹ anh Long đều làm nghề kinh doanh. Dù bận rộn với vòng xoay cơm áo, gạo tiền nhưng ba anh vẫn giữ niềm đam mê với cung thanh, cung trầm của đàn bầu.

Từ khi còn nhỏ, tiếng đàn bầu của ba đã đưa anh Long vào giấc ngủ. Đến giờ, anh vẫn nhớ như in cây đàn bầu thô mộc mà ba tự chế và ngày ngày đưa ra gảy để thỏa đam mê. Mãi đến năm Long lên lớp 9, ba anh mới mạnh dạn tậu về một cây đàn bầu với mong muốn truyền lửa cho con. “Thời đó, ở cái tuổi ham chơi, tôi thích game hơn đàn bầu. Thế nhưng, ba vẫn kiên trì động viên. Thực sự, ba đã cho tôi ngày hôm nay”, anh Long chia sẻ.

Từ sự đam mê, kiên trì của ba mà tình yêu đàn bầu trong anh Long được khơi dậy. Năm lớp 10, anh Long đã có thể tạo ra những thanh âm trầm bổng từ dây đàn mỏng mảnh, rồi yêu thích, đam mê lúc nào không hay. Sau này, chính tiếng đàn bầu đã thúc giục anh rời nhà, thi đỗ vào Học viện Âm nhạc Huế. Buổi đầu, chàng trai mới lớn phải chật vật làm quen với nhà trọ, cơm bụi... và giảng đường nhưng rồi cũng dần quen với cuộc sống xa nhà để hòa nhập trong môi trường mới.

Trưởng thành cùng tiếng đàn

Theo dòng trò chuyện, nghệ sĩ trẻ Hoàng Ngọc Long cho biết, anh đã dành 8 năm đẹp nhất đời mình để học đàn bầu. Đổi lại, loại nhạc cụ truyền thống này giúp anh trưởng thành từng ngày và hiểu sâu sắc thêm giá trị cuộc sống. Tuy nhiên, sự trưởng thành không đến tự nhiên mà là kết quả của một quá trình rèn luyện. Khi thi vào nhạc viện, mặc dù không được học tập từ sớm, bài bản như các thí sinh khác song anh Long khá tự tin bởi niềm đam mê và những gì ba truyền dạy. Tuy nhiên, lúc bắt đầu học “ra tấm, ra món”, sự tự tin ấy giảm xuống phân nửa. Anh nhận ra những gì mình sở hữu chỉ như một hạt cát giữa đại dương.

“Để theo kịp bạn bè và lịch thi cận kề, tôi phải lao vào học. Có hôm đang say sưa luyện, tay tôi tứa cả máu. Vết thương rồi cũng dần chai. Tôi bắt đầu quen với việc học tập trong môi trường nghệ thuật. Tiếng đàn cũng trở nên hay hơn. Năm thứ 3, tôi vinh dự được nhà trường chọn đi tham dự cuộc thi tài năng trẻ toàn quốc và đoạt giải Nhì”.

Dành trọn tình yêu cho đàn bầu

Nghệ sĩ trẻ Hoàng Ngọc Long ( thứ 7, từ trái sang ) cùng các nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh chụp ảnh lưu niệm trong một buổi lưu diễn - Ảnh: T.L

Không chỉ trưởng thành trên từng trang sách, cây đàn bầu đã mang đến cho anh nhiều cơ hội trải nghiệm trong môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Ngay trên ghế học viện, anh đã tham gia nhiều chương trình lớn nhỏ. Có thời gian, anh còn chạy show để đỡ đần gia đình. Qua những trải nghiệm, cái tên nghệ sĩ đàn bầu Hoàng Ngọc Long bắt đầu được nhiều người chú ý. Đó cũng chính là lý do giúp anh được giữ lại làm nhạc công dàn nhạc truyền thống ở trường.

Cuộc sống có nhiều lối rẽ mà ngay cả những bậc thầy về tính toán cũng không lường trước được. Tiếp tục gắn bó với Học viện Âm nhạc Huế tầm 1 năm, tiếng gọi của quê hương lại thôi thúc anh Long trở về. Để thực hiện dự định mà mình ấp ủ với cây đàn bầu, thời gian đầu, anh nối bước ba mẹ kinh doanh. Trong những ngày miệt mài thử sức với thương trường, thông báo tuyển nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật tỉnh như đánh thức một thứ gì đó trong con người anh Long. Rất nhanh sau đó, anh đã nộp hồ sơ và trở thành một mảnh ghép đặc biệt của đoàn.

5 năm công tác ở Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh, anh Long tự nhận, mình có sự thay đổi tích cực. Anh dần quen với lịch trình tập luyện, biểu diễn dày đặc. Những chuyến biểu diễn phục vụ bà con ở vùng sâu, vùng xa trở thành một phần không thể thiếu trong công việc của anh Long và đồng nghiệp. Chuyện ăn vội ổ mì, hộp cơm để kịp giờ biểu diễn trở nên quen thuộc. Ngoài chơi đàn bầu, anh còn được trau dồi thêm về thanh nhạc để tự tin cất tiếng hát trên sân khấu.

Đưa đàn bầu vươn xa

Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và nghệ sĩ trẻ Hoàng Ngọc Long dường như sôi nổi hơn khi nhắc đến đàn bầu. Anh Long chia sẻ, khi nghe kể về quãng thời gian 8 năm học đàn bầu của mình, nhiều người cho rằng, giờ đây, anh chỉ cần dựa vào nghề để sống, không cần tôi luyện gì thêm. Thế nhưng, thực tế 5 năm nay, anh Long vẫn miệt mài trau dồi, học hỏi để đưa tiếng đàn bầu đến gần hơn với công chúng.

Dành trọn tình yêu cho đàn bầu

Nghệ sĩ trẻ Hoàng Ngọc Long biểu diễn trên sân khấu nước bạn - Ảnh: T.L

Từ thực tế, anh sớm nhận ra, giữa cuộc sống sôi động hiện nay, âm nhạc truyền thống không thể đứng yên mà phải thay đổi để thích ứng. Điều này rõ ràng không dễ thực hiện. Tuy nhiên, nếu ai cũng thấy khó mà chùn lòng thì việc lớn khó thành. Vì thế, anh tự nhủ mình phải thay đổi để thích ứng trước. “Nhắc đến đàn bầu, người ta thường hình dung đến những âm thanh man mác buồn. Tôi muốn công chúng nhìn thấy sự biến hóa đa dạng hơn của nhạc cụ này. Tôi biết, giới trẻ hiện nay yêu thích âm nhạc có tiết tấu, giai điệu lạ tai, cuốn hút. Vì thế, tôi đã cố gắng thử hết các kỹ thuật của đàn bầu để chắt lọc những gì phù hợp, cuốn hút nhất; thay đổi về tiết tấu; sử dụng âm thanh bổ trợ...”, anh Long nói.

Sự trăn trở, tìm tòi, làm mới tiếng đàn bầu đã mang lại nhiều niềm vui cho anh Long. Trên sân khấu, những phần thể hiện của anh trở nên thu hút khán giả hơn. Qua sự sáng tạo của anh Long, tiếng đàn bầu vẫn là âm thanh chủ đạo nhưng trở nên lôi cuốn hơn. Vì thế, cung thanh, cung trầm của tiếng đàn không chỉ chinh phục trái tim khán giả cao tuổi mà thu hút cả các bạn trẻ. Một số người tìm đến nhờ anh truyền dạy hoặc gửi gắm con em mình.

Là một nghệ sĩ sử dụng nhạc cụ truyền thống, anh Long luôn biết “biến hóa” tùy theo bối cảnh, đối tượng khán giả... Thông thường, ở trong nước, trong tỉnh, anh tinh tế mang hơi thở hiện đại vào những bản nhạc truyền thống. Thế nhưng, khi ra các nước bạn, anh luôn biết cách chọn những nhạc phẩm, cách thể hiện đậm chất dân tộc nhất. Nhờ thế mà phần độc tấu đàn bầu của anh thường để ấn tượng đẹp với bạn bè quốc tế. Sau những buổi biểu diễn, nhiều người ngoại quốc đã nán lại để gặp anh Long và tìm hiểu về cây đàn bầu.

Nói về những dự định tương lai, nghệ sĩ trẻ Hoàng Ngọc Long khẳng định sẽ tiếp tục dành trọn tình yêu, gắn bó với đàn bầu và nỗ lực hơn nữa để chinh phục trái tim khán giả. Anh mong muốn trở thành nhịp cầu đưa thật nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đến với nhạc cụ dân tộc. Từ câu chuyện của mình, anh tin tưởng, nếu được khơi gợi, những đốm lửa tình yêu âm nhạc truyền thống trong tim người trẻ sẽ bừng sáng, rực cháy.

Tây Long

Tin liên quan:
  • Dành trọn tình yêu cho đàn bầu
    Giữ trọn tình yêu ươm “mầm xanh” cho đời

    Bén duyên với những nụ cười của trẻ thơ từ khi tuổi mới mười tám đôi mươi, cô Nguyễn Thị Hải Lý, sinh năm 1962, ở thôn Tân Trại 2 (xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh) từng công tác trong ngành giáo dục mầm non, trải qua nhiều cương vị từ cô nuôi dạy trẻ, tới chủ nhiệm nhà trẻ... và giờ đây vẫn tiếp tục giữ ngọn lửa tình yêu nghề nuôi dạy trẻ, cống hiến cho hoạt động từ thiện, công tác xã hội tại địa phương. Hơn 40 năm qua, những hy sinh lặng thầm và ký ức đẹp với nghề vẫn luôn là nguồn vui sống, là động lực để cô tiếp tục ươm những “mầm xanh” cho đời.

  • Dành trọn tình yêu cho đàn bầu
    Giữ trọn tình yêu với biển

    Ông Bùi Đình Chiến, sinh năm 1963, ở Khu phố 6, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đã gắn bó cuộc đời mình với biển cả bằng tình yêu và sự quyết tâm vươn khơi, bám biển để làm giàu cho gia đình, quê hương. Không chỉ trở thành tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế biển, ông Bùi Đình Chiến còn sẻ chia, giúp đỡ cho nhiều ngư dân vùng biển về vốn, kinh nghiệm đánh bắt hải sản và thực hiện cứu hộ, cứu nạn đối với ngư dân, tàu thuyền gặp nạn trên biển...


Tây Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nhật ký Trường Sa

Nhật ký Trường Sa
2024-12-09 05:25:00

QTO - Trong 7 ngày, từ ngày 27/4 - 3/5/2024, Đoàn công tác của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt...

Ký ức xứ Triệu Voi

Ký ức xứ Triệu Voi
2024-01-04 09:22:00

QTO - Cách đây hơn 10 năm, trong chuyến đi tác nghiệp, trên đường từ Lào sang Thái Lan, chúng tôi bất ngờ khi mà người hướng dẫn viên, phiên dịch của đoàn...

Có một Quảng Trị trên cao nguyên

Có một Quảng Trị trên cao nguyên
2023-12-31 12:14:00

QTO - Huyện Đạ Tẻh cách TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng khoảng 180 km về phía Nam. Đây là nơi sinh sống của những người con từ mảnh đất nắng gió Quảng Trị vào...

“Bén duyên” với cá Ali

“Bén duyên” với cá Ali
2023-12-30 05:00:00

QTO - Có lẽ trong ký ức tuổi thơ yên đằm của anh Văn Ngọc Quyết (30 tuổi) ở thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, là tháng ngày theo cha rong ruổi...

Độc đáo kiến trúc Đà Lạt

Độc đáo kiến trúc Đà Lạt
2023-12-27 17:23:00

QTO - Đà Lạt - thành phố du lịch nổi tiếng, quanh năm mát mẻ, con người hiền hòa, thanh lịch, mến khách. Đà Lạt đang lưu giữ hơn 2.000 biệt thự cổ, ẩn mình...

Cắm bản trọn tuổi thanh xuân

Cắm bản trọn tuổi thanh xuân
2023-12-16 05:00:00

QTO - Hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo cũng là ngần ấy thời gian thầy Phan Trí (sinh năm 1978), giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung...

Cảm ơn “Sứ giả thể thao”

Cảm ơn “Sứ giả thể thao”
2023-12-09 05:00:00

QTO - Từ Hoa Kỳ, hai “Sứ giả thể thao”: Rudy Garcia-Tolson và Julia Harbough đã đến Việt Nam, có một buổi giao lưu ấm tình với các vận động viên khuyết tật...

Đưa ong đi tìm những mùa hoa

Đưa ong đi tìm những mùa hoa
2023-12-02 05:05:00

QTO - Làm nghề nuôi ong lấy mật, những người đàn ông này phải rong ruổi qua bao dặm đường để đưa đàn ong tìm những mùa hoa. Cuộc sống nay đây mai đó cùng...

Sự tích hoa Mimosa

Sự tích hoa Mimosa
2023-12-01 17:50:00

QTO - “Mimosa từ đâu em tới, Mimosa vì sao em tới đất này. Đà Lạt đồi núi trập trùng, Đà Lạt trời mây nước mênh mông...”. Lời bài hát ấy, cứ ngân nga trong...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long