
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đến Hướng Sơn, mảnh đất từng một thời khô cằn sỏi đá đã thay da đổi thịt từng ngày sẽ khiến nhiều người chắc chắn sẽ không khỏi bỡ ngỡ. Không khí trong lành, cảnh quan khoáng đạt, nguyên sơ xen lẫn màu vàng ruộm của cánh đồng lúa chín nổi bật trên nền xanh ngút ngàn của của núi non hùng vĩ và thấp thoáng làn khói bếp bên những mái nhà sàn... càng tô điểm cho một “thung lũng” Hướng Sơn thật thanh bình nơi miền sơn cước.
![]() |
Ngoài cây lúa, cây cà phê cũng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Hướng Sơn |
Xã Hướng Sơn nằm về phía Bắc của huyện Hướng Hóa, cách trung tâm huyện khoảng 37 km, có tổng diện tích đất tự nhiên trên 20.000 ha, trong đó đất đồi chiếm phần lớn, địa hình núi non khá hiểm trở. Theo người dân thì đây là vùng đất sinh sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều đã có từ gần 100 năm về trước. Già làng Hồ Hồng Quân cho biết: “Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người dân địa phương một lòng theo cách mạng, được vinh dự mang họ Bác Hồ. Ngày nay, người dân nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống, được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng đường sá, trường học, trạm y tế và hỗ trợ nhiều mặt nên bộ mặt bản làng ngày càng khởi sắc, dân bản ngày càng ấm no”.
Hướng Sơn có tổng dân số trên 2.000 người, phân bố ở 7 thôn, bản với 100% dân số là người Vân Kiều. Nhìn từ xa, Hướng Sơn trông như một thung lũng nằm lọt thỏm giữa lòng đại ngàn. Đặc điểm địa hình này dường như có tác động rất lớn đến tính cách của con người Hướng Sơn: Mạnh mẽ và vững chãi. Bản làng khởi sắc hôm nay chính là thành quả của bàn tay, khối óc, của ý chí kiên cường, vững chãi của con người nơi vùng đất này. Bước ra từ hoang tàn đổ nát của chiến tranh, người Hướng Sơn đã dần dựng xây một cuộc sống mới hoàn toàn. Trước đây, người Vân Kiều ở Hướng Sơn sống chủ yếu dựa vào lúa rẫy, phương thức sản xuất chính vẫn là “phát, đốt, cốt, trỉa”. Đời sống dân bản gặp muôn vàn khó khăn, tình trạng thiếu đói xảy ra thường xuyên. Thế nhưng, từ khi bắt tay thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xã Hướng Sơn đã gặt hái được thành công. Điều này bắt nguồn từ cái nhìn rất tổng quan trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của chính quyền địa phương. Cây lúa nước được xem là loại cây trồng chủ lực trong bước khởi đầu xây dựng nền kinh tế nông nghiệp của Hướng Sơn.
Đã từng có người cho rằng sản xuất lúa nước nơi vùng núi này quả là “chuyện ngược đời”. Thế nhưng, Hướng Sơn đã làm được điều kỳ diệu đó. Bà con dân bản đồng sức đồng lòng xây dựng kênh mương, tìm đường dẫn nước, tích cực tìm hiểu khoa học kỹ thuật, từng bước ứng dụng vào sản xuất. Lúc đầu vài hộ làm thử, dần dần 100% hộ dân trong xã đã có diện tích lúa nước. Năng suất mỗi vụ đạt trên dưới 60 tạ/ha, ngang với vùng đồng bằng. Đến nay xã Hướng Sơn trở thành địa phương có diện tích lúa nước lớn nhất của huyện Hướng Hóa, với tổng diện tích trên 180 ha, canh tác 2 vụ. Kết quả này cơ bản đã giải quyết tốt vấn đề ổn định an ninh lương thực. Bà con dân bản không còn phải lo lắng chật vật với chuyện thiếu đói mỗi mùa giáp hạt như trước nữa. Chị Hồ Thị Phuôm, người dân xã Hướng Sơn nói: “Nếu không có cây lúa nước thì chắc dân bản mình còn thiếu ăn dài dài. Hiện nay, cùng với trồng rừng, sắn, cà phê, hồ tiêu thì cây lúa nước góp phần nâng cao thu nhập cho người dân chúng tôi. Nhờ cuộc sống ngày càng khấm khá mà chúng tôi có điều kiện chăm lo cho gia đình, các con học hành tử tế”.
Sau vụ thu hoạch lúa, như mọi năm, năm nay gia đình già làng thôn Rào Nguồn Hồ Văn Dục cũng như các hộ dân bản lại rộn ràng chuẩn bị lễ tế thần Lúa vì đã ban cho mùa bội thu. “Được mùa lúa, các bản làng phấn khởi chuẩn bị lễ vật để tế thần. Nhà nào có điều kiện thì mổ trâu, mổ bò. Chí ít cũng mổ dê, mổ gà làm vật tế thần. Đây là nét văn hóa truyền thống của người Vân Kiều, được tổ chức mỗi khi vụ lúa hoàn tất để bày tỏ lòng biết ơn thần Lúa đã mang đến những vụ mùa bội thu, cho nhà nhà được no ấm. Đây cũng là dịp để dân bản chia sẻ chuyện đời sống, chuyện làm ăn. Qua đó gắn kết tình cảm, xây dựng mối đoàn kết bền chặt trong cộng đồng”, già làng Hồ Văn Dục bộc bạch. Không những thành công trong việc thay đổi phương thức sản xuất làm lúa nước, xã Hướng Sơn cũng đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá phù hợp, thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp của xã phát triển ổn định. Cà phê chè catimor và sắn nguyên liệu là hai loại cây trồng được lựa chọn đưa vào thí điểm và đã mang lại thành công cho vùng đất đồi này, góp phần đáng kể vào việc xây dựng nền kinh tế nông nghiệp của Hướng Sơn phát triển bền vững. Nhờ thế mà đời sống của dân bản ngày càng ổn định hơn.
Ông Hồ Đình Tào, Chủ tịch UBND xã Hướng Sơn cho biết: “Phát huy truyền thống anh hùng của quê hương, cán bộ, nhân dân địa phương sẽ quyết tâm xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp hơn. Xã cũng đã định hướng, thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện thâm canh cây lúa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Mặt khác nâng cao hiệu quả các loại cây trồng chủ lực như sắn, cà phê, hồ tiêu; khuyến khích, vận động người dân nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương”.
Hiếu Giang
Tôi ghé bản vào mùa hoa trẩu. Giữa màu xanh lưng trời, từng cụm hoa trắng ngần bồng bềnh như những đám mây trùm lên thung lũng. Cây trẩu gần nhất nơi tôi đang ...
Từ thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, muốn vào Cùa phải di chuyển theo con đường độc đạo len lỏi giữa trùng điệp núi đồi, hai bên là rừng keo lai xanh rì. Vượt qua ...
Hơn hai mươi năm kể từ khi chia tách từ xã Hướng Lập đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, ...
Những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, trên con đường hướng về Khe Sanh miền Tây Quảng Trị, chúng tôi theo nhánh Tây đường Hồ Chí Minh, đi qua xã Hướng Phùng, huyện ...
Năm 2018, tôi có dịp cùng đoàn khách ngoại giao công dân đến từ nước Mỹ trên một chuyến xe vào bản Ruộng heo hút ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa. Ngang qua sân ...
Sáng nay 16/8, Tập đoàn Sơn Hải tổ chức lễ khánh thành và bàn giao “Thôn Nghĩa tình Sơn Hải”, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Phó Bí thư Thường ...
Xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa trong những năm qua đã triển khai nhiều giải pháp tích cực thực hiện công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi ...
Đến bản Hà Lệt (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa) hôm nay, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi sắc thay da từng ngày của một bản làng người đồng bào dân ...
QTO - Dù không đạt năng suất, sản lượng cao như ở vùng thuần nông nhưng hàng chục năm qua, cây lúa canh tác trên đồng cát ở một số vùng ven biển bãi ngang...
QTO - Với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng, phong phú và độc đáo tạo nên cho vùng đất Tà Long, huyện Đakrông nét đẹp riêng có giữa núi rừng...
(QT) - Năm 2018, Chi cục Thuế TP. Đông Hà tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, cá nhân cho thuê tài sản (sau đây gọi tắt là hộ, cá nhân...
(QT) - Huyện Cam Lộ có trên 21.000 ha đất lâm nghiệp, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên của huyện. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính...
(QT) - Giải phóng mặt bằng (GPMB) được xác định là một trong ba lĩnh vực trọng tâm của thành phố Đông Hà trong năm 2018 để đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát...
(QT) - Hội thảo tham vấn về các giải pháp ngoài ngành lâm nghiệp nhằm sẵn sàng thực hiện REDD+ và Chương trình Giảm phát thải được Ban quản lý (BQL) Hỗ trợ sẵn sàng thực hiện...
(QT) - Ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã quan tâm đến công tác hỗ trợ nông dân, chung sức xây dựng nông thôn...
(QT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề thách thức lớn của toàn cầu, tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái, môi trường và đời sống của con người. Vì vậy, làm thế nào để giảm...