
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã quan tâm đến công tác hỗ trợ nông dân, chung sức xây dựng nông thôn mới cũng như chung tay chăm lo cho cuộc sống cộng đồng.
![]() |
Ngoài hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, Nhà sách Hải Vân luôn có trách nhiệm và tận tâm vì cộng đồng |
Nỗ lực chung sức xây dựng nông thôn mới
Sau khi chuyển đổi, Công ty cổ phần Tổng công ty thương mại Quảng Trị có định hướng chuyển sang sản xuất, nguồn lực, doanh số dành cho sản xuất chiếm trên 70% nguồn lực của công ty với các hoạt động gắn liền với người dân nông thôn. “Là một doanh nghiệp có nhiều hoạt động gắn liền với người dân nông thôn, chúng tôi nhận thấy trong chương trình xây dựng nông thôn mới, một trong những tiêu chí khó đạt nhất chính là thu nhập. Từ trồng trọt đến chăn nuôi, nếu đảm bảo đầu ra cho nông dân, doanh nghiệp thu mua tốt thì sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện thu nhập cho người dân. Hoạt động của công ty chủ yếu là thu mua nông sản để chế biến và xuất khẩu đã góp phần giúp nông dân trong tỉnh tiêu thụ sản phẩm, tạo sinh kế bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo”, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tổng công ty thương mại Quảng Trị Lê Văn Thể cho biết.
Từ năm 2004, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa đi vào hoạt động, hằng năm thu mua khoảng 20.000 tấn sắn củ tươi do người dân sản xuất với doanh thu khoảng 500 tỷ đồng. Qua đó tạo thu nhập ổn định cho khoảng 7.000 hộ dân trồng sắn tại các xã vùng cao của tỉnh. Từ năm 2012, Nhà máy chế biến mủ cao su Cam Lộ ra đời đã thu gom tiêu thụ mủ cao su tiểu điền cho người dân tại các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh với doanh thu gần 150 tỷ đồng/năm. Đi vào hoạt động từ năm 2014, Nhà máy viên nén năng lượng tại Cụm công nghiệp Cam Hiếu cũng thực hiện tốt nhiệm vụ thu mua gỗ rừng trồng cho nông dân với giá hợp lý, doanh số đạt khoảng 50 tỷ đồng/năm. Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà ra đời năm 2011 tập trung thu mua nông sản do nông dân trên địa bàn tỉnh sản xuất với các loại chủ yếu như tiêu, ngô, gạo…, đồng thời chế biến một số mặt hàng nông sản khác, góp phần tạo đầu ra cho các sản phẩm nông sản của nông dân trong tỉnh.
Thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, các đơn vị của Công ty cổ phần Tổng công ty thương mại Quảng Trị đã tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho các sản phẩm của nông dân. Bên cạnh đó, để chung tay góp sức cùng các địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, công ty còn chú trọng tổ chức nhiều hoạt động khác nhằm hỗ trợ người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng tới nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tiêu biểu như Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về trồng sắn, hỗ trợ phân bón giúp nông dân vùng cao nâng cao hiệu quả sản xuất. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2008- 2012, công ty đã trích nguồn kinh phí khoảng 3 tỷ đồng để tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho gần 3.000 nông dân vùng cao về các kỹ thuật canh tác, trồng trọt, thâm canh. Vừa qua, công ty cũng tiến hành xây dựng 100 mô hình điểm về trồng sắn thâm canh cho người dân với kinh phí khoảng 200 triệu đồng. Góp phần giúp bộ mặt nông thôn vùng cao khởi sắc, công ty còn tham gia xây dựng hệ thống điện chiếu sáng tại vùng Lìa với chiều dài 2 km, tổng kinh phí đầu tư 570 triệu đồng; hỗ trợ làm đường giúp người dân thu hoạch nông sản thuận lợi hơn; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm ngô, hỗ trợ người dân vùng Cùa, Cam Lộ cải tạo vườn tiêu…
“Để góp phần cùng các địa phương xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp cũng mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp người dân trong việc định hướng phát triển các loại cây, con phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời vận động nông dân tiếp tục thực hiện thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp có nguyên liệu sản xuất, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người dân”, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phầnTổng công ty thương mại Quảng Trị Lê Văn Thể cho biết thêm.
Đồng hành với học sinh nghèo
Hơn 20 năm kinh doanh trên lĩnh vực văn phòng phẩm, thiết bị trường học, Nhà sách Hải Vân, thị xã Quảng Trị đã đồng hành với những học sinh nghèo trên địa bàn. Theo chị Nguyễn Thị Thanh Vân- chủ nhà sách thì tất cả những hoạt động đó đều xuất phát từ ước muốn cùng chung tay, góp sức để động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vươn lên trong học tập, trở thành người có ích cho xã hội.
Sinh ra trong một gia đình đông anh em, ước mơ được đến trường luôn cháy bỏng trong lòng cô học trò nghèo Thanh Vân. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 1990, sau khi đỗ đại học, chị đành bỏ dỡ giấc mơ giảng đường để ở nhà buôn bán, kiếm kế mưu sinh. Rồi cơ duyên đưa chị gắn bó với nghề bán sách, văn phòng phẩm. Ban đầu chị thuê một ki-ốt nhỏ để bán sách vở, dụng cụ học tập tại chợ thị xã Quảng Trị để phục vụ cho học sinh trên địa bàn. Rồi dần dần, chị tiết kiệm, mở rộng quy mô kinh doanh và thành lập nhà sách Hải Vân. Hằng ngày, được tiếp xúc với nhiều cô cậu học trò đủ lứa tuổi, trong đó có nhiều đứa trẻ nghèo, cảm thông với những học sinh nghèo hiếu học, chị Vân lặng lẽ hỗ trợ giúp đỡ các em, từ tặng sách vở, cho mượn sách để học, để đọc hoặc bán giảm giá sách vở, dụng cụ học tập, văn phòng phẩm... nhằm tiếp sức cho các em đến trường. Từ những việc làm của mình, hơn 20 năm gắn bó với nghề, chị Vân đã được nhiều thế hệ học sinh trên địa bàn thị xã Quảng Trị và những vùng lân cận biết đến, xem chị là ân nhân trên chặng đường chinh phục tri thức. “Tôi không nhớ rõ đã từng giúp đỡ, hỗ trợ được bao nhiêu học sinh nghèo, chỉ biết rằng, khi thấy các em cần, mình sẵn sàng giúp đỡ trong khả năng có thể. Nhìn ánh mắt vui tươi hay những lời cảm ơn của những học trò nghèo khi nhận được sự giúp đỡ, tôi biết mình đã góp một phần nhỏ khuyến khích các em tiếp tục đến trường, thêm quyết tâm theo đuổi ước mơ dù gia cảnh khó khăn. Tôi nhớ một lần có cậu học trò đến mua sách, mặc dù lật đi lật lại cả chục lần cuốn sách cầm trên tay nhưng vẫn không thể mua được vì không có tiền. Lần ấy tôi đã tặng sách cho cậu học trò nghèo đó. Những lần sau đó, cậu bé vẫn tiếp tục đến quầy sách của tôi nhưng không phải để mua mà để mượn sách đọc, tôi vui vẻ đồng ý và chúng tôi trở nên thân thiết như chị em. Hiện nay cậu bé nghèo ấy đã thành đạt, xem tôi như người thân và luôn trở về thăm khi có dịp. Đó là niềm vui, sự động viên để tôi tiếp tục đồng hành với những học sinh nghèo cho đến hôm nay”, chị Vân chia sẻ.
Ngoài ra, chị Vân còn sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động từ thiện tại địa phương như nấu cháo phục vụ bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện; tham gia tặng quà giúp đỡ học sinh nghèo tại các xã vùng sâu, vùng khó trên địa bàn tỉnh; kêu gọi sự chung tay góp sức của các nhà hảo tâm để giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các trường học trên địa bàn. Nhiều năm qua, Trường THPT thị xã Quảng Trị trở thành đơn vị kết nghĩa với Nhà sách Hải Vân bởi doanh nghiệp đã thường xuyên hỗ trợ và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng nhằm giúp đỡ các học trò nghèo đang học tập tại trường. Hiệu trưởng Trường THPT thị xã Quảng Trị Nguyễn Tiến Dũng cho biết thêm: “Gần 10 năm đồng hành với nhà trường trong các hoạt động từ thiện, chị Vân cùng với các nhà hảo tâm khác đã hỗ trợ, giúp đỡ nhiều học trò nghèo đang học tập tại trường. Sự hỗ trợ của chị Vân có thể là món quà bằng tiền mặt hay bộ sách, tập vở, máy tính bảng... đã góp phần động viên các em về vật chất cũng như tinh thần, giúp các em vượt qua khó khăn, tiếp tục nỗ lực vươn lên trong học tập”. Là một doanh nghiệp nhỏ, ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh và nghĩa vụ đối với nhà nước, Nhà sách Hải Vân còn có trách nhiệm và tận tâm vì cộng đồng. Hoạt động an sinh xã hội và các chương trình từ thiện không chỉ giúp nhà sách chứng tỏ được uy tín cũng như văn hóa tốt đẹp của mình mà còn giúp nâng cao và phát triển thị trường tiềm năng, góp phần làm cho doanh nghiệp có thêm bước tiến mới trong hoạt động kinh doanh.
Lệ Như
Cùng với việc chú trọng phát triển sản xuất, kinh doanh, chăm lo đời sống cho người lao động, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Trị còn có nhiều hoạt động thiết ...
Tỉnh Quảng Trị hiện có 4.000 doanh nghiệp (DN), tổng sản phẩm tạo ra bình quân hằng năm chiếm trên 70% giá trị tổng sản phẩm của tỉnh. Cộng đồng DN đoàn kết, ...
Những ngày này, cùng với không khí khẩn trương sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp quan tâm chăm lo đời sống cho người lao động dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ - ...
Sau 35 năm lập lại tỉnh, từ một tỉnh nghèo, thuần nông, kinh tế chậm phát triển, đến nay nền kinh tế của Quảng Trị đã có những bước tiến vượt bậc. Thành tựu đó ...
Lâu nay, trong suy nghĩ của một số người, cái trước tiên và duy nhất mà doanh nghiệp, doanh nhân hướng tới chính là lợi nhuận. Suy nghĩ ấy giờ đã đổi khác khi ...
Với tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai ở lại phía sau”, thời gian qua, thị xã Quảng Trị tích cực kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân, ...
Thời gian qua, phong trào “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã được cụ thể hóa thành những hoạt động thiết thực của Ủy ban MTTQ Việt ...
Nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động (NLĐ) trên địa bàn tỉnh được các cấp công đoàn triển khai hiệu quả ...
QTO - Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển đổi dần theo hướng hữu cơ nhằm bảo vệ môi trường sản xuất và tạo ra sản phẩm sạch. Để phục vụ cho...
QTO - Những ngày này, xã Triệu Thành nói riêng, huyện Triệu Phong nói chung tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4...
(QT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề thách thức lớn của toàn cầu, tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái, môi trường và đời sống của con người. Vì vậy, làm thế nào để giảm...
(QT) - Đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng 4 bể xi măng lót bạt rộng gần 400 m2 để đầu tư nuôi cá lóc, sau hơn 6 tháng nuôi, đến nay ông Nguyễn Văn Phúc ở thôn Đông Luật, xã...
(QT) - Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn dạy nghề và việc làm cho lao động nông thôn nên đã tạo sự chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao nhận thức,...
(QT) - Quảng Trị có đường biên giới trên đất liền dài 179,345 km giáp các tỉnh Savannakhet, Salavan của nước bạn Lào với 17 xã, 1 thị trấn biên giới thuộc 2 huyện Hướng Hóa và...
(QT) - Xã Vĩnh Thủy của huyện Vĩnh Linh hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao động thời kì đổi mới. Ngày 5/5/2015, Vĩnh...
(QT) - Ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, thúc...