Cập nhật:  GMT+7

Từ cuốn tạp chí xuất bản 56 năm trước

Năm 2018, tôi có dịp cùng đoàn khách ngoại giao công dân đến từ nước Mỹ trên một chuyến xe vào bản Ruộng heo hút ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa. Ngang qua sân bay Tà Cơn ở thị trấn Khe Sanh, xác máy bay, xe tăng, đạn pháo... như đã yên giấc dưới thung lũng bình yên.

Từ cuốn tạp chí xuất bản 56 năm trước

Bìa cuốn Tạp chí Người New York, xuất bản ngày 27/7/1968 -Ảnh: Đ.G

Trên một ngọn đồi gần bản Ruộng, dù chiến tranh đã qua lâu nhưng dấu vết của những hố bom vẫn chi chít, như là bằng chứng của nơi từng diễn ra trận chiến quyết liệt giữa quân đội Mỹ và lực lượng vũ trang Quân giải phóng miền Nam dịp tết Mậu Thân 1968.

Ngày nay, với nhiều người Mỹ, một trong những lý do để họ tìm đến đây bởi nơi này chứa đựng nhiều giá trị của lịch sử. Trong đó có gia đình Ransom, bao gồm vợ chồng Larry Ransom, con gái, con rể và 4 người anh em của họ đến từ thành phố Seattle, bang Washington, nước Mỹ.

Tôi theo gia đình Ransom đến bản Ruộng đưa tin về việc khánh thành trường mẫu giáo ở bản nhỏ này, cũng là một sự kiện báo chí bình thường tôi từng tác nghiệp. Nhưng câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc đưa tin khi tôi phát hiện một chi tiết đặc biệt. Trong đám đông, tôi quan sát và luôn thấy trong tay ông Larry Ransom một cuốn tạp chí rất cũ, từ trang bìa cho đến chất liệu giấy in.

Tò mò với cuốn tạp chí này, tôi đến gần ông và nhận ra điều thú vị từ trang bìa: “July 27, 1968 - The New Yorker, Price 35 cents”. Nghĩa là cuốn Tạp chí Người New York, xuất bản ngày 27/7/1968, giá 35 xu, cách đây 56 năm. Tôi đoán chắc cuốn tạp chí này có điều gì đó thật đặc biệt nên ông Larry Ransom giữ kỹ và cất công mang từ Mỹ tới bản Ruộng xa xôi này.

Larry Ransom nói rằng ông lưu giữ cuốn tạp chí này như báu vật của gia đình. Khi đến bản Ruộng, ông có lý do để mang nó theo. Ông chỉ cho tôi xem trong cuốn tạp chí có một bài viết khá dài về cái chết của anh trai ông tên là Mike Ransom và gia đình ông xuống đường phản đối chiến tranh Việt Nam tại bang Washington năm 1968.

Larry Ransom kể rằng, anh trai của ông là Mike Ransom, sinh năm 1944, lớn hơn ông 2 tuổi. Anh ấy đến Việt Nam vào cuối năm 1967 và không thể sống sót trong cuộc chiến mùa xuân năm 1968. Sau đó, bố mẹ của ông, tên là Bob và Louise Ransom, đã phản đối chiến tranh và trải qua rất nhiều năm trong đời họ để làm những việc giảm bớt hậu quả nặng nề mà cuộc chiến tranh để lại, cho cả hai đất nước. Larry Ransom nói, anh trai tôi và cả bố mẹ tôi, họ đều không tin vào chiến tranh, không muốn có chiến tranh. Họ tin vào hòa bình, vào tình yêu, vào trẻ em, gia đình và giáo dục.

Từ cuốn tạp chí xuất bản 56 năm trước

Gia đình Ransom trong buổi lễ khánh thành Trường mẫu giáo bản Ruộng

Đó là lý do mà trước đó, Larry Ransom và vợ của ông là bà Gail Ransom đến bản Ruộng để động thổ xây dựng trường mẫu giáo ở đây. Trên một bãi đất được Tổ chức Cây Hòa bình Việt Nam rà phá bom mìn trước đó, một ngôi trường được xây dựng nên do các anh em của Larry Ransom đóng góp tiền bạc cùng với sự chung tay của những người bạn của họ ở TP. Seattle.

Và lần trở lại này, vợ chồng ông Larry Ransom cùng các anh em, con cái của họ đến để tham dự lễ khánh thành ngôi trường. Trong buổi lễ khánh thành, ông Larry Ransom nói: “Tại đây, mọi người đã nhìn thấy trên sân khấu viết rằng Trường mẫu giáo bản Ruộng là một món quà từ gia đình Ransom, nhưng thực ra món quà quan trọng nhất, quý nhất chính là tình cảm tất cả mọi người ở đây dành cho những thành viên gia đình Ransom. Những người dân bản Ruộng đã cho chúng tôi món quà là được thấy con cái của họ học tập và vui chơi tại ngôi trường này”.

Đến tại nơi mà anh trai của chồng thiệt mạng 56 năm trước, bà Gail Ransom nói trong quá khứ, cuộc hành trình của người dân hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã bị chia cắt bởi khoảng cách, bởi chiến tranh. Nhưng hôm nay, chúng ta đã cùng nhau hướng đến hoà bình, đến tương lai học tập của thế hệ trẻ.

“Gia đình Ransom gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người ở đây đã cho họ cơ hội được trở thành một phần trong tương lai của những đứa trẻ. Các bạn đã cho phép xây nên một ngôi trường mà tôi tin là anh trai và ba mẹ tôi sẽ rất mong muốn được nhìn thấy”, bà Gail Ransom chia sẻ.

Đình Giáo

Tin liên quan:
  • Từ cuốn tạp chí xuất bản 56 năm trước
    Chuyện ngôi mộ của niềm hóa giải

    Ở nơi nào đó trên xứ sở Hàn Quốc, chắc có những người mẹ hằng đau đáu đứt ruột về những đứa con của mình đã chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Chết vì làm lính đánh thuê cho Mỹ. Chết một cách vô nghĩa. Chết mất hết tung tích. Nhưng có điều nằm ngoài sức tưởng tượng, có một người mẹ (nếu còn sống) sẽ không ngờ rằng, đứa con máu thịt của mình, đứa con từng gieo chết chóc, hận thù vô cớ với người Việt Nam vẫn đang được yên giấc ngàn thu với mồ yên mả đẹp ở Quảng Trị.

  • Từ cuốn tạp chí xuất bản 56 năm trước
    Ký giả Phạm Quốc Toàn, đời và nghề...

    Đã hẹn trước sẽ ra sân bay đón anh về dự sự kiện trưng bày hiện vật, triển lãm ảnh “Quảng Trị - Bản hùng ca vang mãi” của Hội Nhà báo Việt Nam nhân 50 năm giải phóng Quảng Trị nhưng quá bận không đi được, tôi đành nhờ xe dịch vụ đón giúp. Đã nói dành thời gian tâm sự về đời và nghề, nhưng lu bu chuyện gì đâu cũng không có trọn vẹn một buổi để hàn huyên cùng anh. Vậy mà anh không giận, trách cứ gì nên mới rời Quảng Trị mấy hôm về thành phố biển Vũng Tàu, anh có ngay ghi chép “Một Quảng Trị trong ...

  • Từ cuốn tạp chí xuất bản 56 năm trước
    Lửa Khe Sanh và màu xanh Hướng Hóa

    Từ thành phố Đông Hà, chúng tôi ngược đường số 9 lên Hướng Hóa trong cái nắng oi ả vào một ngày cuối tháng Tám. Đường số 9- con đường xuyên Á luôn tấp nập với những đoàn xe ngược xuôi. Sau gần hai tiếng đồng hồ, chúng tôi có mặt ở Khe Sanh-vùng đất giàu chất sử thi của một thời binh lửa, đây là một trong 3 cụm cứ điểm quân sự mạnh nhất của Mỹ ở tuyến phòng ngự phía Tây đường số 9.


Đình Giáo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những “sứ giả” đặc biệt

Những “sứ giả” đặc biệt
2024-07-05 06:05:00

QTO - Trong khoảng 600 vận động viên (VĐV) tham gia Ngày hội Đạp xe Vì Hòa bình tổ chức tại Quảng Trị năm 2024 có 36 VĐV đến từ các nước Lào, Campuchia,...

Đã từng có một Đông Hà như thế

Đã từng có một Đông Hà như thế
2024-07-04 11:12:00

QTO - Hiện thời, Đông Hà đã chuẩn bị đầy đủ sức vóc để trở thành đô thị loại II. Đó là một sự thăng tiến rất đáng tự hào đối với mảnh đất và con người Đông...

Vĩnh Linh vang mãi những bài ca hào hùng

Vĩnh Linh vang mãi những bài ca hào hùng
2024-07-02 11:17:00

QTO - Mảnh đất Vĩnh Linh sông nước hữu tình, chiếc đòn gánh nối hai đầu đất nước, được giao thoa các nền văn hóa với những làn điệu dân ca uyển chuyển, trữ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết