{title}
{publish}
{head}
“Ăn đi vài con cá/ Dăm bảy cái chột nưa...”, anh Nguyễn Hữu Trung, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Lăng đọc một đoạn trong bài thơ “Con cá, chột nưa” của nhà thơ Tố Hữu rồi nói với tôi: “Muốn hiểu thêm về chột nưa thì vào thôn Đông Sơn, xã Hải Sơn sẽ được giải đáp ngay. Chột nưa bây giờ là cây xóa đói giảm nghèo của nông dân xã này”. Lời của anh Trung khiến tôi không thể chần chừ.
Người dân thôn Đông Sơn, xã Hải Sơn chăm sóc cây nưa - Ảnh: M.T
Nưa là loại cây thực phẩm thích nghi với những vùng đất ẩm thấp và mùn pha cát, đang được nông dân xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng đưa vào trồng nhiều năm nay. Mặc dù chưa phải là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương, nhưng cây nưa đem lại nguồn thu nhập khá cao trên vùng đất ruộng thiếu nước tưới.
Trước đây, Nhân dân ở thôn Đông Sơn, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng chỉ trồng cây nưa để làm thực phẩm cho bữa ăn gia đình và tận dụng phụ phẩm làm thức ăn cho chăn nuôi. Cây nưa có giá trị sử dụng cao, củ nưa được chế biến thành các món ăn giàu dinh dưỡng, bán cho các cơ sở sản xuất bánh kẹo. Thân cây nưa được dùng nấu canh hoặc làm muối dưa, lá nưa làm thức ăn trong chăn nuôi. Có giá trị sử dụng nhiều mặt như vậy nên cây nưa được tiêu thụ dễ dàng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khi tôi hỏi về câu chuyện chột nưa, Chủ tịch UBND xã Hải Sơn Lê Văn Huân cho biết: “Chột nưa chính là bẹ của cây nưa. Mỗi cây nưa từ khi bắt đầu thu hoạch đến khi nhổ củ thì lấy được tất cả 3 cái chột, chột nưa rất to, có chột nặng hơn 1 kg. Cây nưa ngoài mang lại nguồn thu nhập khá cao, còn là cây chuyển đổi hiệu quả trên vùng đất ruộng thiếu nước tưới của xã Hải Sơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này bằng cách chuyển các diện tích ruộng thiếu nước tưới sang trồng loại cây nưa...”
Một bậc cao niên ở xã Hải Sơn kể: “Nưa là cây trồng có từ lâu đời, đã giúp dân làng vượt qua biết bao cơn đói, từ trong chiến tranh cho đến những năm đầu giải phóng. Có một thời gian người dân không mặn mà với trồng nưa do khó tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, gần đây nhu cầu tiêu thụ cây nưa của thị trường có xu hướng tăng lên nên đầu năm 2022 người dân bắt đầu trồng trở lại”.
Ông Nguyễn Văn Bi, thôn Đông Sơn là người trồng nưa lâu năm nên diện tích tương đối lớn. Ông Bi cho biết: “Gia đình tôi trồng nưa vào năm 2000 đến nay phát triển được 5 sào nưa. Nưa trồng vào tháng 4 hằng năm ngay sau khi thu hoạch xong vụ lúa đông xuân, đến tháng 7 thì nhổ nưa. Khi thu hoạch, cứ 10 chột nưa sẽ được kết thành một bó và tùy vào bó to, nhỏ mà có giá trong khoảng 35-40.000 đồng/bó.
Mỗi năm trừ chi phí cũng cho thu nhập khoảng 60 triệu đồng từ chột nưa. Nưa là cây trồng “lấy ngắn nuôi dài”, đầu tư vốn ít, khâu chăm sóc không tốn nhiều công, ít sâu bệnh, đặc biệt là không sử dụng thuốc trừ sâu. Thu hoạch thường có tư thương đặt trước thu mua để đưa đi các nơi trong và ngoài tỉnh bán, hoặc chúng tôi trực tiếp đưa ra đầu mối ở chợ Mỹ Chánh, Diên Sanh, Ưu Điềm. Nhờ trồng nưa mà gia đình chúng tôi thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Theo các bà nội trợ cho biết, chột nưa nấu ngon nhất với cá đồng, đó có thể là cá lóc, cá vụn... hoặc kho nhạt, nấu canh. Chột nưa trước khi nấu được cạo sạch vỏ bên ngoài, sau đó đập dập sơ qua rồi cắt khúc dày vài centimet. Lúc nấu cho thêm lá lốt, sả cắt nhỏ thì càng đậm vị. Ngoài ăn tươi chột nưa non, chột nưa già có thể được làm dưa muối chua để ăn dần, nhất là vào mùa đông sử dụng khi khan hiếm rau xanh.
Theo anh Lê Thanh Thắng, Tổ trưởng Tổ hợp tác thôn Đông Sơn, hiện thôn có khoảng 10 hộ trồng nưa với diện tích 2 ha. Đa số các hộ đều tận dụng ruộng sản xuất 1 vụ lúa để canh tác nưa nhằm tăng thu nhập. Người dân địa phương đã có nhiều kinh nghiệm và thuần thục trong việc canh tác cây nưa nên cho năng suất, sản lượng cao. Vì vậy, nếu có đầu ra ổn định với số lượng lớn hơn thì chắc chắn người dân địa phương sẽ mở rộng diện tích trồng nưa.
Minh Tuấn
QTO - Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa...
QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...
QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...
QTO - Hiện nay, huyện Triệu Phong có 85 hợp tác xã (HTX), 18 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - ngư nghiệp với gần 20.000 thành viên. Đa...
QTO - Ngày 15/8/2024, huyện Triệu Phong được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới (NTM) năm 2023. Tuy vậy, huyện Triệu Phong luôn xác định,...
QTO - Nhằm chủ động kiểm soát tình hình thị trường dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã triển khai đợt cao điểm chống...
QTO - Bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2020, bệnh khảm lá sắn đang là mối đe dọa nghiêm trọng, làm suy giảm năng suất và gây thiệt hại lớn cho...
QTO - Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền ở huyện Hướng Hóa đã tập trung lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia...
QTO - Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và...
QTO - Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường rất quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng đất của các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê...
QTO - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân phường An Đôn, thị xã Quảng Trị đã khẩn trương xuống giống, chăm sóc hoa phục vụ nhu cầu tết Nguyên đán Ất Tỵ...
QTO - Việc kết cấu hạ tầng giao thông một số địa bàn thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến quá trình phục vụ phát triển KT-XH. Theo rà soát của các huyện, thị xã và...