{title}
{publish}
{head}
Ngày 25/6/2015 Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Tại Điều 23 quy định “Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển”. Ngày 27/7/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển.
Hệ thống kè chống xói lở bờ biển ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh góp phần bảo vệ hành lang bờ biển -Ảnh: T.N
Trước những yêu cầu bức thiết đó, để đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo việc khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ theo hướng hiệu quả, bền vững, đồng thời giải quyết và đảm bảo tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án lớn đang triển khai tại các khu vực ven biển của tỉnh Quảng Trị theo quy định của pháp luật nên việc thực hiện nhiệm vụ thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh là rất cấp thiết.
Đối với tỉnh Quảng Trị, địa hình ven biển chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố không liên tục dọc bờ biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Địa hình bãi biển là dải hẹp, rộng trung bình 50m và hầu hết không có thảm thực vật...
Chính vì vậy, hiện tượng sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh đã và đang diễn biến hết sức nghiêm trọng. Tại nhiều khu vực, xói lở ảnh hưởng trực tiếp đến các khu dân cư, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, di tích lịch sử văn hóa, tác động nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, đời sống sinh hoạt của người dân.
Ông Nguyễn Văn Nam ở thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh cho biết, trong 2 năm gần đây hiện tượng xói sụt xảy ra rất mạnh, đặc biệt năm 2017 do ảnh hưởng của một số cơn bão mạnh nên bờ biển ở thôn Mạch Nước bị sạt lở nặng, có nơi lấn sâu vào đất liền hơn 10m.
Tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh trong 5 năm trở lại đây, nhiều khu vực xói lở bờ biển đã ăn sâu vào gần 100m, hàng ngàn mét chiều dài đường bờ biển bị sạt lở và tình trạng sạt lở xảy ra trên toàn bộ bờ biển của xã, nhất là bờ biển tại các thôn Bắc Sơn, Nam Sơn bị biển xâm thực mạnh.
Việc trồng các loại cây chắn cát, chắn sóng dường như không còn tác dụng trước từng đợt sóng to. Rừng phòng hộ tại thôn Hà Lợi Trung đã bị mất dần, nhiều cây phi lao lâu năm bị sóng đánh bật gốc...
Ngoài ra, việc xây dựng các công trình quá gần với đường bờ biển, đặc biệt có công trình được xây dựng ngay sát biển đã làm biến đổi điều kiện động lực vùng biển ven bờ là nguyên nhân gia tăng xói lở bờ biển. Việc thi công các tòa nhà cao tầng gần biển do phải đào móng sâu và bơm nước ngầm lên quá nhiều dẫn đến tầng địa chất nền bị yếu, tạo điều kiện cho nước biển xâm thực vào, làm gia tăng xói lở bờ biển.
Năm 2005, khi đầu tư xây dựng kè chắn sóng kết hợp cầu cảng Nam Cửa Tùng đã làm dòng chảy ven bờ thay đổi. Phía bãi tắm bị xói lở, ăn mòn, còn phía bên kia là cửa sông Bến Hải ngày một bồi lấp, cạn dần, tàu thuyền không ra vào được. Mặc dù tỉnh đã đầu tư hàng chục tỉ đồng xây dựng kè dọc bãi biển chống triều cường xâm thực, thế nhưng sau mỗi mùa gió bão, sóng biển cuốn phăng và làm xói lở sâu vào bờ.
Do đó, sự cần thiết phải lập danh mục các khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Bởi hành lang bảo vệ bờ biển được sử dụng như một công cụ trong phương thức quản lý tổng hợp biển, hải đảo nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, bảo vệ các khu vực địa lý đặc thù trước nguy cơ ngập lụt và xói, sạt lở bờ biển, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng có chiều hướng diễn biến phức tạp và gia tăng không ngừng như hiện nay.
Hành lang bảo vệ bờ biển được sử dụng như một phương tiện để kiểm soát, ngăn chặn, hạn chế các hoạt động phát triển không phù hợp, không bền vững trong không gian vùng bờ vốn hết sức nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Hành lang bảo vệ bờ biển cũng được sử dụng để đảm bảo an toàn công cộng, lợi ích công cộng, giảm thiểu các rủi ro gây ra do biến đổi khí hậu, nước biển dâng hoặc các quá trình động lực ven biển.
Hiện nay, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển được nhiều nhà nghiên cứu, quản lý thống nhất, bao gồm: tạo ra hay cung cấp một vùng đệm giữa khu vực phát triển ven bờ và các loại hình thiên tai ven biển (như ngập lụt, xói, sạt lở...) góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, bảo tồn các hệ sinh thái, các giá trị dịch vụ hệ sinh thái khu vực ven biển; hỗ trợ phát triển bền vững vùng ven biển; bảo đảm quyền tiếp cận biển của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân; duy trì giá trị thẩm mỹ của bờ biển.
Trên cơ sở đánh giá, đề xuất các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển ở tỉnh Quảng Trị theo ba tiêu chí: khu vực có hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên vùng bờ quan trọng cần bảo vệ; khu vực có nguy cơ bị xói lở cao; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại ven biển, tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để đề xuất danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Trong đó, vùng bờ tỉnh Quảng Trị bao gồm vùng đất ven biển và vùng biển ven bờ, được xác định cụ thể như sau: vùng đất ven biển bao gồm 12 xã, phường, thị trấn ven biển và 1 huyện đảo và vùng biển ven bờ có ranh giới từ bờ ra phía biển 3 hải lý.
Hành lang bảo vệ bờ biển có chiều rộng được xác định dựa trên tính toán, dự báo tốc độ xói sạt lở trong thời gian 20 năm hoặc 50 năm tới.
Do vậy, trong phạm vi hành lang không được tiến hành xây dựng mới các công trình. Hành lang bảo vệ bờ biển không phải là “giải pháp cứng” mà là một “giải pháp mềm” khi được thiết lập sẽ tạo ra một không gian an toàn, có tác dụng giảm thiểu xói lở và thiệt hại do xói lở bờ biển gây ra đối cơ sở hạ tầng ven biển và các công trình dân sinh.
Đây chính là giải pháp tích cực để giảm nhẹ những tác động tiêu cực và thực hiện việc quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên trong phạm vi hành lang một cách hiệu quả nhất.
Tân Nguyên
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Sáng nay 22/4, Chi cục Thuế Khu vực Đông Hà - Cam Lộ phối hợp các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ các giải pháp ứng dụng tổ chức hội nghị các giải pháp...
QTO - Triển khai các giải pháp để phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm
QTO - Ra đời từ hàng trăm năm qua và ngày càng phát triển, nghề sản xuất nước mắm truyền thống đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân thôn Mỹ Thủy, xã Hải...
QTO - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vừa tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) đoạt Giải thưởng Ngôi sao Hợp tác xã “CoopStar Awards” năm 2024. HTX Dịch...
QTO - Là nơi cung cấp sản phẩm bảo hiểm mang tính nhân văn, nhiều năm nay, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn về tài chính...
QTO - Nhận thấy tình trạng nông dân sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp phân tán, manh mún, hiệu quả chưa cao, UBND huyện Triệu Phong xây dựng Đề án...
QTO - Từ lúc còn được địu trên lưng, người Vân Kiều ở xã Đakrông, huyện Đakrông đã thấy ông bà, ba mẹ miệt mài làm chổi đót. Trăn trở khi thấy nghề truyền...
QTO - Nhằm đa dạng các loại cây dược liệu, hướng đến xây dựng địa phương trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh, thời gian qua, huyện Cam Lộ đã đưa nhiều...
QTO - Không chỉ đầu tư số vốn lớn để nuôi cá lóc thương phẩm, hai anh Nguyễn Thanh Bình và Phan Văn Thư ở khu phố Lai Phước, phường Đông Lương, TP. Đông Hà...
QTO - Từ nguồn “vốn mồi” thuộc chương trình khuyến công đã giúp cho nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đặc biệt là các làng nghề trên địa bàn...