
{title}
{publish}
{head}
Em Hồ Thị Diệu Huyền (sinh năm 2001), một người con Quảng Trị trú tại tỉnh Saitama, Nhật Bản không thể nhớ hết số lần mình thức dậy từ mờ sáng, đạp xe đi phát báo giữa vần vũ gió tuyết. Thử thách ấy không khiến Huyền yếu mềm, ngược lại còn tôi luyện tinh thần, giúp em vững vàng vượt qua mọi khó khăn, đạt đến những mục tiêu cao trong học tập.
Diệu Huyền (thứ 2, từ phải sang) tham gia một hoạt động xã hội ở Nhật Bản - Ảnh: NVCC
Suất học bổng bất ngờ
Là một trong hai du học sinh ngoại quốc vinh dự được lựa chọn phát biểu tại sự kiện giao lưu văn hóa vừa diễn ra ở Nhật Bản, Diệu Huyền đã lọt vào “mắt xanh” của phóng viên và vinh dự xuất hiện trên trang báo nước bạn. Tại sự kiện, bằng vốn tiếng Nhật tốt và sự tự tin, Diệu Huyền đã gây bất ngờ khi có những chia sẻ sâu sắc về chủ đề điểm tựa tinh thần. Huyền khẳng định, với mình, điểm tựa ấy không phải nằm ở địa vị, sự giàu có mà là quê hương, đất nước, gia đình. Cô vinh dự khi được mang tinh thần Quảng Trị đến với xứ sở mặt trời mọc.
Những lời phát biểu của Diệu Huyền bắt nguồn từ sự biết ơn mà cô dành cho mảnh đất đã sinh ra, nuôi lớn mình. Huyền chào đời ở xã Gio Châu, huyện Gio Linh, trong một gia đình nghèo về vật chất nhưng lại giàu tình yêu thương. Ba em làm xây dựng, còn mẹ là thợ may. Để nuôi 4 người con ăn học, ba mẹ Huyền chịu nhiều vất vả. Hiểu điều đó, là chị cả, Diệu Huyền luôn chăm chỉ học tập và sớm biết phụ giúp gia đình. Năm nào, Huyền cũng mang giấy khen về nhà. Ước mơ của em là trở thành một bác sĩ.
Cuộc đời luôn có những lối rẽ bất ngờ và thú vị mà không ai tính toán trước. Năm lớp 12, Huyền được một người bạn thân chia sẻ về học bổng của Báo Asahi. Để trải nghiệm và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho bạn mình, Huyền cùng đi ứng thi. Điều nữ sinh Quảng Trị không ngờ là may mắn lại mỉm cười với mình sau vòng kiểm tra hồ sơ, IQ và phỏng vấn. “Khi nhận kết quả, em dường như không tin vào tai mình. Ba mẹ em cũng vừa mừng, vừa lo. Nghĩ cơ hội sẽ không chờ đợi bất cứ ai, em quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, làm quen với cuộc sống tự lập để có thể trải nghiệm, học tập nhiều hơn”, Huyền chia sẻ.
Diệu Huyền (bên trái) chụp ảnh lưu niệm trong một lần tham gia lễ hội truyền thống ở Nhật Bản - Ảnh: NVCC
Trước khi sang Nhật Bản, Diệu Huyền được tạo điều kiện ra Hà Nội để học tiếng và trang bị những kỹ năng cần thiết. Em khá yên tâm khi biết, với suất học bổng này, mình sẽ không phải lo lắng nhiều về kinh phí học tập, sinh hoạt. Không những thế, Huyền và các bạn còn được tạo điều kiện đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Nhắc đến lần đầu xuất ngoại, Diệu Huyền kể: “Lúc ngồi trên máy bay sang Nhật, em vẫn còn băn khoăn, lo lắng. Em không biết, sắp tới cuộc sống của mình sẽ như thế nào? Khi đến nơi, thấy sự sạch đẹp, văn minh xung quanh và nụ cười của mọi người, nỗi lo ấy mới vơi giảm. Theo lịch trình, em và các thành viên trong đoàn lên xe di chuyển đến nhiều tỉnh, thành phố. Em là người Quảng Trị duy nhất trong đoàn dừng chân tại tỉnh Saitama. Và ở đây, một hành trình mới bắt đầu...”.
Du học không chỉ có màu hồng
Trước kia, Diệu Huyền chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi du học. Vì vậy, ngoài mấy tháng đào tạo ở Hà Nội, Huyền gần như không có thứ gì khác để yên tâm, tin tưởng thêm vào chính mình. Thế nên, ngay từ đầu, Huyền đã xác định, du học không là bức tranh chỉ có màu hồng. Để vượt qua mọi thử thách, bản thân phải nỗ lực hết sức.
Xác định rõ tinh thần như vậy nhưng Huyền vẫn “gặp khó” ngay những ngày đầu. Dù được đào tạo tiếng và kỹ năng khá kỹ nhưng Huyền và các bạn vẫn “choáng” trong giao tiếp với giảng viên, người dân nước bạn. Việc chưa quen với thời tiết, phong tục, tập quán... cũng khiến cô gái người Quảng Trị nhiều lần lúng túng. Đặc biệt, nỗi nhớ quê hương, gia đình chính là thử thách lớn nhất đối với Huyền. Cứ mỗi buổi chiều về, cảm giác thèm được ngồi bên mâm cơm đạm bạc với gia đình lại xâm chiếm tâm trí em. Những cuộc gọi điện thoại, zalo không thể khỏa lấp khoảng trống trong lòng cô nữ sinh tuổi 18. Vào mỗi dịp lễ tết, nỗi nhớ ấy càng nhân lên bội phần.
Diệu Huyền (thứ 2 hàng đứng, từ phải sang) cùng các bạn trẻ người Việt Nam quảng bá văn hóa quê hương mình tại Nhật Bản - Ảnh: NVCC
Không muốn để lòng yếu mềm thêm, Diệu Huyền lao vào học tập và làm thêm. Ngoài giờ lên lớp, em thu xếp ngày hai buổi để đi phát báo. Công việc tưởng đơn giản nhưng lại không nhẹ nhàng đối với một cô gái nhỏ nhắn, đang tuổi trưởng thành. Hầu như hôm nào, Huyền cũng phải thức dậy khi bóng tối còn đang bao phủ, đạp xe quanh khu phố để giao mấy trăm tờ báo. Làm bạn với cô hầu như chỉ có ánh đèn đường. Những ngày đầu, đôi chân Huyền như muốn “đình công”. Khi cô đã quen với những vòng xe cũng là lúc mùa đông, gió tuyết kéo đến. Dưới cái rét cắt da, cắt thịt, đôi má của Huyền ửng hồng, rồi tím tái. “Đã nhận công việc nên em tự nhủ mình phải có trách nhiệm với nó. Ở Nhật Bản, mọi người rất thích đọc báo in. Tờ báo cũng quan trọng với họ như bữa sáng, ly cà phê... Thấy ý nghĩa công việc mình làm nên dù mệt, em cũng cố gắng. Hai năm liền, công việc cứ ròng rã như thế”.
Nhớ lại thời gian ấy, Diệu Huyền chia sẻ, đó là lần đầu tiên em cảm thấy mình may mắn vì sinh ra, lớn lên từ khó khăn. Bởi lẽ, nếu là một tiểu thư cành vàng, lá ngọc, có lẽ Huyền khó vượt qua được những rào cản. Cũng từ thử thách này, em trở nên bản lĩnh, mạnh mẽ hơn. Huyền không còn lo ngại những khó khăn trong học tập, cuộc sống. Em cũng đã biết cách tìm cho mình những cơ hội mới.
Những mảng màu sáng
Sau 2 năm tôi rèn ở Nhật Bản, cánh cửa của Đại học Kyoei Nhật Bản mở ra đối với Diệu Huyền. Em quyết định theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế. Để có nhiều thời gian hơn cho học tập, Huyền tạm nghỉ công việc phát báo, chuyển sang phụ quán ăn. Tranh thủ những lúc vắng khách, em nghiên cứu cách người Nhật làm làm việc; bí quyết xây dựng thương hiệu; văn hóa kinh doanh... Khi trở lại trường, Huyền tìm hiểu kỹ hơn về thực tế đã nghiên cứu; dành nhiều thời gian tới thư viện; làm thêm bài tập; chú trọng rèn luyện kỹ năng... Nhờ thế, kết quả học tập của em khá ấn tượng. Tuy nhiên, cô gái người Quảng Trị vẫn luôn trăn trở nghĩ cách học tập nhiều hơn từ nguồn tri thức khổng lồ ở nước bạn.
Sau nhiều suy nghĩ, cuối cùng, Diệu Huyền quyết định giảm giờ làm thêm xuống để dồn sức cho việc học. Chia sẻ về quyết định này, Huyền ví thời điểm ấy, mình giống như một người vứt chiếc mũ qua hàng rào. Em chỉ còn một lựa chọn duy nhất là phải leo sang để tìm lại... Khó khăn đã thôi thúc Huyền đặt ra cho mình mục tiêu sở hữu học bổng của trường và học bổng Rotary. Biết là rất khó nên em cẩn thận lên kế hoạch, rồi lao vào thực hiện. Buổi đầu, có lúc Huyền lo lắng, thậm chí hồ nghi về năng lực của mình. Thế nhưng, những điều thiếu tích cực ấy dần tan biến. Cuối cùng, hai suất học bổng ý nghĩa đã đến với Huyền trong sự ngạc nhiên của nhiều người. Huyền cũng là gương mặt ấn tượng từng đạt giải Nhì cuộc thi hùng biện bằng tiếng Nhật.
Khi những nỗi lo vơi dần, mong muốn tham gia các hoạt động xã hội, được cống hiến cho cộng đồng càng trở nên mạnh mẽ trong Huyền. Các hoạt động của trường, lớp hiếm khi vắng bóng em. Đặc biệt, Huyền rất thích những hoạt động giao lưu văn hóa. Có lần, em còn kết nối các du học sinh Việt Nam xây dựng gian hàng văn hóa, ẩm thực để giới thiệu quê hương mình với bạn bè quốc tế. Tranh thủ những ngày nghỉ, cô nữ sinh người Quảng Trị này còn tích cực hỗ trợ người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Nhật Bản. Hiện nay, Huyền đang là giáo viên dạy tiếng Việt miễn phí cho nhiều người Nhật. Em cũng rất tích cực trong việc hỗ trợ người Việt Nam mới sang.
5 năm ở Nhật, Diệu Huyền chỉ mới thu xếp để về nhà thăm ba mẹ, các em 1 lần. Là con nhà khó, Huyền phải tính toán khá nhiều cho mỗi chuyến trở về. Thế nhưng, chưa bao giờ Huyền cảm thấy sự lựa chọn ở năm 18 tuổi của mình là sai. Bởi, ở Nhật Bản, cô đã tìm thấy sự mạnh mẽ ngay trong chính mình. Khác với cô gái mang bao nỗi âu lo ngày đầu đến xứ sở mặt trời mọc, Huyền tự tin, dám nghĩ, dám làm hơn và đã tìm thấy nhiều niềm vui trong học tập, cuộc sống.
Quang Hiệp
QTO - Trước khi đi La Habana, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam vinh dự được gặp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco...
QTO - Có những hình ảnh đã đi vào tâm thức của một vùng đất, trở thành biểu tượng thiêng liêng mà ai cũng mặc nhiên thừa nhận. Nhắc đến Quảng Trị, người ta...
QTO - Những lần về quê, khi ráng chiều buông dài trên xóm nhỏ, tôi thường len lỏi dưới những tán cây quanh nhà, nâng niu hái từng chiếc lá sả, lá chanh. Có...
QTO - Chiều nay, giữa mênh mang đôi bờ sông quê yên ả, những bông xuyến chi mỏng manh, bình dị đã vô tình đưa tôi trở lại thời ấu thơ trong trẻo, ngọt...
QTO - Đó là câu chuyện và hành trình của ông Nguyễn Đình Trọng ở thôn Hòa Bình, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh. Với ông, rừng như là sinh mệnh nên hơn 45...
QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...
QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...
QTO - Là một cô bé sinh ra ở miền quê nghèo, lớn lên từ gánh bún của mẹ, với giọng ca ngọt ngào, Nguyễn Thị Minh Thi (sinh năm 2000), giảng viên Học viện...
QTO - Tin ông Craig Mc Namara, con trai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S.Mc Namara đến Việt Nam, trong đó có Quảng Trị tham gia làm phim theo đề nghị của...
QTO - Vào buổi bình minh của lịch sử dân tộc, dải đất Hải Lăng là phần đất của bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Qua bao biến thiên của...