Cập nhật:  GMT+7

“Non Mai”- Thức dậy một biểu tượng thiêng liêng

Có những hình ảnh đã đi vào tâm thức của một vùng đất, trở thành biểu tượng thiêng liêng mà ai cũng mặc nhiên thừa nhận. Nhắc đến Quảng Trị, người ta thường nhắc đến “non Mai - sông Hãn” với niềm tự hào và đôi chút huyền thoại. Nhưng nếu sông Hãn - chính là sông Thạch Hãn - vẫn hiển hiện rõ ràng, thì non Mai bao đời nay vẫn là một câu hỏi lửng lơ giữa thực và hư. Phải chăng đó chỉ là cách nói hình tượng của tiền nhân, về một vùng đất không có thật mà chỉ tồn tại trong tâm tưởng người Quảng Trị?

“Non Mai”- Thức dậy một biểu tượng thiêng liêng

Cành mai vươn ra từ gốc cho ta hình dung độ cổ thụ của cây -Ảnh: KBTTNCC

Vậy mà hôm nay, non Mai đã hiện hữu. Một cánh rừng mai vàng cổ thụ, với hàng trăm gốc cây có đường kính từ 40 - 60 cm, chưa kể rất nhiều cây mai “hậu thế” được mọc lên từ hạt của rừng mai cổ thụ vừa được tìm thấy ở thượng nguồn sông Đakrông, nơi bắt đầu hành trình của sông Thạch Hãn. Một sự tình cờ đầy thiêng liêng hay là sự sắp đặt của đất trời? Khi mà bao thế hệ đi tìm, bao cuộc hội thảo nhắc đến rồi lại lặng đi trong hồ nghi, thì bỗng chốc non Mai bước ra từ huyền thoại, vững chãi giữa đại ngàn như một lời khẳng định rằng, lịch sử và thiên nhiên vẫn còn biết bao điều bí ẩn đang chờ được khám phá.

Tôi nhớ mãi cuộc tranh luận nảy lửa - đúng nghĩa là nảy lửa - khi Sở Văn hóa thông tin Quảng Trị (thời điểm đó chưa nhập thêm phần thể thao và du lịch) dự định làm dự án khu du lịch “non Mai sông Hãn” ở Đakrông và “non Mai” - theo diễn giải của dự án là ngọn núi bên dòng Đakrông, cạnh cầu treo mang tên dòng sông.

Thực hiện một dự án du lịch tôn vinh huyền thoại quê hương là điều xứng đáng để ủng hộ, nhưng mấu chốt câu chuyện chỉ nằm một chỗ: sông Hãn thì đúng rồi, đây chính là thượng nguồn, nhưng non Mai?

Cuộc tranh luận ấy ở hội trường UBND tỉnh đọng lại trong ký ức tôi sâu sắc đến nỗi sau đó tôi đã tìm đọc gần hết những gì liên quan đến cụm từ “non Mai sông Hãn”, từ google đến những trước tác của các nhà nghiên cứu uy tín, tìm đến cả bộ tạp chí “ĐôThành Hiếu Cổ” (của nhà nghiên cứu Pháp Lesopold Cadiere (1869 -1955) để lùng từng trang liên quan, vậy mà vẫn chưa một chứng cứ nào đủ sức thuyết phục.

Nhà nghiên cứu Yến Thọ sau mấy lần cùng cộng sự xuyên rừng đi tìm non Mai đã đưa ra kết luận rất thuyết phục: “Núi Mai Lĩnh hiện nằm trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakông, ở phía Tây Nam huyện lỵ Đakrông, trên bờ hữu ngạn của sông Thạch Hãn, thuộc địa phận xã Mò Ó (nguyên trước đây thuộc xã Triệu Nguyên), huyện Đakrông. Núi nằm trong quần thể Động Trăn, Động Chấn, phía Bắc Động Chè, phía Nam Động Ché, có độ cao hơn 800 m so với mực nước biển (theo bản đồ UTM là ở độ cao 843m)(...). Núi có hình chóp tròn, hơi nhọn, xuôi dần nhiều hơn theo hướng Tây - Đ ô ng. Trên đỉnh có một khoảng đất bằng, hiện chỉ có lau lách và cây bụi. Khu vực này chính là một căn cứ quân sự được xây dựng thời Mỹ và cũng chính là một đồn binh được người Pháp thiết lập sau năm 1885. Đứng từ đỉnh núi Mai Lĩnh (hoặc động Chấn) có thể nhìn thấy thị trấn Krông Klang ở về phía Đ ô ng Bắc và sông Đakrông, đường 14 trên địa phận xã Tà Long (Trại Cá) ở về hướng tây...” (Tạp chí Cửa Việt số tháng 4/2014).

“Non Mai”- Thức dậy một biểu tượng thiêng liêng

Đoàn cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông cùng các phóng viên trên hành trình tìm đến non Mai -Ảnh: KBTTNCC

Tất cả đều chi tiết và chính xác, chỉ có hình ảnh những cây mai vàng để thực chứng là... chưa thấy: “Trên núi Mai Lĩnh thì tuyệt nhiên không thấy cây mai. Rất có thể là đã bị phá hết. Từ năm 2004 đến nay, dọc theo con đường đi lên Mai Lĩnh, việc khai thác gỗ trái phép vẫn hàng ngày diễn ra. Rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng còn chẳng có, có đâu mai (!). Vậy thì rốt cuộc non Mai ở đâu? Ông bà ta đã gọi là non Mai thì chắc chắn nó đã có, đã hiện diện và không có nhẽ đã biến mất”.

Và mấy hôm nay, giữa những ngày tháng Tư lịch sử, câu chuyện non Mai hiện ra với những hình ảnh đầy sức thuyết phục khiến ai là con dân Quảng Trị đều không khỏi ngỡ ngàng và mừng vui: non Mai, đó không phải là huyền thoại.

Câu chuyện non Mai xuất hiện trên truyền thông đã được mọi người thấy qua hình ảnh, qua clip sống động, nhưng cũng phải nói rằng: đây không phải là vừa mới phát hiện mà trước đó, cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã tìm thấy từ lâu nhưng âm thầm bảo vệ. Giữa mênh mông rừng núi, không dễ gì bảo vệ chu đáo những cây cỏ quý hiếm, huống nữa đây là những cội mai vàng cổ thụ. Chỉ cần vào các trang web mua bán cây cảnh, so sánh những cội mai bạc tỉ và đặt cạnh rừng mai cổ thụ này sẽ thấy đây thực sự là một kho báu. So sánh với kho báu là nói chuyện vật chất, còn giá trị tinh thần của những cội mai biểu tượng của vùng đất quê hương thì vật chất nào dám đem lên đo đếm được?

Bây giờ thì câu chuyện tìm ra non Mai không chỉ đơn thuần là phát hiện một khu rừng đầy mai cổ thụ. Nó mang trong mình một tầng ý nghĩa sâu xa hơn. Non Mai có thật, điều đó đồng nghĩa với việc người Quảng Trị không chỉ sở hữu một biểu tượng văn hóa, mà còn đang nắm trong tay một di sản quý giá. Nhưng di sản này cũng đặt ra một thử thách lớn: làm sao để bảo vệ? Khi rừng mai cổ thụ đã được công khai, khi báo chí và mạng xã hội đã đồng loạt nhắc đến, thì nguy cơ từ những bàn tay tham lam của lâm tặc cũng hiện hữu.

Người Quảng Trị vẫn thường tự hào về khí chất kiên trung, lòng yêu quê hương sâu sắc. Vậy thì, có lẽ cách tốt nhất để bảo vệ non Mai chính là cộng đồng cùng chung tay gìn giữ. Một khi người dân đều xem non Mai như một phần tâm hồn mình, như một biểu tượng bất khả xâm phạm của quê hương, chắc sẽ không đối tượng nào dám xâm phạm? Và biết đâu, trong chính sự kiện này, còn có một thông điệp nào đó của tiền nhân gửi lại: rằng trong những biến động của thời cuộc, cội nguồn vẫn luôn ở đó, bền vững và chờ được nhận diện.

“Non Mai”- Thức dậy một biểu tượng thiêng liêng

Những cành mai vàng rực cả một góc rừng -Ảnh: KBTTNCC

Giữa những ngày tháng bộn bề với câu chuyện nhập tách địa giới hành chính, giữa những luận bàn sôi nổi về sự đổi thay, thì non Mai lại được tìm thấy. Phải chăng đây là một tín hiệu nhắc nhở rằng, dù có thay đổi thế nào, bản sắc Quảng Trị vẫn luôn tồn tại, như non Mai đứng sừng sững giữa đại ngàn, như sông Hãn miệt mài chảy xuôi trong lòng đất mẹ? Sự hiện diện của rừng mai cổ không chỉ mang ý nghĩa về mặt tự nhiên, mà còn là một tiếng vọng từ cội nguồn. Có phải chăng, trong những ngày biến động thì tổ tiên lại âm thầm nhắc nhở ta về những giá trị vĩnh hằng?

Bây giờ thì ta có thể nói một cách chắc chắn: non Mai - sông Hãn không còn là huyền thoại! Nó có thật và nó đã đứng đó từ ngàn năm trước, chỉ chờ ngày chúng ta nhận ra sự hiện diện của nó mà thôi. Tôi nhớ đến câu nói của Nguyên Ngọc trong “Đất nước đứng lên”: “Đất này chưa bao giờ chịu mất. Nó chỉ lùi lại, âm thầm, để rồi một ngày kia lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.

Non Mai cũng vậy, chưa bao giờ biến mất mà chỉ đợi một ngày được nhận diện. Và bây giờ, khi chúng ta đứng trước những cội cây già nua, khi ta chạm tay vào lớp vỏ sần sùi, ta biết rằng: có những giá trị không bao giờ mất đi.

Non Mai đã trở lại. Giờ đây, non Mai không còn là một ẩn dụ, không còn là một huyền thoại, mà là điều có thật. Và trách nhiệm của con dân Quảng Trị là giữ cho giấc mơ ấy được tiếp tục, để tránh một ngày nào đó, thế hệ sau sẽ lại phải ngậm ngùi hỏi nhau: non Mai đã đi đâu?

Lê Đức Dục

Tin liên quan:
  • “Non Mai”- Thức dậy một biểu tượng thiêng liêng
    Có một dòng Thạch Hãn “chảy” trên Cửu đỉnh

    Sông Thạch Hãn (hay còn gọi là sông Ba Lòng, sông Quảng Trị) là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Đây là con sông gắn liền với lịch sử tỉnh Quảng Trị. Tại vùng hạ nguồn, sông Thạch Hãn nối với sông Bến Hải qua sông Cánh Hòm, và nối với sông Ô Lâu qua sông Vĩnh Định. Bên cạnh lịch sử hào hùng, sông Thạch Hãn còn được nhiều người dân trên cả nước biết đến qua việc được chọn để khắc trên Cửu đình triều Nguyễn.

  • “Non Mai”- Thức dậy một biểu tượng thiêng liêng
    Thương nhớ nguồn Hàn

    “ Không thơm cũng thể hương đàn/ Không trong cũng nước nguồn Hàn chảy ra”. Nguồn Hàn trong câu ca xưa với người Quảng Trị chính là dòng sông Thạch Hãn. Sông không dài không rộng nhưng dâu bể đời sông thì mãi gắn với những câu chuyện ân tình đất đai xứ sở và những trang sử bi hùng của dân tộc.


Lê Đức Dục

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tóc mẹ thơm mùi nhớ

Tóc mẹ thơm mùi nhớ
2025-04-11 09:19:00

QTO - Những lần về quê, khi ráng chiều buông dài trên xóm nhỏ, tôi thường len lỏi dưới những tán cây quanh nhà, nâng niu hái từng chiếc lá sả, lá chanh. Có...

Mênh mang chiều trở gió

Mênh mang chiều trở gió
2025-04-10 09:16:00

QTO - Chiều nay, giữa mênh mang đôi bờ sông quê yên ả, những bông xuyến chi mỏng manh, bình dị đã vô tình đưa tôi trở lại thời ấu thơ trong trẻo, ngọt...

45 năm tận tụy giữ rừng

45 năm tận tụy giữ rừng
2025-04-08 16:31:00

QTO - Đó là câu chuyện và hành trình của ông Nguyễn Đình Trọng ở thôn Hòa Bình, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh. Với ông, rừng như là sinh mệnh nên hơn 45...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
2025-04-05 05:00:00

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
2025-03-31 15:14:00

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc

Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc
2025-03-29 05:00:00

QTO - Là một cô bé sinh ra ở miền quê nghèo, lớn lên từ gánh bún của mẹ, với giọng ca ngọt ngào, Nguyễn Thị Minh Thi (sinh năm 2000), giảng viên Học viện...

Hải Lăng sâu thẳm mạch nguồn

Hải Lăng sâu thẳm mạch nguồn
2025-03-14 15:03:00

QTO - Vào buổi bình minh của lịch sử dân tộc, dải đất Hải Lăng là phần đất của bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Qua bao biến thiên của...

Sự đáp đền với miền cát Hải Lăng

Sự đáp đền với miền cát Hải Lăng
2025-03-13 08:06:00

QTO - Tròn một con giáp (12 năm) trôi qua, những gì đang diễn ra ở vùng cát duyên hải Đông Nam Quảng Trị làm dấy lên trong tôi ngổn ngang cảm xúc. Có thể...

Đổi thay ở vùng Càng

Đổi thay ở vùng Càng
2025-03-13 07:30:00

QTO - Khác với khung cảnh làng quê ngập chìm trong nước lũ, bao gương mặt buồn hiu hắt đối mặt với khó khăn của vài chục năm trước, giờ đây các “ốc đảo”...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long