
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đối với các xã miền núi đặc biệt khó khăn, việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) vẫn còn là bài toán khó giải khi số tiêu chí đạt được thấp hơn so với mức bình quân chung của tỉnh. Để nâng cao chất lượng chương trình xây dựng NTM, bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh, các xã vùng khó đang đặt quyết tâm cao trong thực hiện các tiêu chí.
![]() |
Nuôi gà thả vườn tại Hướng Tân, Hướng Hóa. Ảnh: PV |
Đồng bằng và miền núi, khoảng cách còn xa trong xây dựng NTM
Nếu như việc thực hiện các tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM đối với các xã đồng bằng khá thuận lợi thì đối với các xã vùng cao là cả một thử thách. Nằm ở vùng biên giới của huyện Đakrông, xã Ba Nang có 9 thôn, 614 hộ với đa số đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống. Người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp như làm nương rẫy và chăn nuôi, sản xuất theo lối truyền thống, tự cung tự cấp là chính. Sau 9 năm xây dựng NTM, đến nay xã Ba Nang mới đạt được 5/19 tiêu chí. Chủ tịch UBND xã Ba Nang Hồ Văn My cho biết: “Thực hiện chương trình xây dựng NTM trong điều kiện rất khó khăn nên đến nay tỉ lệ hộ nghèo của xã Ba Nang còn chiếm trên 52%, thu nhập bình quân chưa đạt đến 10 triệu đồng/người/năm. Những tiêu chí chưa đạt phần lớn là những tiêu chí cần nguồn lực đầu tư và các tiêu chí khó thực hiện như thu nhập, hộ nghèo. Bên cạnh đó, một số tiêu chí đạt vẫn còn thiếu bền vững như tiêu chí hệ thống chính trị, an ninh trật tự…”.
Tương tự như Ba Nang, A Dơi cũng là xã biên giới của huyện Hướng Hóa, đa số hộ dân là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Nhờ phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng gò đồi với đất đai màu mỡ, nguồn nhân lực dồi dào nên địa phương đã mở rộng phát triển sản xuất với các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, các vùng chuyên canh cây ăn quả… Do đó, cuộc sống người dân từng bước ổn định và được nâng cao. Chương trình xây dựng NTM đã thực sự đem lại diện mạo mới cho xã vùng biên giới A Dơi, đến nay xã đã đạt 11/19 tiêu chí. Tuy nhiên, theo Phó Bí thư Đảng ủy xã A Dơi Đoàn Hoàng Nam, để hoàn thành chương trình xây dựng NTM xã gặp nhiều khó khăn vì đa số các tiêu chí chưa đạt cần nguồn lực đầu tư lớn. Một khó khăn nữa là trong nông nghiệp, tuy được đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất nhưng quy mô và cách thức vẫn còn manh mún, thiếu bền vững. Người dân địa phương chưa nhận thức được hiệu quả của việc áp dụng khoa học kĩ thuật (KHKT) vào thâm canh, sản xuất nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Đối với cơ sở hạ tầng, công tác quản lí các công trình dân sinh như nước sinh hoạt, đường giao thông… chưa được chú trọng thực hiện, ý thức bảo vệ của một bộ phận người dân chưa cao nên dẫn đến các công trình hư hỏng, xuống cấp, không phát huy hết chức năng.
Như vậy có thể thấy rằng, việc thực hiện chương trình xây dựng NTM tại các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh có một điểm chung là đang gặp nhiều khó khăn. Đánh giá về kết quả của chương trình mục tiêu xây dựng NTM của tỉnh thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng cho biết: “Sau 9 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, giúp nông nghiệp phát triển vượt bậc, nông thôn đổi mới, cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện, nâng cao. NTM đang trở thành phong trào có sức lan tỏa mạnh, tạo được sự đồng thuận cao và đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Tuy vậy, khó khăn nhất trong xây dựng NTM của tỉnh hiện nay là khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các vùng, miền còn khá lớn, nhất là các xã khu vực biên giới của 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông. Bình quân tiêu chí đạt tại các huyện miền núi còn khá thấp, huyện Hướng Hóa mới đạt 11,35 tiêu chí/xã; huyện Đakrông chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, tiêu chí bình quân mới chỉ đạt 7,5% tiêu chí/xã. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, phát triển sản xuất manh mún, kém hiệu quả, hạ tầng kĩ thuật phục vụ sản xuất còn thiếu và chưa đồng bộ, tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao”.
Thực hiện Quyết định số 1385/QĐ- TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ (về phê duyệt đề án hỗ trợ thôn bản của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018- 2020), Quảng Trị hiện có 93 thôn, bản thuộc 10 xã của 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông được chọn để tập trung xây dựng NTM. UBND tỉnh đã ban hành bộ tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn NTM thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã bãi ngang ven biển giai đoạn 2019-2020. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2020 có từ 40-50% thôn, bản khó khăn khu vực biên giới được công nhận đạt chuẩn NTM (tương đương từ 37- 47 thôn, bản). Bên cạnh việc hỗ trợ đối với các xã đặc biệt khó khăn trong xây dựng NTM, tỉnh đã tổ chức lễ phát động thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019-2020. Qua đó kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm cùng đồng hành tài trợ, hỗ trợ các xã khó khăn xây dựng thôn, bản NTM. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các tổ chức chính trị- xã hội quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện chương trình, đưa phong trào xây dựng NTM đến tận các hộ gia đình, vận động người dân ở các xã biên giới tích cực tham gia các hoạt động thiết thực góp phần xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững.
Quyết tâm của địa phương vùng khó
Chương trình xây dựng NTM đã đem lại nhiều sự đổi thay đối với huyện miền núi Đakrông, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đối với 5 xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới (Ba Nang, Tà Long, A Vao, A Ngo và A Bung), để hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM thực sự là một thách thức. Vì đây là khu vực có địa hình chia cắt, dân cư phân tán, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung, thu nhập bình quân đầu người rất thấp so với mặt bằng chung của huyện, tỉnh. Để thực hiện xây dựng NTM ở các xã đặc biệt khó khăn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Phạm Văn Hùng cho biết thêm: “Huyện sẽ hưởng ứng và kêu gọi các địa phương, thôn, bản đặc biệt khó khăn khu vực biên giới nêu cao tinh thần làm chủ, đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo hưởng ứng thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng NTM ở địa phương. Đồng thời, UBND huyện cũng quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ để địa phương tiếp tục phấn đấu xây dựng NTM và nâng cao chất lượng các tiêu chí”. Cụ thể, huyện Đakrông sẽ phát huy sức mạnh “Biên giới lòng dân” tiếp tục quản lí, bảo vệ và giữ vững quốc phòng, an ninh khu vực biên giới… Đẩy mạnh và duy trì các phong trào xây dựng NTM như phong trào hiến đất, hiến công, hiến kế; vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thắp sáng đường quê, xây dựng đường hoa… Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tập trung có hiệu quả kinh tế gắn với liên kết vùng nguyên liệu của thôn, xã.
Phó Bí thư Đảng ủy xã A Dơi kiến nghị: “Bên cạnh việc phát huy nội lực của địa phương, chúng tôi mong muốn các cấp, ngành liên quan cần tăng cường thêm các nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp như vay vốn hỗ trợ sản xuất, vay giải quyết việc làm, định mức vay có thể tăng thêm để tạo điều kiện cho người dân mở rộng sản xuất, tăng thu nhập. Đồng thời, người dân vùng biên giới cũng mong muốn được tham gia nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn KHKT, cách thức phát triển kinh tế phù hợp với địa phương. Cùng với đó, cấp trên cũng cần quan tâm đến việc tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân để bảo quản, bao tiêu sản phẩm, từ đó nâng cao chất lượng, giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, tránh tình trạng tư thương ép giá, gây thiệt hại cho người dân”.
Xây dựng NTM tại các thôn, bản khó khăn là một cách tiếp cận mới của tỉnh trong giai đoạn mới nhằm tháo gỡ nút thắt trong xây dựng NTM. Do vậy, ngoài sự hỗ trợ của tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các cấp, ban, ngành, đơn vị liên quan rất cần đến sự đồng lòng, ủng hộ và tích cực tham gia hưởng ứng của người dân tại các địa phương vùng khó.
Thanh Lê
Đối với các xã miền núi, việc hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) vốn đã khó, nên khi áp vào Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn ...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2052/QĐ-UBND về bộ ...
Đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Mặc dù vậy, tại nhiều địa ...
Đến thời điểm này, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng với 63/101 xã đạt chuẩn NTM, 1/7 huyện đạt ...
Đến thời điểm này, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, ở các xã vùng sâu, vùng xa, ...
Sau gần 2 năm thực hiện chủ trương của tỉnh về việc đỡ đầu, giúp xã khó khăn xây dựng nông thôn mới (NTM), các đơn vị được phân công đã có những hoạt động hỗ ...
Với xuất phát điểm thấp, hạ tầng thiếu đồng bộ, nguồn lực trong Nhân dân hạn hẹp nên quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở ...
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần được quan ...
QTO - Xã Cửa Việt sau khi sáp nhập đơn vị hành chính từ các xã Gio Mai, Gio Hải và thị trấn Cửa Việt có tổng diện tích tự nhiên khoảng 50,97...
QTO - Dự án Đường tránh phía Đông TP. Đông Hà (nay là phường Đông Hà và phường Nam Đông Hà) dự kiến hoàn thành năm 2024 nhưng do vướng mặt bằng nên được...
QTO - Sau ba mùa tổ chức, cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo do Tỉnh đoàn Quảng Trị tổ chức đã thực sự trở thành một phong trào lan tỏa trong giới trẻ, vượt ra...
QTO - Thời gian qua, lực lượng biên phòng tại Cửa khẩu quốc tế ChaLo, tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo thuận lợi cho hoạt động...
QTO - Nắm bắt được nhu cầu người dân, bám sát điều kiện thực tế của từng vùng miền, thời gian qua, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại khu vực miền núi đã trở...
QTO - Trong bối cảnh đô thị hóa, không ít người trẻ chọn ly hương, câu chuyện của những người “quay về” làm giàu từ chính mảnh đất quê hương đã trở thành...
QTO - Nằm bên tuyến đường Hồ Chí Minh là cơ ngơi khang trang của gia đình ông Lê Quang Lợi, xã Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị. Là một cựu chiến binh (CCB) từng...
(QT) - Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 dự kiến được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với UBND tỉnh...