
{title}
{publish}
{head}
QTO - Có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2020, Nghị định 107/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cụ thể, cơ cấu tổ chức của sở gồm: Phòng chuyên môn nghiệp vụ; Thanh tra (nếu có); Văn phòng (nếu có); Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có); Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Nghị định cũng quy định cụ thể tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở, gồm: (1)- Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở; (2)- Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 7 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 6 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 5 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.
Tiêu chí thành lập Văn phòng thuộc sở được áp dụng theo quy định tại (2) nêu trên. Trường hợp không thành lập Văn phòng thuộc sở thì giao một phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.
Tiêu chí thành lập chi cục và các tổ chức tương đương thuộc sở (chi cục) gồm: a- Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở theo quy định của pháp luật chuyên ngành; b- Được phân cấp, ủy quyền để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực; c- Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 12 biên chế công chức.
Tiêu chí thành lập phòng và tương đương thuộc chi cục thuộc sở gồm: Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục; Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 5 biên chế công chức.
Nghị định quy định bình quân mỗi sở có 3 phó giám đốc. Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng phó giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng phó giám đốc của từng sở cho phù hợp. Riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng phó giám đốc theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 phó giám đốc.
Nghị định cũng bổ sung quy định số lượng phó trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở. Cụ thể, phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có dưới 9 biên chế công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 8 biên chế công chức được bố trí 1 phó trưởng phòng.
Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có từ 9 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 8 đến 14 biên chế công chức được bố trí không quá 2 phó trưởng phòng.
Phòng thuộc sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 3 phó trưởng phòng.
Về số lượng phó chánh thanh tra sở, Nghị định nêu rõ: Thanh tra sở có dưới 8 biên chế công chức được bố trí 1 phó chánh thanh tra; thanh tra sở có từ 8 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 2 phó chánh thanh tra.
Số lượng phó chánh Văn phòng sở được thực hiện như quy định số lượng phó trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở.
Về số lượng phó Chi cục thuộc sở, Nghị định quy định: Chi cục có từ 1-3 phòng và tương đương được bố trí 1 phó chi cục trưởng; chi cục không có phòng hoặc có từ 4 phòng và tương đương trở lên được bố trí không quá 2 phó chi cục trưởng.
Về số lượng phó trưởng phòng thuộc chi cục thuộc sở, phòng có dưới 7 biên chế công chức được bố trí 1 phó trưởng phòng; phòng có từ 7 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 2 phó trưởng phòng.
T.L
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao ...
Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và ...
Ngày 17/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản ...
Ngày 12/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quy ...
Ngày 15/2/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên ...
Chính phủ ban hành Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân ...
Ngày 2/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 83/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 quy định chi tiết và hướng ...
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP ngày 8/5/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2025/NĐ-CP ngày 3/3/2025 quy định chi tiết một số điều của ...
QTO - Ngày 26/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử...
QTO - Ngày 26/4/2025, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 1814/BNV-TCBC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/ NĐ-CP. Theo đó,...
QTO - Ngày 4/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2020/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao...
QTO - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính thực hiện thu phí cách ly y tế tập trung đối với các trường hợp nhập...
QTO - Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) bắt buộc có hiệu lực từ...
QTO - Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP về việc quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
QTO - Đây là nội dung nổi bật tại Nghị quyết 123/ NQ-CP năm 2020 ban hành ngày 31/8/2020 về phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2020.
(NLĐO) - Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham...