
{title}
{publish}
{head}
Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được chuyển hoàn toàn từ cấp huyện cho cấp xã thực hiện. Trong thời gian tới, UBND cấp xã cần tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm.
1.Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai.
2. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã.
3. Xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn; tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt; tổ chức thực hiện việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, hóa chất xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và trang thiết bị theo phương châm bốn tại chỗ để chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra; xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê.
4. Tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quản lý thực hiện quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn đối với khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch sản xuất thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn, bảo đảm phát triển bền vững; thực hiện phương án phát triển hệ thống đê điều, phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong quy hoạch tỉnh.
5. Xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai, đê điều, hồ chứa trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.
6. Tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra; tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều.
7. Tổ chức thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều; huy động lực lượng lao động tại địa phương và lực lượng quản lý đê nhân dân phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn; huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều.
8. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại,nhanh chóng phục hồi sản xuất.
9. Thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai như hỗ trợ gia đình có người chết, mất tích, bị thương do thiên tai; quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND cấp tỉnh quyết định hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp; tổ chức quản lý, phân phối tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp của Nhà nước, tổ chức và cộng đồng.
10. Thành lập và hoạt động Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác đê và lực lượng quản lý đê nhân dân.
11. Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ thu, nộp và triển khai nguồn lực từ Quỹ phòng, chống thiên tai.
12. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.
Nhiệm vụ trọng tâm của cấp xã trong công tác quản lý đê điều và phòng chống thiên tai
QTO - Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
Ngày 18/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình...
Bộ Nội vụ đang soạn dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, đề xuất điều chỉnh mức lương...
Thông tin về nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, quê quán được ghi theo thông tin trên giấy khai sinh; trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành...
QTO - Kết luận số 177-KL/TW, ngày 11/7/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông...
QTO - Thông tư số 11/2025/TT-BNV ngày 30/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết khoản 8, Điều 33, khoản 4, Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội và...
QTO - Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã được quy định tại Nghị định 200/2025/NĐ-CP của Chính phủ.