
{title}
{publish}
{head}
(Tin Tức) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận rằng việc áp đặt trần giá đối với dầu mỏ của Nga không còn hiệu quả như mong đợi.
Van điều chỉnh trong một hệ thống đường ống dẫn khí đốt. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Bloomberg dẫn lời bà Yellen nói rằng Washington đã sẵn sàng hành động để đối phó với tình trạng trên, song không nêu rõ về cách thức.
Theo nữ quan chức Mỹ, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ khi mức trần giá dầu được áp dụng. Thế nhưng, hiệu quả của cơ chế này đã giảm sút do Nga bổ sung thêm đội tàu “ngầm” cũng như điều chỉnh chính sách về tiền bảo hiểm.
Nhóm Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã áp đặt trần giá dầu ở mức 60 USD/thùng đối với xuất khẩu dầu của Nga vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, kể từ đầu mùa hè này, nhiều cơ quan báo cáo giá, tư vấn và truyền thông phản ánh rằng dầu thô của Nga đã được bán trên mức giới hạn.
Mặc dù vậy, những người khởi xướng mức giá trần dường như đã phớt lờ thông tin đó và tìm kiếm biện pháp trừng phạt khác vì một lý do rất đơn giản: Không ai muốn cấm hoàn toàn dầu của Nga khỏi thị trường toàn cầu vì điều đó sẽ gây ra thâm hụt và đẩy giá lên cao hơn. Ý tưởng đằng sau việc giới hạn giá chỉ đơn thuần là để Nga không nhận được một phần doanh thu nhất định từ việc bán dầu.
Ông Valery Andrianov, chuyên gia tại tổ chức tư vấn Infotek, nói với tờ Rossiyskaya Gazeta rằng, trên thực tế, cả Mỹ và châu Âu đều không thể gây bất kỳ tác động thực sự nào đối với Nga bằng cách điều chỉnh thông số về trần giá dầu của họ. Và nhận xét mới đây của Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho thấy Washington đang ngày càng lo lắng về nguy cơ giá dầu ngày càng tăng trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024. Mỹ không còn có thể tác động đến tình hình bằng cách tăng sản lượng dầu đá phiến trong nước.
Chuyên gia Andrianov lưu ý rằng trong khi chính quyền đảng Cộng hòa trước đây đã tìm cách hòa giải mọi thứ với các công ty dầu khí lớn của Mỹ, thì chính quyền đương nhiệm của đảng Dân chủ cho đến nay vẫn chưa làm được điều đó.
Trong khi đó, Saudi Arabia đã hoàn toàn phá vỡ ảnh hưởng của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu khi tiếp tục theo đuổi chính sách năng lượng độc lập cùng với Nga. Ông Andrianov cho biết thêm ngày nay, Riyadh và Moskva đang giúp duy trì sự cân bằng cung - cầu trên thị trường dầu mỏ thế giới vì họ có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Ông nói: “Mọi thao túng về trần giá dầu sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu của Nga theo bất kỳ cách nào, vì chúng tôi đã có mọi cơ hội để vận chuyển dầu của mình tới bất kỳ thị trường nào”.
Theo ông Andrianov, ngược lại, trần giá dầu gây tổn hại cho các doanh nghiệp phương Tây, mà không có tác động hữu hình hoặc gây áp lực nào lên Nga.
Hãng tin Reuters ngày 25/9 trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích Kpler của tờ Financial Times đưa tin, nguồn cung dầu thô của Nga đã tăng 50% trong mùa xuân này bất chấp các nước G7 áp đặt lệnh trừng phạt do xung đột ở Ukraine.
Trường Kinh tế Kiev (KSE) ở Ukraine ước tính, doanh thu từ dầu mỏ của Nga có thể tăng do giá dầu thô tăng liên tục và việc giảm chiết khấu đối với dầu của nước này. Theo một phân tích về hồ sơ vận chuyển và bảo hiểm của Financial Times, gần 3/4 lượng dầu thô qua đường biển của Nga được vận chuyển mà không có bảo hiểm phương Tây trong tháng 8.
Bốn thương nhân nói với Reuters rằng các nhà sản xuất dầu của Nga đã cung cấp lô hàng dầu thô CPC Blend đầu tiên cho Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) vào tháng 8 và tháng 9, mở ra một tuyến xuất khẩu mới, trong bối cảnh Moskva tìm kiếm khách hàng mới và né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Nga đã tìm được thị trường mới cho dầu mỏ của mình bất chấp các lệnh trừng phạt do các nước G7 áp đặt kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine. Là nước xuất khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, Nga đã chuyển phần lớn dầu của mình sang Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm qua, đồng thời cũng gửi hàng đến các nước như Brazil, Sri Lanka và Pakistan.
Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo TASS/FT)
VOV.VN - Các nhà phân tích cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt của EU đối với dầu mỏ của Nga, có hiệu lực từ ngày 5/12, sẽ “thực sự gây xáo trộn” thị trường ...
VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đánh vào doanh thu dầu mỏ của Nga nhưng giới quan sát cho rằng EU cần cẩn trọng để không “gậy ông đập lưng ông” ...
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết các biện pháp trừng phạt Nga đã chứng minh được tính hiệu quả, và phương Tây đang xem xét bổ sung thêm.
(Tin Tức) - Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, dầu Nga vẫn tiếp cận châu Âu thông qua một thị trường thay thế, trong khi thông tin và số liệu cho ...
(Tin Tức) - Ngày 3/2, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần ...
(Tin Tức) - Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+) đã quyết định giữ nguyên sản lượng dầu trong cuộc họp hôm 4/12, sau khi Nhóm ...
VOV.VN - Các bộ trưởng tài chính của Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 2/9 đã công bố ý định cấm dịch vụ hàng hải vận chuyển dầu ...
(Đầu Tư) - Chính phủ Nga tuyên bố họ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel đi đến cảng biển qua hệ thống đường ống, một động thái dỡ bỏ lượng lớn các hạn chế ...
QTO - Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả...
QTO - Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đua kinh tế kéo dài với Mỹ bằng việc định hình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2026 - 2030.
(Tin Tức) - Chủ tịch thứ 55 của Hạ viện Mỹ, ông Kevin McCarthy, đã bị mất chức trong cuộc bỏ phiếu gây sốc do phe nổi dậy trong chính đảng Cộng hoà đưa ra.
QTO - Miễn thị thực du lịch, chuyển sang sử dụng đồng nội tệ là những biện pháp mà Nga thực thi nhằm tăng cường hợp tác với đồng minh thân thiết.
QTO - Google và Microsof trở thành đối thủ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
VOV.VN - Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc ngày 2/10 đã bật đèn xanh cho việc triển khai một lực lượng vũ trang đa quốc gia tới Haiti trong bối cảnh quốc gia này đang phải đối phó...
QTO - Việc duy tu các nhà máy lọc dầu vào mùa thu sẽ đẩy Washington và đồng mình châu Âu trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.
(Tin Tức) - Với khả năng cuộc phản công của Ukraine rơi vào bế tắc và các lực lượng của họ có thể suy yếu, NATO sớm phải đối mặt với quyết định tiếp tục leo thang trong cuộc...