
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Các bộ trưởng tài chính của Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 2/9 đã công bố ý định cấm dịch vụ hàng hải vận chuyển dầu của Nga nếu giá dầu của nước này không được các đối tác quốc tế chấp nhận.
AFP dẫn tuyên bố chung của các bộ trưởng tài chính G7 cho biết: “Chúng tôi cam kết khẩn trương làm việc để hoàn tất và tiến tới thực thi biện pháp này”. Tuy vậy, tuyên bố không nêu rõ mức giá giới hạn.
Ảnh minh họa: Sputnik
“Chúng tôi đang tìm cách thiết lập một liên minh rộng rãi để tối đa hóa hiệu quả của biện pháp này, đồng thời hối thúc tất cả các quốc gia muốn nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ của Nga cam kết chỉ mua với mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá trần”, tuyên bố nhấn mạnh.
Việc áp giá trần có thể cắt giảm nguồn thu tài chính quan trọng của Nga, trong khi vẫn cho phép Moscow duy trì nguồn cung dầu thô cho thị trường quốc tế. Trong thông báo trên trang Twitter, Bộ trưởng Tài chính Anh Nadhim Zahawi cho biết: “Chúng tôi sẽ làm suy yếu khả năng của Nga trong việc tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine thông qua xuất khẩu dầu thô, bằng cách cấm các dịch vụ chẳng hạn như cung cấp bảo hiểm hay hỗ trợ tài chính đối với các tàu của Nga bán dầu với giá trên mức giá trần”.
Tuyên bố cho biết thêm, việc áp giá trần sẽ dựa trên một loạt các yếu tố và mức giá sẽ được đánh giá lại khi cần thiết.
Vào tháng 6 vừa qua, các nhà lãnh đạo phương Tây đã đồng ý thăm dò mức giá trần để giới hạn số tiền mà các nhà máy lọc dầu và thương nhân có thể trả cho dầu thô của Nga.
Tuy nhiên, Nga tuyên bố họ sẽ không tuân thủ quy định này, thay vào đó, sẽ vận chuyển dầu thô đến các quốc gia không bị ràng buộc bởi giới hạn mà phương Tây đưa ra. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 1/9 cảnh báo rằng, các quốc gia ủng hộ áp mức giá trần sẽ không mua được dầu thô của Nga./.
Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch) Theo RT
(Tin Tức) - Ngày 3/2, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần ...
VOV.VN - Các nhà phân tích cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt của EU đối với dầu mỏ của Nga, có hiệu lực từ ngày 5/12, sẽ “thực sự gây xáo trộn” thị trường ...
VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đánh vào doanh thu dầu mỏ của Nga nhưng giới quan sát cho rằng EU cần cẩn trọng để không “gậy ông đập lưng ông” ...
(Tin Tức) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận rằng việc áp đặt trần giá đối với dầu mỏ của Nga không còn hiệu quả như mong đợi.
(Tin Tức) - Tại Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), đại diện các nước đã thảo luận nhiều vấn đề, trong đó tình hình xung đột ...
(Tin Tức) - Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+) đã quyết định giữ nguyên sản lượng dầu trong cuộc họp hôm 4/12, sau khi Nhóm ...
(CLO) Căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga đang gia tăng khi Moscow tiếp tục bơm một lượng lớn dầu thô rẻ vào thị trường, trong khi Riyadh đang nỗ lực làm tăng ...
GD&TĐ - Giám đốc Alexey Miller của Tập đoàn năng lượng Gazprom cho biết việc áp giá trần khí đốt của Nga ở châu Âu sẽ khiến việc cung cấp phải ngừng lại.
QTO - Trong khi các quốc gia Đông Âu bày tỏ lo ngại về kế hoạch REPowerEU do hiện đang phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga, nguy cơ giá cả tăng cao và thiếu...
QTO - Ấn Độ đang khẩn trương tập trận phòng thủ toàn quốc giữa nguy cơ xung đột với Pakistan. Động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan đã...
(Tin Tức) - Ngày 31/8, hãng tin Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Nga và Mỹ đang thảo luận về khả năng tổ chức một cuộc họp của ủy ban tham vấn...
(Tin Tức) - Cuộc họp các quan chức cấp cao Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) về vấn đề khí hậu tại Bali (Indonesia) ngày 31/8 đã kết thúc mà...
(Tin Tức) - Ngày 30/8, các quan chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định có khả năng loại trừ dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu, viện dẫn bằng chứng cho thấy số ca mắc bệnh này...
VOV.VN - Đức và Pháp đang chứng kiến mức giá điện cao gấp 10 lần so với năm ngoái. Giá điện tại các quốc gia châu Âu khác cũng đã tăng lên mức kỷ lục mới trong tuần này. Trước...
(Tổ Quốc) - Thời gian gần đây, sau hơn một thập kỷ lạnh nhạt, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang tìm cách mở lại các kênh liên lạc ngoại giao, tiến tới bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.
(Tổ Quốc) - Đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, điều này cũng đồng nghĩa với việc một lượng lớn dầu thô của Iran có thể sớm được dỡ bỏ...