
{title}
{publish}
{head}
(SK&ĐS) - Truyền thuyết về cây quất
Truyện kể rằng, cách đây hơn 800 năm, vào giữa tiết trời đông giá lạnh, cả kinh thành Thăng Long vô cùng lo lắng bởi nhà vua và văn võ bá quan trong triều cùng hàng ngàn người dân đột nhiên mắc một chứng bệnh thời khí như sổ mũi, hắt hơi, đau nhức chân tay mình mẩy. Vua Lý Thần Tông đã hạ chiếu cho pháp sư Giới Không Thiền Sư lập đàn tế lễ, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngày một lan rộng. Các quan ngự y được lệnh sưu tầm dược liệu để chế ra những phương thuốc trị bệnh. Sau một thời gian chạy chữa, các chứng bệnh lui dần, duy chỉ còn chứng ho, mất tiếng là dai dẳng kéo dài đến tận giáp Tết Nguyên đán. Nhà vua phải xuống chiếu cho nhân dân cả nước xem ai biết môn thuốc gì chữa khỏi chứng ho kéo dài này sẽ được trọng thưởng. Chiếu chỉ ban hành được vài ngày thì có một nông dân tên là Hoàng Quyết xin dâng lên nhà vua một vị thuốc dân gian, đó là quả quất luyện với đường phèn để chữa bệnh. Nhà vua bèn dùng thử thấy thuốc vừa chua, vừa ngọt, lại cay tê, đắng đắng, thơm mùi quất, chỉ trong hai ngày là khỏi bệnh. Bài thuốc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và từ đó, cây quất cũng được trồng và dùng làm thuốc chữa bệnh tại kinh thành Thăng Long.
Từ xa xưa, trong dịp Tết Nguyên đán, quất được dùng làm cây cảnh trang trí trong nhà. Những quả quất màu vàng au hoặc đỏ cam tròn trĩnh và xinh xắn xen lẫn lá xanh dày tượng trưng cho mùa xuân đầy sức sống và sự vươn lên.
Quất chẳng những là cây cảnh của mùa xuân, từ quả quất chín mọng, qua bàn tay khéo léo của con người được chế biến thành mứt quất, một món ăn của ngày Tết, nếu một lần được thưởng thức sẽ chẳng bao giờ quên bởi hương vị đặc trưng: ngọt, thơm, cay dịu... Quất còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Quả quất có mùi thơm, vị ngọt, chua và tinh dầu thơm cay của vỏ. Quả quất được dùng dưới dạng quả còn non hoặc đã chín.
Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Nó có công năng hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.
Những bài thuốc chữa bệnh bằng quất
Cảm mạo: Lá quất 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.
Nôn mửa: Vỏ quất, gừng tươi, đất nung mỗi thứ 9g, sắc uống.
Nghẹn: Vỏ quất 20g, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.
Sa nang sưng đau: Rễ quất 15 - 16g, sắc uống.
Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.
Ho gà trẻ em: Quất 10g, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần.
Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.
An thần giảm ho: Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.
Chữa hậu sản, phù nề, vàng da: Quả quất non 50g, nghệ vàng 100g, nghệ đen 100g, hương phụ 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.
Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5 - 6 lỗ rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đường kính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 - 2 thìa to sirô này pha với 150ml được đun sôi để nguội. Khuấy đều rồi uống.
Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, thêm 20g đường phèn hấp cơm, uống 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 - 10ml (1 thìa café).
Chữa nôn ra máu: Hạt quất 20g, bóc bỏ vỏ lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc lấy nước uống 2 lần/1 ngày. Cần chú ý tránh nhầm lẫn giữa hạt quất và hạt quýt (y học cổ truyền gọi là quất hạch).
Ngoài ra, trong vỏ của quất, cam, quýt có chất tinh dầu giúp ngăn ngừa phát sinh ung thư gan, thực quản, đại tràng, da... Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết, ăn quất cả vỏ sẽ cho vitamin C, chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa và hạ được cholesterol, làm vững chắc thành mạch, chữa bệnh tăng huyết áp.
Lương y Hoài Vũ
Khi gia đình có trẻ em, một số vấn đề về sức khỏe có thể xảy ra bất ngờ. Không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc hoặc đến bệnh viện. Tuy nhiên, có một số ...
Nơi bản làng vùng cao Hướng Hóa, một số thầy thuốc người Vân Kiều, Pa Kô đã và đang thầm lặng gìn giữ nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý. Xoay quanh câu chuyện ...
Từ xa xưa, người Vân Kiều ở huyện miền núi Hướng Hóa đã có những bài thuốc gia truyền rất đặc biệt trong điều trị bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe cho con ...
Vụ đông xuân 2022 - 2023 toàn tỉnh gieo cấy được trên 25.700 ha lúa. Hiện nay cây lúa chuẩn bị bước vào giai đoạn ôm đòng trổ bông. Đây là giai đoạn quan trọng ...
Với kinh nghiệm, kỹ năng, sự am hiểu về y học cổ truyền cùng phương thuốc gia truyền từ nhiều đời để lại, hơn 30 năm qua, ông Lê Văn Sơn (59 tuổi), ở thôn Thủy ...
Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, nắng, mưa xen kẽ, tiết trời âm u, có sương mù, mưa phùn, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 22-260 C... là điều kiện tốt để các ...
Các bệnh về xương khớp khá phổ biến ở Việt Nam, tập trung nhiều vào độ tuổi trung niên. Bệnh xương khớp không chữa khỏi hoàn toàn và tùy thuộc vào tình trạng ...
Sinh ra và lớn lên tại một làng quê bãi ngang nghèo khó bên bờ biển miền Trung, tuổi thơ tôi gắn liền với cát trắng, phi lao và... khói bếp. Ấy là thứ khói ...
QTO - Đã có một thời, nhắc đến Cù Bai là nhắc đến một địa danh xa ngái của tỉnh Quảng Trị. Trở lại Cù Bai hôm nay, đã thấy vùng đất này tràn đầy sức sống mới.
QTO - Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt trong bối cảnh văn hóa bản...
(SK&ĐS) - Trong tất cả các nền văn minh cổ đại trên thế giới, thuốc tăng cường chức năng tình dục đều đã xuất hiện từ rất sớm. Đó là một vấn đề có vai trò hết sức đặc biệt,...
(QT) - Ngày 27/2/2010, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Đakrông (Quảng Trị) tổ chức lễ phát động Tháng Thanh niên Việt Nam. Hơn 600 đoàn viên, thanh niên trên địa bàn toàn huyện đã...
(QT) - Cùng với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị tích cực phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương các cấp, tham gia tốt các cuộc...
(QT) - Hỏi về y sĩ Hồ Thị Hằng, Trạm trưởng trạm y tế xã Húc (Hướng Hóa, Quảng Trị), người dân ở trong xã ai ai cũng biết đến chị với cái tên thật trìu mến “ Cô y sĩ của bản...
(TTO) - Ngày 26-2, tại cuộc họp của đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học của Ủy...
(TTO) - Ngày 27-2, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị số 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. Theo đó, Thủ tướng chỉ thị cần quán triệt...