{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, mô hình quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các đơn vị chủ rừng và các địa phương triển khai thông qua chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tổ cộng đồng. Từ đó, không chỉ nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, phát triển rừng mà còn tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân.
Các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở Linh Trường, Gio Linh thường xuyên tổ chức tuần tra, quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao - Ảnh: L.A
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông được giao quản lý diện tích rừng hơn 37.000 ha với sự đa dạng sinh học gồm khoảng 1.452 loài thực vật bậc cao có mạch, 91 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát ếch, nhái. Trong những năm qua, mặc dù đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn các tổ chức, cá nhân chặt phá, khai thác rừng, săn bắt động vật rừng trái phép nhưng đến nay vẫn còn một diện tích không nhỏ đất người dân canh tác thuộc diện tích đất lâm nghiệp do đơn vị quản lý.
Việc xử lý diện tích này để trả lại đúng với đất rừng đặc dụng đang gặp khá nhiều khó khăn, thách thức vì liên quan đến quyền lợi, phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc thiểu số và hộ gia đình nghèo, đảm bảo an ninh, kinh tế và xã hội tại các cộng đồng hiện đang sinh sống tại đây.
Để xử lý các diện tích đất này đồng thời hài hòa lợi ích của các bên trong việc cùng sử dụng có hiệu quả giữa nhà nước với người dân, Ban Quản lý KBTTN Đakrông đã xây dựng mô hình thí điểm phục hồi rừng dựa trên hợp tác chia sẻ lợi ích với cộng đồng trên diện tích rừng đặc dụng bị xâm canh tại KBTTN Đakrông tại tiểu khu 724A và 730 thuộc địa bàn xã Húc Nghì, huyện Đakrông.
Mục tiêu của mô hình nhằm giải quyết vấn đề phục hồi rừng và chia sẻ lợi ích với cộng đồng trên diện tích rừng đặc dụng bị xâm canh tại xã Húc Nghì; trồng phục hồi rừng bằng cây bản địa trên đất nương rẫy trong ranh giới khu bảo tồn tại xã Húc Nghì; xây dựng giải pháp chia sẻ lợi ích phù hợp giữa nhà nước (Ban Quản lý KBTTN Đakrông) và người dân địa phương đang xâm canh trên đất quy hoạch cho lâm nghiệp (đất rừng đặc dụng).
Giám đốc Ban Quản lý KBTTN Đakrông Trương Quang Trung thông tin, để thực hiện mô hình, đơn vị đã tiến hành khảo sát tại thực địa các khu vực xâm canh và phỏng vấn các hộ dân có diện tích xâm canh trong khu vực thuộc tiểu khu 730 và 724A tại thôn La Tó, xã Húc Nghì.
Từ đó lựa chọn được 3 hộ gia đình để thí điểm thực hiện việc tham gia phục hồi rừng với diện tích 5 ha. Đồng thời lựa chọn hai loài cây bản địa đa mục đích là cây dỗi xanh và cây trẩu để phát triển rừng hỗn giao bằng cây bản địa.
Qua đó, tạo thêm lợi ích kinh tế cho hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng cây trồng và các sản phẩm lâm sản phụ thu từ loài cây trồng này.
Theo cơ chế hưởng lợi đã được thống nhất, người dân được khai thác, sử dụng loại lâm sản phụ (quả, hạt) theo các hướng dẫn để tăng thu nhập từ rừng. Từ đó nâng cao chất lượng của rừng và các hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, cộng đồng và các hộ gia đình tham gia được còn được đào tạo về kiến thức, kỹ năng quản lý rừng bền vững, quản lý môi trường.
Được tham gia các chương trình tập huấn kỹ thuật trồng cây phục hồi rừng trên diện tích đất rừng bị xâm canh, tham gia tuần tra bảo vệ rừng; hướng dẫn thu hoạch, chế biến lâm sản ngoài gỗ đối với các loài cây bản địa được trồng.
“Việc triển khai thí điểm mô hình tại KBTTN Đakrông là động thái đầu tiên trong việc tái tạo lại rừng, chia sẻ lợi ích với cộng đồng trên diện tích bị xâm canh. Tạo thêm được nguồn thu nhập từ trồng, chăm sóc rừng đặc dụng cũng như tăng nguồn thu cho cộng đồng từ lâm sản phụ. Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực và KBTTN Đakrông. Từ mô hình thí điểm này sẽ làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn các xã có sự xâm lấn đất rừng thuộc KBTTN Đakrông và xem xét mở rộng tới các vùng khác trong tỉnh”, ông Trung cho hay.
Tại KBTTN Bắc Hướng Hóa, nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững, hiệu quả vốn rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, Ban Quản lý KBTTN Bắc Hướng Hóa đã chỉ đạo lực lượng bảo vệ rừng tuần tra rừng tận gốc, bám sát địa bàn và tổ chức chốt chặn tại 14 lán ở khu vực trọng điểm dễ xảy ra xâm hại rừng. Tổ chức khoán bảo vệ rừng với diện tích hơn 9.100 ha cho 171 hộ gia đình sống trong vùng đệm thuộc địa bàn 5 xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Linh và Hướng Sơn.
Giám đốc Ban Quản lý KBTTN Bắc Hướng Hóa Hà Văn Hoan cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phối hợp với Đồn Biên phòng Hướng Lập, kiểm lâm địa bàn và lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức gần 250 đợt tuần tra rừng với hơn 900 lượt người tham gia; tháo gỡ hơn 320 bẫy động vật rừng. Đặc biệt, đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy dựa vào cộng đồng đã tổ chức được 18 đợt với 35 ngày tuần tra, tháo gỡ 130 bẫy động vật rừng, phá hủy 1 lán trại trong phạm vi khu bảo tồn.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Trần Hiệp cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 248.189 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 126.693 ha, rừng trồng 121.495 ha; độ che phủ khoảng 49,9%. Về đa dạng sinh học, Quảng Trị là vùng có tính đa dạng sinh học cao. Hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng với hơn 110 loài thú, 198 loài chim, 83 loài lưỡng cư, bò sát, hơn 72 loài cá và khoảng 2.152 loài thực vật. Trong đó có nhiều loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm như: gà lôi lam mào trắng, sao la, bò tót, mang lớn, thỏ vằn; đỉnh tùng, lan hài, trầm hương...
Từ khi thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tổ cộng đồng thì đây là lực lượng quan trọng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Tính đến nay toàn tỉnh đã thành lập, kiện toàn được 307 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với trên 3.080 thành viên.
Theo ông Hiệp, thực tế cho thấy việc giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng đã mang lại rất nhiều lợi ích. Không những giúp các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương giải quyết được những khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học do thiếu hụt nguồn nhân lực mà còn huy động được sức mạnh tập thể trong việc ngăn chặn nạn phá rừng, xâm canh, xâm lấn rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Ngoài ra, còn tham gia ngăn chặn các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép trên lâm phần nhận khoán.
Lê An
QTO - Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, rất nhiều người thông báo trên các trang mạng xã hội về kế hoạch sản xuất và cung ứng món ăn truyền thống như: giò...
QTO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 151/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 151) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an...
QTO - Những năm qua, huyện Cam Lộ xác định công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội có ý nghĩa rất to lớn, đặc...
Ngày 21/5/2024, UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt Kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, lịch thi cụ thể như sau:
QTO - Bình đẳng giới (BĐG) là vấn đề quan trọng trong giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (PN&TE) vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
QTO - Từ lâu, giải thưởng Kim Đồng là ước mơ, động lực phấn đấu của em Đào Xuân Quý (sinh năm 2012), học sinh Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh...
Hàn Quốc - quốc gia năng động với sự hòa quyện độc đáo giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại, từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch lý tưởng thu hút hàng trăm nghìn du khách...
QTO - Mặc dù đã có quy định pháp luật xử phạt nhưng nhiều người nuôi chó trên địa bàn tỉnh vẫn bất chấp, thả rông chó ra đường, nơi công cộng không đeo rọ...
QTO - Những năm qua, huyện Đakrông triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc...
QTO - Tháng 5 là tháng cao điểm vận động toàn dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) năm nay có chủ đề “BHXH - An tâm cho mọi gia đình”...
QTO - Gần dân, sát dân, tận tụy với công việc, thường xuyên đổi mới, sáng tạo trong cách làm, đó là ghi nhận của cán bộ, Nhân dân dành cho Bí thư Đảng ủy,...
QTO - Trong những ngày này, rất nhiều phật tử và người dân về chùa An Trú, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong để cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa...