
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT là một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Làm tốt công tác phân luồng sẽ tạo lối đi đúng cho học sinh, hạn chế lãng phí về thời gian, chi phí của học sinh, gia đình và xã hội. Nhận thức được điều đó, những năm trở lại đây, huyện Hải Lăng đã chú trọng đến công tác phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp THCS, từ đó giúp các em định hướng, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, hoàn cảnh và yêu cầu phát triển của xã hội.
![]() |
Một buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại Trường THCS Hải Lâm, Hải Lăng |
Là phụ huynh có con trai đang theo học lớp 9, thời gian qua ông Phan Hạc, ở thôn Trường Phước, xã Hải Lâm rất phân vân vì không biết nên tư vấn để con trai chọn nghề nghiệp như thế nào cho phù hợp. Trước tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, sinh viên sau khi học xong ra trường thất nghiệp như hiện nay thì việc chọn cho con một hướng đi phù hợp rất quan trọng đối với một gia đình thuần nông như ông Hạc. Bởi vậy, hay tin địa phương tổ chức buổi truyền thông phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, ông Hạc nhiệt tình tham gia với mong muốn sẽ giúp con ông có được sự lựa chọn sáng suốt cho tương lai. “Đây là một hoạt động rất bổ ích đối với cả học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh. Từ kênh trao đổi này đã giúp cho chúng tôi xác định được tương lai cho con em mình trên cơ sở năng lực thực có của các cháu”, ông Hạc cho biết.
Cùng trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hải Lâm cho biết thêm: “Qua hoạt động truyền thông nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh, học sinh đối với học nghề, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong các trường phổ thông. Đây cũng là dịp làm cho mọi học sinh, phụ huynh và người dân được tiếp cận các thông tin về các trường dạy nghề, ngành nghề đào tạo, nắm rõ hơn các quy định về tuyển sinh, thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo nghề cũng như các chính sách ưu đãi trong học nghề. Việc tổ chức các đợt truyền thông về phân luồng học sinh cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh về phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, qua đó sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS theo hướng tăng nhanh tỷ lệ học sinh vào học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, tránh tình trạng lãng phí khi không chọn lựa đúng nghề nghiệp”.
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), những năm trở lại đây, công tác phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đã được các địa phương quan tâm, tỷ lệ học sinh đăng ký học nghề từ cấp THCS và THPT đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn còn khá chậm, trong khi mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, cả nước có 30% học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề với các trình độ trung cấp, cao đẳng thì hiện tại, số học sinh sau tốt nghiệp THCS đi học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới chỉ đạt trên 5%. Riêng năm học 2016-2017 đạt khoảng 8%, rất khó để trong thời gian 3 năm nữa nâng tỷ lệ này lên 30%. Tại huyện Hải Lăng, thời gian qua công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên hiệu quả phân luồng vẫn còn thấp. Thực tế cho thấy, đối với học sinh THCS, hầu hết các em đều muốn học lên THPT bất kể học lực thuộc loại nào và khả năng tài chính của gia đình có đáp ứng được hay không, rất ít học sinh tham gia học nghề. Chẳng hạn như trong giai đoạn 2011-2017, kết quả phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS cho thấy, số học sinh học tiếp THPT chiếm tỷ lệ từ 83-96%; học sinh học nghề chỉ chiếm tỷ lệ 0,1-7,9%, còn lại khoảng 3,7-11,9% các em tham gia vào thị trường lao động.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo ông Văn Ẩm, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên Hải Lăng là do tác động yếu tố tâm lý xã hội, nguyện vọng chung của người dân muốn con học để “làm thầy” chứ không thích “làm thợ”. Cùng với đó là sự hiểu biết về ngành nghề của các bậc phụ huynh và học sinh còn rất đơn giản, chưa đầy đủ. Học sinh chưa tự đánh giá đúng bản thân nên chưa chọn được nghề phù hợp. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng mở ra quá nhiều nên các em rất dễ dàng khi học cao đẳng, đại học”. Trước tình hình đó, huyện Hải Lăng đã đẩy mạnh công tác truyền thông phân luồng học sinh tới mỗi xã, thị trấn, đến tận mỗi trường THCS, THPT trên địa bàn. Hoạt động phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhờ vậy nhận thức của một bộ phận học sinh cũng như phụ huynh tại địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét. Cùng với đó, huyện Hải Lăng cũng đã có cách làm mới đó là tổ chức dạy nghề kết hợp học văn hóa cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, cách làm này đã thu hút gần 50 học sinh trên địa bàn tham gia, nâng tỷ lệ số học sinh học nghề đạt 1,35%, số học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề đạt 3%.
Đồng chí Dương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở LĐ, TB&XH cho biết thêm: “Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là cơ sở để các em học sinh tự đánh giá được năng lực, sở trường của bản thân, từ đó định hướng được tương lai nghề nghiệp cho chính mình. Hải Lăng là một trong những địa phương làm tốt công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, hiệu quả xã hội đem lại khá tốt. Hiện nay, Sở LĐ, TB&XH đang phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các địa phương này tùy theo điều kiện cụ thể để tổ chức phân luồng cho học sinh phù hợp”.
Theo ông Văn Ẩm, để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT, trong thời gian tới, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệpGiáo dục thường xuyên Hải Lăng sẽ chú trọng đến các giải pháp có tính đột phá, hiệu quả cao. Thông qua nhiều hình thức để đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về đào tạo nghề gắn với phân luồng học sinh theo kế hoạch của huyện. Mặt khác, Trung tâm cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các lớp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo. Đồng thời tiến hành biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt công tác đào tạo nghề và phân luồng học sinh.
Lệ Như
Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh (PLHS) sau tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) là một trong những nội dung quan trọng để ...
Công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh có vai trò quan trọng. Đây là hoạt động không thể thiếu ở các trường phổ thông nhằm giúp học ...
Để học sinh có định hướng phù hợp về nghề nghiệp, nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT), dân tộc bán trú (DTBT) trên địa bàn tỉnh đã chủ động thực hiện ...
Công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT và định hướng tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025-2026 được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai bài bản, khoa học để nâng cao ...
Bề dày truyền thống mà Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Gio Hải số 1 (xã Gio Hải, huyện Gio Linh) đạt được trong 50 năm xây dựng và trưởng ...
Thời gian qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Trung Hải (huyện Gio Linh) luôn triển khai thực hiện tốt công tác chăm ...
Cùng với học sinh cả nước, học sinh Quảng Trị chuẩn bị bước vào mùa tuyển sinh đại học. Ở giai đoạn nước rút này, các em rất cần được tư vấn, định hướng để ...
Trong một xã hội thừa lao động nhưng vẫn thiếu thợ lành nghề đã đến mức “báo động” như hiện nay, việc lựa chọn sớm hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp với khả ...
QTO - Đứng chân trên địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, sự đồng thuận của Nhân dân,...
QTO - Là một người con của bản làng dân tộc Pa Kô ở thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, ngay từ thời ấu thơ, những làn điệu dân ca, những âm thanh du...
(QT) - Với mong muốn được sẻ chia khó khăn với những học sinh nghèo hiếu học trên quê hương Quảng Trị, bà Nguyễn Thị Vân, phu nhân Tổng Bí thư Lê Duẩn đã sáng lập học bổng “Mầm...
(QT) - Đồng chí Lê Văn Cần, sinh năm 1955; quê quán: thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Quảng Trị; nguyên Phó Chủ tịch...
(QT) - Cậu về Triệu An, tìm gặp ông Lê Quang Lộ, một điển hình trồng cây chắn cát, viết hai kỳ, sáng mốt nộp bài cho tôi. Anh Lê Văn Cần (bút danh Bình Phương) hồi ấy là Phó...
(QT) - Hiện nay, tranh biện được xem là kỹ năng rất quan trọng đối với các bạn trẻ thế kỷ 21. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về tranh biện hoặc còn ngại tranh...
(QT) - Phòng đồ dân dụng từ thiện của Hội Người mù Vĩnh Linh chính thức khai trương ngày 15/6/2017. Là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện mô hình...
(QT) - Em Nguyễn E Rô, học sinh lớp 12 A3 Trường THPT Hải Lăng vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) gọi vào đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Olympic Tin học châu Á, năm...