
{title}
{publish}
{head}
(Tin Tức) - Ngày 3/12, nhiều nguồn tin từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác (OPEC+), cho biết OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng dầu ở mức khiêm tốn từ tháng 1/2021 lên thêm 500.000 thùng/ngày, song không đạt được thỏa hiệp về chính sách dài hạn và rộng rãi hơn trong thời gian còn lại của năm tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, sự điều chỉnh trên có nghĩa là OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng 7,2 triệu thùng/ngày - tương đương 7% nhu cầu toàn cầu - từ tháng 1/2021, thấp hơn so với mức cắt giảm 7,7 triệu thùng/ngày hiện nay. Các biện pháp hạn chế đang được thực hiện để đối phó với tình trạng sụt giảm nhu cầu dầu mỏ trong bối cảnh làn sóng COVID-19 thứ 2 đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Cùng ngày, Bộ Năng lượng Kazakhstan ra thông báo xác nhận việc OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng dầu thêm 500.000 thùng/ngày vào tháng 1 tới. Ngoài ra, OPEC+ đã nhất trí nhóm họp hàng tháng, bắt đầu từ tháng 1/2021, để quyết định chính sách của liên minh này.
OPEC+ trước đó được cho là sẽ kéo dài các đợt cắt giảm sản lượng hiện tại cho đến ít nhất là tháng 3/2021. Tuy nhiên, sau khi những hy vọng và tín hiệu tích cực về một số loại vaccine ngừa COVID-19 được cấp phép đã thúc đẩy một đợt tăng giá dầu vào cuối tháng 11 vừa qua, một số nhà sản xuất bắt đầu đặt câu hỏi về sự cần thiết của yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chính sách dầu mỏ theo chủ trương của quốc gia đứng đầu OPEC là Saudi Arabia.
Theo các nguồn tin trên, Nga, Iraq, Nigeria và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ở một mức độ nhất định đều bày tỏ sự quan tâm đến việc cung cấp thêm dầu ra thị trường trong năm 2021. Bốn nguồn tin từ OPEC+ cho biết liên minh này sẽ nhóm họp hàng tháng để quyết định những chính sách về sản lượng sau tháng 1 tới và mức tăng hàng tháng được cho là khó có thể vượt quá 500.000 thùng/ngày.
OPEC+ phải đạt được sự cân bằng, cho dù là mong manh, giữa việc đẩy giá dầu lên đủ để giúp củng cố ngân sách của các quốc gia thành viên, nhưng không quá nhiều để khiến sản lượng của đối thủ Mỹ tăng vọt. Giá dầu đá phiến của Mỹ có xu hướng tăng trên 50 USD/thùng.
Những cuộc họp hàng tháng của OPEC+ được cho là sẽ khiến giá cả thị trường biến động mạnh hơn và làm phức tạp thêm việc bảo hiểm rủi ro cho các nhà sản xuất dầu của Mỹ. Giá dầu thô ít thay đổi sau quyết định của OPEC+ và duy trì ở mức khoảng 48 USD/thùng.
Trương Anh Tuấn (TTXVN)
(VTC News) - Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cho biết nhóm này sẽ cắt giảm sản xuất 2 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ tháng 11.
(Tin Tức) - Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+) đã quyết định giữ nguyên sản lượng dầu trong cuộc họp hôm 4/12, sau khi Nhóm ...
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Nga cho biết các quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh (nhóm OPEC+) có thể điều chỉnh ...
(Tin Tức) - Ngày 3/8, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này sẽ giảm khoảng 300.000 thùng dầu xuất khẩu/ngày trong tháng 9 tới.
Tin Tức) - Xung đột Israel – Hamas được coi là “sự kiện thiên nga đen” trên thị trường dầu mỏ, có khả năng đẩy giá dầu lên 150 USD/thùng.
(Vietnam+) - Tại phiên họp cấp bộ trưởng gần nhất , OPEC+ gồm 13 quốc gia do Saudi Arabia đứng đầu và 10 nước ngoài khối với Nga dẫn đầu đã đồng ý giảm sản ...
(Vietnam+) - IEA nhấn mạnh nền kinh tế suy giảm cùng với giá cả leo thang do kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ đang khiến nhu cầu dầu trên thế giới ...
(PetroTimes) - Sau một loạt đợt cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC+ kể từ tháng 10 năm ngoái, Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) sẽ họp vào ngày 3/8 ...
QTO - Theo nguồn tin từ Euractiv, các cuộc thảo luận nội bộ giữa những quốc gia thành viên có thể khởi động ngay từ tháng 6 tới, khi áp lực địa chính trị...
QTO - Liên minh châu Âu (EU) đang tiến gần đến mục tiêu cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 1990, theo dữ liệu nội bộ mà ba...
VOV.VN - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachit bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của Đảng, Chính phủ và nhân dân các nước anh em, bạn bè quốc tế đối với...
VOV.VN - Theo thỏa thuận giữa hai bên, một nhà máy sản xuất vaccine của Nga sẽ được xây dựng tại Kazakhstan trong tương lai gần.
TGVN. Giới phân tích nhận định căng thẳng thương mại với Australia cũng sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ Canberra và vẫn rất cần nguồn...
QĐND - Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố Chiến lược dược phẩm châu Âu nhằm hướng tới một trong những mục tiêu là giảm sự phụ thuộc vào dược phẩm nhập khẩu từ bên ngoài. Điều...
(Tin Tức) - Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 441.509 ca mắc COVID-19 và 7.529 ca tử vong, đưa tổng số ca bệnh lên trên 62,5 triệu, trong đó có trên 1.472.000 bệnh nhân...
VOV.VN - Tuyên bố Mỹ là cường quốc ở Thái Bình Dương song ông Biden sẽ hành động như thế nào để củng cố nhận định này trước một Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán?