
{title}
{publish}
{head}
QĐND - Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố Chiến lược dược phẩm châu Âu nhằm hướng tới một trong những mục tiêu là giảm sự phụ thuộc vào dược phẩm nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này nghe có vẻ vô lý đối với những quốc gia châu Âu phát triển dẫn đầu thế giới về công nghệ dược phẩm. Vậy mà đại dịch Covid-19 đã và đang đặt “lục địa già” vào những tình huống tưởng khó có thể xảy ra như thế này...
Nó cũng giống câu chuyện nhiều tháng trước đây, khi nhiều quốc gia châu Âu có nhu cầu nhập khẩu khẩu trang và các trang thiết bị phòng, chống dịch Covid-19 để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Hay như ở một số quốc gia phát triển khác như Nhật Bản hay Mỹ... lại khan hiếm giấy vệ sinh. Trong cuộc khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, người dân những nước này đổ xô đi mua các loại hàng hóa tích trữ cơ bản như bột mì, giấy vệ sinh... thay vì những món đồ xa xỉ. Một phần nguyên nhân là do các những hoạt động sản xuất cơ bản những mặt hàng đơn giản này từ lâu đã được châu Âu chuyển phần lớn sang các nước bên ngoài kém phát triển hơn, nên mất tính tự chủ.
Một hiệu thuốc ở Pháp. (Ảnh minh họa). Ảnh: AFP
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, châu Âu xảy ra tình trạng khan hiếm các loại thuốc cơ bản, giá rẻ như kháng sinh, giảm đau, aspirin hay paracetamol, chứ không phải là các loại thuốc đặc trị. Các bệnh viện, hiệu thuốc thiếu dược phẩm thì chủ yếu là thiếu các loại thuốc thông dụng. Đây là những loại dược phẩm có công thức sản xuất không có gì là bí mật, có thể sản xuất dễ dàng với chi phí thấp. Vậy nhưng, các nước châu Âu có lúc không thể nhập khẩu được những loại thuốc đơn giản đó khi nhu cầu trên toàn cầu gia tăng. Đây là tình huống không ngờ tới với các nước châu Âu. Từ 30 năm trước, các hãng dược phẩm châu Âu đã chuyển hầu hết việc sản xuất các loại dược phẩm cơ bản có giá thành rẻ sang các nước châu Á. Những hãng này tập trung đầu tư sản xuất các loại thuốc đặc trị, thuốc mới, có giá cao và mang lại nhiều lợi nhuận.
Chiến lược dược phẩm châu Âu nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cho phép châu Âu đáp ứng nhu cầu về dược phẩm của châu lục, kể cả trong thời kỳ khủng hoảng, thông qua các chuỗi cung ứng mạnh mẽ. Chiến lược nhắm tới các mục tiêu chủ yếu: Bảo đảm bệnh nhân được tiếp cận các loại thuốc có giá cả phải chăng và giải quyết các nhu cầu y tế chưa được đáp ứng; tự sản xuất dược phẩm cơ bản, không bị phụ thuộc bên ngoài, hỗ trợ khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp dược phẩm EU; giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô có nguồn gốc từ các nước bên ngoài EU.
Chiến lược mới của EU được xây dựng dựa trên những bài học rút ra từ các hoạt động ứng phó ban đầu với đại dịch Covid-19 của EU vốn được đánh giá là chưa hiệu quả. Chiến lược được hy vọng sẽ giúp ngành dược phẩm châu Âu tăng cường khả năng chuẩn bị và cơ chế ứng phó khủng hoảng, giải quyết vấn đề an ninh nguồn cung.
Rõ ràng, đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ những khiếm khuyết trong hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe tại các nước EU, trong đó bao gồm cung cách sản xuất và phân phối dược phẩm, ít nhất là trong 30 năm trở lại đây. Các nước châu Âu đã mất thế chủ động do lệ thuộc quá nhiều vào nguồn dược phẩm từ bên ngoài. Chẳng hạn ở Pháp, tới 80% nguyên liệu cho ngành dược đang phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhằm khắc phục điểm yếu này, Thượng viện Pháp vừa phải thông qua dự luật bắt buộc dự trữ thuốc cơ bản.
Đối với châu Âu nói chung, để khắc phục những nhược điểm nói trên sẽ không hề đơn giản và khó có thể thực hiện được ngay. Theo ước tính, hiện khoảng 60% nguyên liệu dược phẩm cho ngành công nghiệp dược toàn cầu là từ Ấn Độ và Trung Quốc. Thực tế này sẽ thách thức mục tiêu muốn tự chủ sản xuất các dược phẩm cơ bản của EU, vì muốn tự chủ sản xuất dược phẩm trước tiên phải tự chủ về nguyên liệu. Châu Âu muốn chuyển sản xuất về các nước thành viên sẽ phải đối mặt với các vấn đề như giá nhân công cao, chi phí đắt đỏ để đáp ứng các điều kiện khắt khe về môi trường vì sản xuất dược phẩm cũng là ngành gây ô nhiễm. Theo tính toán, để chuyển một dây chuyền sản xuất dược phẩm từ châu Á về châu Âu sẽ phải mất ít nhất 2 năm nếu đã có sẵn nhà máy. Còn nếu xây nhà máy từ đầu thì sẽ phải mất chừng 5 năm.
Trước khi có Chiến lược dược phẩm châu Âu, các nghị sĩ châu Âu đã đề nghị một loạt biện pháp nhằm cải thiện tình trạng khan hiếm dược phẩm. Trong số đó, bao gồm thành lập cơ quan dược khẩn cấp cho toàn châu Âu, giống như một kho dự trữ gồm các loại thuốc chiến lược mà các nước thành viên có thể sử dụng khi cần; ưu đãi thuế cho các hãng dược chế tạo hoạt chất di dời sản xuất về châu Âu.
XUÂN PHONG
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU trong 2023 sẽ thấp hơn so với dự báo trước đó, do lạm phát cao kết hợp với hoạt động kinh doanh ...
Trước việc Mỹ ngày càng “ngó lơ” Ukraine, các nhà lãnh đạo châu Âu buộc phải nỗ lực bù đắp bằng các cam kết hỗ trợ quân sự mới cho Kiev. Đối với EU, một thắng ...
Theo dữ liệu tại kho dự trữ khí tổng hợp (AGSI), dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu hiện đang ở mức kỷ lục theo mùa trong vòng 5 năm, với trữ lượng khí đốt ...
VOV.VN - Đức và Pháp đang chứng kiến mức giá điện cao gấp 10 lần so với năm ngoái. Giá điện tại các quốc gia châu Âu khác cũng đã tăng lên mức kỷ lục mới trong ...
Mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa ông Trump và EU đang đặt ra nhiều thách thức cho lục địa già nếu cựu tổng thống quay trở lại Nhà Trắng.
Khủng hoảng tài chính khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu hạn chế phân bổ nguồn lực cho EU.
Sáng nay 7/5, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổng cục An toàn ...
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, ngày 29/6, các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ các nước Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu hội nghị ...
QTO - Liên minh châu Âu đang từng bước mở rộng liên kết với các khối thương mại ngoài khu vực trước làn sóng biến động trong trật tự kinh tế toàn cầu.
QTO - Bắc Kinh tuyên bố đang xem xét khả năng nối lại đàm phán thương mại với Mỹ sau hàng loạt tín hiệu từ Washington thể hiện mong muốn tái lập đối thoại.
(Tin Tức) - Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 441.509 ca mắc COVID-19 và 7.529 ca tử vong, đưa tổng số ca bệnh lên trên 62,5 triệu, trong đó có trên 1.472.000 bệnh nhân...
VOV.VN - Tuyên bố Mỹ là cường quốc ở Thái Bình Dương song ông Biden sẽ hành động như thế nào để củng cố nhận định này trước một Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán?
VOV.VN - Iran đã chỉ đích danh Israel là thủ phạm gây ra cái chết của nhà khoa học hạt nhân trong khi Israel một mực chối bỏ. Cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên liên quan kiềm chế.
QĐND - Bất chấp tiến trình hòa đàm đang diễn ra, tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang tại Afghanistan khi vừa xảy ra hai vụ tấn công khiến hàng chục người thương vong tại quốc...
VOV.VN - Cơ quan Dược phẩm châu Âu mới đây cho biết có thể sẽ cấp phép những lô vaccine Covid-19 đầu tiên vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, nhân Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về quản lý thiên tai diễn ra vào ngày 27/11, Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á – Thái Bình Dương...