Cập nhật:  GMT+7

Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Bò lớn nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường; trọng lượng bình quân đạt gần 480 kg/con; doanh thu trên 400 triệu đồng, thu lãi gần 100 triệu đồng, đặc biệt là không cần phải lo đầu ra...đó là những tín hiệu tích cực từ mô hình nuôi bò thịt thâm canh hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai.

Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Mô hình nuôi bò thịt thâm canh hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong - Ảnh: L.A

Đến thăm mô hình nuôi bò thịt thâm canh hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong và xã Hải Phú, huyện Hải Lăng với quy mô 10 con/mô hình, chúng tôi không khỏi bất ngờ về ngoại hình đẹp của giống bò hướng thịt lai BBB.

Ông Trần Kim Quang, chủ hộ tham gia mô hình tại xã Hải Phú cho biết, qua thực tế mô hình có thể khẳng định đây là giống bò có khả năng tăng trọng nhanh, kích thước lớn, tỉ lệ thịt xẻ cao; đặc biệt là thích nghi rất tốt với điều kiện môi trường, phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh tại địa phương.

Theo ông Quang, để thực hiện mô hình ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; đảm bảo diện tích nuôi nhốt, có hàng rào ngăn cách, có khu vực chế biến, phối trộn thức ăn. Bò giống 8 tháng tuổi đưa vào nuôi có trọng lượng bình quân khoảng 230 kg/con, được tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo quy định, tẩy giun sán, ký sinh trùng. Khẩu phần ăn cho bò được xây dựng theo tiêu chuẩn phù hợp với lứa tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng của bò thịt và được cân đối, điều chỉnh theo mức tăng trọng cũng như điều kiện thực tế.

Cụ thể, thức ăn thô xanh gồm cỏ voi, cỏ tự nhiên, ngô sinh khối ủ chua, chuối cây, rơm khô... đảm bảo 10 - 15% trọng lượng bò; thức ăn tinh gồm thức ăn công nghiệp hỗn hợp cho bò, bả bia, bả sắn tươi, bột ngô... đảm bảo 1 - 1,5% trọng lượng bò. Bổ sung khoáng đa lượng, vi lượng bằng tảng đá liếm.

Đàn bò được cho ăn cùng một lúc, chia thành 2 bữa; thức ăn tinh cho ăn trước, thức ăn thô cho ăn sau. Nước uống được cung cấp đầy đủ, thường xuyên để bò uống , hòa thêm muối để bổ sung lượng muối khoáng còn thiếu trong khẩu phần ăn. Bò được kiểm tra sức khỏe, tắm chải thường xuyên; máng ăn, máng uống được vệ sinh sạch sẽ; tiêu độc chuồng trại bằng thuốc sát trùng, vôi định kỳ.

Đặc biệt, khi vào giai đoạn vỗ béo (từ 18 - 21 tháng tuổi) bò còn được tiêm Pheromone và bổ sung thêm đạm cá trong khẩu phần ăn giúp bò giảm căng thẳng khi nuôi nhốt chuồng, phát triển cơ bắp, khả năng tăng trọng tốt hơn. Kết quả, sau hơn 10 tháng nuôi, bò đạt trọng lượng gần 480 kg, tăng trọng trên 0,9 kg/con/ngày. Với giá bán khoảng 80.000 đồng/kg thì dự kiến doanh thu đạt trên 410 triệu đồng, thu lãi gần 100 triệu đồng, cao hơn từ 1,5 - 2 lần so nuôi bò vàng địa phương.

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nguyễn Khắc Mạnh cho biết, giống bò hướng thịt lai BBB là kết quả của chương trình cải tạo đàn bò do đơn vị thực hiện trên cơ sở lai tạo giữa bò BBB và bò cái nền lai Zebu F1, F2.

Đây là giống bò có thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khả năng chống chịu bệnh tật cao, sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh giá trị thấp. Cùng với đó là việc áp dụng phương thức nuôi bò thịt thâm canh, sử dụng thức ăn phối trộn đảm bảo đủ khẩu phần ăn, đủ dinh dưỡng; chế độ chăm sóc, cho ăn được xây dựng phù hợp với từng thời điểm từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Do vậy, đàn bò thu nhận lượng thức ăn tốt, tốc độ tiêu hóa tốt, bò hấp thu các chất dinh dưỡng nhanh giúp cho quá trình tăng trọng nhanh hơn.

Thông qua mô hình còn hướng dẫn nông dân việc chế biến và dự trữ thức ăn cho đàn bò từ rơm khô, cỏ voi, ngô sinh khối được ủ chua. Đây là nguồn thức ăn dự trữ cho những thời điểm khan hiếm thức ăn thô xanh như mùa hạn, mùa đông giá rét.

Thức ăn đã qua chế biến bằng phương pháp ủ chua sẽ kích thích vị giác ăn ngon miệng, cải thiện chất lượng dinh dưỡng do hoạt động của vi sinh vật giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng. Hướng dẫn các hộ mô hình quy trình ủ lên men cá để làm cao đạm cá, giúp bổ sung thêm protein và các hoạt chất thiết yếu khác.

Đây là phương pháp mới nhằm bổ sung nguồn protein và các acid amin thiết yếu giá rẻ từ nguyên liệu có sẵn tại địa phương, giúp bò tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, nhờ đó bò sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh.

“Thực tế qua các mô hình cho thấy, trọng lượng bình quân lúc 18 - 22 tháng tuổi đạt 477 kg/con và khả năng tăng trọng đạt 0,93 kg/con/ngày. Tỉ lệ thịt xẻ đạt 55 - 60% nên được các đơn vị thu mua chọn mua với giá bán cao hơn so với các giống bò khác”, anh Mạnh cho hay.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Phú Quốc, về mặt kinh tế, ước tính doanh thu từ 2 mô hình đạt trên 820 triệu đồng, đem lại lợi nhuận gần 100 triệu đồng cho mỗi hộ chăn nuôi, cao hơn gấp 1,5 - 2 lần so với nuôi các giống bò khác. Hiệu quả từ mô hình sẽ là cơ sở để các địa phương xây dựng vùng chuyên canh bò sinh sản, bò thịt, khuyến khích việc trồng cỏ và các loại cây trồng làm thức ăn gia súc trong hệ thống nông nghiệp tuần hoàn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn bên ngoài.

Đây là một hướng đi hiệu quả và bền vững, giúp tăng thêm thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Một điểm đáng chú ý nữa của mô hình đó là thiết lập được các mối liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định thông qua hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp và thương lái giúp đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Người chăn nuôi không phải lo lắng về việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoặc rủi ro do giá cả biến động.

Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đồng thời xây dựng chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân yên tâm sản xuất và nâng cao thu nhập, cũng như phù hợp với xu thế phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh.

Lê An

Tin liên quan:
  • Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
    Sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

    Trước nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm càng được chú trọng thì sản xuất nông nghiệp cũng dần chuyển hướng theo nhu cầu người tiêu dùng. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe là một trong những giải pháp cơ bản nhất mang lại hiệu quả cao mà Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang triển khai có sự liên kết “4 nhà”.

  • Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
    Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm

    Những năm gần đây, chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao đã ảnh hưởng đến việc tái đàn, tăng đàn lợn của người chăn nuôi. Việc thiếu đầu tư thâm canh, quy mô nhỏ cũng làm cho chăn nuôi của tỉnh chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế tại địa phương, người chăn nuôi chưa chủ động con giống, thức ăn nên giá thành cao; mặt khác sản phẩm tiêu thụ bấp bênh. Do đó, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của tỉnh còn ở mức thấp. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ và ổn định đầu ra sản phẩm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm bước đầu mang lại hiệu quả khả quan.


Lê An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đi chợ thời 4.0

Đi chợ thời 4.0
2025-01-01 07:35:00

QTO - Mua hàng không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ từ thành phố tới vùng nông thôn, từ trung tâm thương mại, siêu thị đến chợ truyền thống, cửa...

Đakrông vượt khó xây dựng nông thôn mới

Đakrông vượt khó xây dựng nông thôn mới
2024-11-27 05:50:00

QTO - Đakrông là huyện miền núi có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn nhưng với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, địa phương nỗ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long