Cập nhật:  GMT+7

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở Đông Hà

Xác định giải ngân vốn đầu tư công tốt là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy công tác này, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở Đông Hà

Lãnh đạo thành phố Đông Hà thực hiện nghi thức khởi công công trình Nhà đa năng Trung tâm GDNN - GDTX thành phố, tháng 10/2024 - Ảnh: T.T

Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Đông Hà là 366.234 triệu đồng. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu 5.478 triệu đồng; ngân sách tỉnh 53.093 triệu đồng; nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2.500 triệu đồng; vốn đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn do thành phố quản lý 305.154 triệu đồng.

Để đảm bảo giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 theo Nghị quyết số 230/NQ - HĐND ngày 22/12/2023 của HĐND thành phố và các quyết định phân bổ vốn của UBND tỉnh, UBND thành phố Đông Hà đã kịp thời phân bổ và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành; yêu cầu các chủ đầu tư, quản lý dự án nâng cao trách nhiệm quản lý, nắm bắt, đốc thúc tiến độ thi công.

Kịp thời xử lý, tham mưu UBND thành phố giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công các công trình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dự án đầu tư, khắc phục kịp thời những yếu kém, hạn chế trong quản lý đầu tư. Chủ động, linh hoạt trong việc bổ sung, điều chỉnh nguồn vốn để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu từng công trình, dự án.

Đối với các dự án khởi công mới phải hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án và căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn, phải có mặt bằng thi công mới được đấu thầu, tổ chức thi công. Phối hợp chặt chẽ với trung tâm phát triển quỹ đất, UBND các phường và các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công, nhất là các công trình được bố trí vốn từ tỉnh và trung ương. Thực hiện giải ngân kịp thời cho các nhà thầu, đồng thời kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm hợp đồng và chậm trễ thi công; chủ động giải ngân nguồn vốn đảm bảo theo các mốc thời gian quy định.

Cùng với đó, lãnh đạo UBND thành phố định kỳ tổ chức các cuộc họp giao ban về tiến độ triển khai các công trình, dự án, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế, khảo sát, kiểm tra các công trình, dự án để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhất là công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thi công...

Nhờ những giải pháp này, tính đến ngày 15/11/2024, tổng giá trị giải ngân đạt 235.479 triệu đồng, bằng 64,3% kế hoạch; trong đó vốn ngân sách trung ương, tỉnh đạt 63,28%, vốn ngân sách thành phố đạt 64,5%.

Giải ngân vốn đầu tư công của Đông Hà cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, ngày 27/2/2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; đến ngày 26/4/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới ban hành Thông tư số 06/2024 hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia dẫn đến các gói thầu thuộc các công trình, dự án chưa chọn được nhà thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, nhất là các dự án khởi công mới.

Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân không đồng tình với phương án bồi thường, có trường hợp phải tổ chức cưỡng chế, mất rất nhiều thời gian.

Một số công trình gặp vướng mắc kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm mà nguyên nhân chính là do trách nhiệm của chủ đầu tư chưa cao, chưa quyết liệt mặc dù UBND thành phố đã thường xuyên chỉ đạo, có các giải pháp tháo gỡ như đường Đặng Trần Côn, đường kẹp hai bên cầu vượt Quốc lộ 9, đường quanh hồ Trung Chỉ, hạ tầng Khu dân cư Phạm Hồng Thái (giai đoạn 2), vỉa hè và hệ thống thoát nước đường Lê Lợi, vỉa hè đường Huỳnh Thúc Kháng...Một số nhà thầu chưa tập trung nhân lực, thiết bị, vật tư thi công dẫn đến chậm tiến độ, ảnh hưởng đến sinh kế, sinh hoạt của người dân...

Thông tin từ UBND thành phố Đông Hà cho biết, từ nay đến hết năm 2024, địa phương sẽ nỗ lực thực hiện các giải pháp để phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công của năm. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của lãnh đạo UBND thành phố.

Các chủ đầu tư, quản lý dự án tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, cản trở tiến độ thi công, giải ngân. Tăng cường chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung nhân lực, thiết bị, vật tư và tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án.

Thực hiện kịp thời, đầy đủ việc thanh toán khối lượng, giải ngân nguồn vốn theo các mốc thời gian quy định. Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với các nhà thầu vi phạm hợp đồng và chậm trễ tiến độ thi công. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Phối hợp thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, góp phần phát hiện, ngăn ngừa sai phạm khi thực hiện các công trình, dự án nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước.

Thanh Tuyền

Tin liên quan:
  • Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở Đông Hà
    Giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

    Năm 2023 kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ và HĐND tỉnh giao là 3.089,745 tỉ đồng. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị, tổng giá trị thanh toán vốn đầu tư công năm 2023 đến hết ngày 31/1/2023 là 38,02 tỉ đồng, đạt 1,2% kế hoạch. Để phấn đấu thực hiện mục tiêu trước ngày 31/12/2023 giải ngân đạt 100% kế hoạch đầu tư công, UBND tỉnh Quảng Trị đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để tích cực thực hiện ngay từ những tháng đầu năm 2023.

  • Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở Đông Hà
    Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là vấn đề quan tâm của các đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng nêu vấn đề: Trước thực trạng việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm so với kế hoạch được giao, Chính phủ đã có những giải pháp cụ thể nào nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2022; giải pháp căn cơ nào để nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công và đảm bảo được tiến độ giải ngân thực hiện các chương trình đã đề ra đúng kế hoạch?... Đây cũng là vấn đề quan tâm chung của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Trả lời của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề, nhất là những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của những tháng còn lại của năm 2022.

  • Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở Đông Hà
    Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ cấp bách

    Tại cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của 5 tỉnh miền Trung vào hôm nay 17/5 tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Tổ trưởng Tổ công tác số 1 của Thủ tướng nhấn mạnh: đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế đất nước, do đó Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt. Dự họp có lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương, ...


Thanh Tuyền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long