Cập nhật:  GMT+7

Nữ trưởng thôn năng động, nhiệt huyết ở Ba De

Đến thôn Ba De (xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), chúng tôi được nghe nhiều người kể về chị Hồ Thị Thương, nữ trưởng thôn năng động, nhiệt huyết trong công việc, luôn hết lòng vì bản làng. Chị đã mang đến nhiều đổi thay tích cực từ nhận thức đến hành động trong mỗi người dân Vân Kiều nơi đây. Trong đó, quan trọng nhất là thay đổi những định kiến, tư tưởng, phong tục lạc hậu, phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng hợp sức đưa bản làng vượt qua khó khăn, đổi thay từng ngày.

Nữ trưởng thôn năng động, nhiệt huyết ở Ba De

Chị Hồ Thị Thương tham gia giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương -Ảnh: H.N

Năm 2012, chị Thương tốt nghiệp Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế và trở về quê làm việc. Năm 2015, khi Đề án tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2015 - 2020 (Đề án 1618) triển khai thực hiện trên toàn tỉnh, chị đăng ký dự thi và trúng tuyển vào làm cán bộ Tuyên giáo - Dân vận tại UBND xã Linh Thượng (cũ) vào tháng 1/2016.

Từ năm 2018-2020, chị Thương được giao thêm nhiệm vụ làm Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Linh Thượng. Khi Đề án 1618 kết thúc, chị tiếp tục làm cán bộ tham mưu cho Đảng ủy xã Linh Trường (xã Linh Trường được sáp nhập từ xã Linh Thượng và Vĩnh Trường).

Ở mỗi vị trí công tác, chị Thương đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, được cấp trên ghi nhận, đánh giá cao.

Đến tháng 10/2023, chị được bầu làm Trưởng thôn Ba De. “Ban đầu, khi đảm nhận công việc trưởng thôn tôi không khỏi lo lắng, bởi xưa nay ở thôn Ba De chưa có phụ nữ đảm nhận công việc này.

Là người phụ nữ đầu tiên trong thôn giữ chức vụ trưởng thôn, tôi luôn tự dặn lòng phải cố gắng nhiều hơn nữa trong mọi việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của người dân, góp phần xây dựng bản làng ngày càng phát triển”, chị Thương cho biết.

Thôn Ba De có 109 hộ, trong đó có 45 hộ nghèo và cận nghèo. Người dân nơi đây chủ yếu đi làm thuê làm mướn nên thu nhập không cao.

Mặt khác, hằn sâu trong nếp nghĩ của nhiều người dân tộc thiểu số đó là những công việc quan trọng trong bản làng đều do đàn ông đảm nhận. Vì vậy, chị quyết tâm thay đổi suy nghĩ của người dân bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả cho bản làng để lấy đó làm minh chứng sinh động về vai trò, vị trí và sự đóng góp của nữ giới trong nhiều công việc khác nhau.

“Để đưa thôn Ba De phát triển, tôi đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền và vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương. Bản thân cũng không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt và tinh thần cống hiến để đáp ứng tốt yêu cầu công việc, đồng thời bám sát đời sống người dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Tôi luôn tin rằng, những gì mà nam giới làm được thì nữ giới cũng làm được”, chị Thương chia sẻ.

Là người địa phương, chị Thương hiểu rõ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trưởng thôn có vai trò rất lớn trong cộng đồng. Vì thế, chị luôn trăn trở làm sao phát huy vai trò của mình, đưa ra những cách làm thiết thực để tạo sự đồng thuận và hưởng ứng cao trong dân bản.

Ví dụ như việc đầu tiên chị làm là đi vận động bà con đóng góp 100.000 đồng/1 hộ để khôi phục lại hệ thống điện thắp sáng đường quê. Bằng những lời nói thấu tình, đạt lý, nữ trưởng thôn trẻ đã thuyết phục được người dân đồng tình đóng góp tiền để thay bóng đèn, dây điện, cột điện hư hỏng trong thôn và đóng góp hằng tháng 15.000 đồng/1 hộ trả tiền điện để duy trì hoạt động của hệ thống điện chiếu sáng làng quê. Hằng tháng, chị phát động toàn thôn thực hiện ngày Chủ nhật xanh để tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm.

Theo chị Thương, kết quả nổi bật từ khi chị làm trưởng thôn đó là bà con tham gia đầy đủ các cuộc họp thôn; công tác thu nộp các loại quỹ được người dân đồng tình cao; đường sá trong thôn xanh, sạch, đẹp, sáng và an toàn; đời sống văn hóa của bản làng có phần được nâng cao nhờ đẩy lùi hủ tục, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, phụ nữ và ý thức phòng chống dịch bệnh, thiên tai được quan tâm.

“Những kết quả đạt được đó là động lực để tôi tiếp tục mạnh dạn triển khai nhiều ý tưởng, việc làm thiết thực, khơi dậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong Nhân dân cùng xây dựng bản làng ngày thêm khởi sắc”, chị Thương cho hay.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Gio Linh Trần Thị Long cho biết: “Thời gian qua, vai trò và vị thế của người phụ nữ trên địa bàn huyện Gio Linh ngày càng được khẳng định trong đời sống xã hội với nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực, được các cấp, ngành ghi nhận và đánh giá cao. Góp phần vào những kết quả đáng tự hào đó có sự đóng góp quan trọng của phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số, tiêu biểu như nữ trưởng thôn Ba De Hồ Thị Thương. Chúng tôi xem đây là tấm gương sáng cần nhân rộng, nhất là trong giới nữ đồng bào Vân Kiều”.

Hoài Nhung

Tin liên quan:
  • Nữ trưởng thôn năng động, nhiệt huyết ở Ba De
    Những nữ trưởng thôn nhiệt huyết ở Ba Lòng

    Ở xã Ba Lòng, huyện Đakrông có những nữ trưởng thôn luôn nhiệt huyết với bản làng bằng những công việc thiết thực, cụ thể. Họ cũng chính là những cánh tay nối dài của Đảng, chính quyền về cơ sở; tuyên truyền những chủ trương, chính sách đến với Nhân dân để cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc và bản làng giàu đẹp, văn minh.

  • Nữ trưởng thôn năng động, nhiệt huyết ở Ba De
    Hoàng Thị Hẹn - nữ trưởng thôn năng lực, nhiệt tình

    Trách nhiệm và tâm huyết với cộng đồng, bà Hoàng Thị Hẹn (sinh năm 1965), Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tân Trung, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa luôn sẵn sàng đảm nhiệm và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Cũng vì thế, bà luôn được người dân địa phương tin tưởng, quý mến.


Hoài Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cam Lộ nhân rộng mô hình “Hố rác xanh”

Cam Lộ nhân rộng mô hình “Hố rác xanh”
2025-01-08 05:45:00

QTO - Để góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Cam Lộ...

Lợi ích kép từ việc giữ nghề truyền thống

Lợi ích kép từ việc giữ nghề truyền thống
2024-10-22 05:40:00

QTO - Vì nỗi lo cơm áo, một bộ phận người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông từng phải quay lưng với nghề mà cha ông để lại. Thực tế ấy nay đã thay đổi. Ngày...

Gương sáng lan tỏa phong trào thiện nguyện

Gương sáng lan tỏa phong trào thiện nguyện
2024-10-22 05:10:00

QTO - Nhiều năm nay, anh Trần Văn Kiểm (sinh năm 1985), Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị được biết đến là cá nhân...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long