{title}
{publish}
{head}
Vì nỗi lo cơm áo, một bộ phận người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông từng phải quay lưng với nghề mà cha ông để lại. Thực tế ấy nay đã thay đổi. Ngày có càng nhiều bà con phấn khởi khi tìm thấy lợi ích kép từ việc giữ nghề truyền thống.
Những chiếc chổi đót đẹp mắt ra đời từ bàn tay yêu lao động của người dân xã Đakrông -Ảnh: Q.Đ
Chủ tịch UBND xã A Bung Hồ Văn Hiền vui mừng thông báo, nhờ sự hỗ trợ của Tổ chức Plan, một lớp dạy nghề dệt thổ cẩm vừa được mở trên địa bàn, thu hút sự tham gia của đông đảo phụ nữ. Tham gia lớp học, chị em được hướng dẫn cách mang đến “làn gió mới” cho nghề truyền thống.
Từ sự hướng dẫn của giảng viên, họ đã sáng tạo ra được những bộ váy áo trẻ trung, hiện đại từ chất liệu thổ cẩm. Không những thế, chị em còn biết cách thiết kế các sản phẩm thời trang khác như: mũ, túi xách, khăn...
Anh Hiền chia sẻ: “Trước đây, phụ nữ trong xã đã tự học tập, mày mò và sáng tạo để tìm hướng đi mới cho thổ cẩm. Tuy nhiên, sự sáng tạo ấy mới dừng ở một mức nhất định. Nhờ lớp học này, chị em biết thêm nhiều điều hay”.
Sinh ra, lớn lên ở miền rừng, Chủ tịch UBND xã A Bung Hồ Văn Hiền hiểu rõ nỗi niềm của dân bản khi thấy nghề dệt thổ cẩm bị mai một. Một thời, vì không sống được bằng nghề truyền thống, nhiều nghệ nhân đã buộc lòng cất khung dệt vào góc nhà. Vì thế, hôm nay, chứng kiến nghề dệt thổ cầm hồi sinh, anh Hiền rất mừng.
Niềm vui nhân lên khi sản phẩm của bà con làm ra được khách hàng gần xa yêu thích, lựa chọn. Từ đây, thu nhập của các nghệ nhân tăng lên đáng kể.
“Để phát huy nghề truyền thống, chúng tôi đang nỗ lực xây dựng hợp tác xã dệt thổ cẩm A Bung. Ai cũng quyết tâm góp sức giúp những trang phục do chị em dệt ra trở thành sản phẩm OCOP”, anh Hiền nói.
Cũng như A Bung, xã Đakrông là địa phương lưu giữ nhiều nghề truyền thống. Tuy nhiên, do nghề không mang lại thu nhập ổn định nên một bộ phận bà con từng không mấy mặn mà. Gần đây, thấy một số nghề truyền thống, đặc biệt là nghề làm chổi đót tìm được hướng đi đúng và đang hồi sinh, người dân trong xã rất phấn khởi.
Nhờ sản xuất chổi đót, nhiều hội viên phụ nữ, người khuyết tật đã gia tăng thu nhập. Những đơn hàng lớn đến với bà con ngày càng nhiều.
Quyền Chủ tịch UBND xã Đakrông Hồ Văn Chiến cho biết: “Hiện nay, lãnh đạo xã đang tiếp tục nỗ lực tìm kiếm thêm nguồn lực, giải pháp để giữ các nghề truyền thống trên địa bàn, trong đó có nghề sản xuất chổi đót”.
Nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, Đakrông là mảnh đất hội tụ ba dân tộc: Kinh, Vân Kiều và Pa Kô. Nhiều năm nay, người dân địa phương, đặc biệt là bà con Vân Kiều, Pa Kô luôn tích cực giữ gìn các giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông để lại.
Đặc biệt, việc giữ nghề truyền thống luôn nhận được sự quan tâm lớn từ cán bộ, người dân. Ai cũng hiểu rằng, nỗ lực này sẽ mang lại lợi ích kép, vừa góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa giúp bà con cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, thực tế đặt ra khá nhiều thử thách cho việc giữ nghề truyền thống của người dân huyện Đakrông. Trước đây, phần lớn sản phẩm mà bà con làm ra chỉ quẩn quanh trong vùng. Vì bỏ nhiều thời gian, công sức nên các sản phẩm người dân làm ra thường có giá thành khá cao, không cạnh tranh nổi với hàng hóa từ miền xuôi đưa lên.
Vì lẽ mưu sinh, nhiều người dân địa phương đành tìm những công việc khác để kiếm sống. Một bộ phận bạn trẻ không còn mặn mà với nghề được ví là hồn cốt dân tộc mình. Đó cũng chính là lý do dẫn đến việc dù rất phong phú, đa dạng, nghề truyền thống ở huyện Đakrông vẫn đứng trước nguy cơ bị mai một.
Trước thực tế ấy, thời gian qua, lãnh đạo huyện Đakrông đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để lưu giữ, phát huy nghề truyền thống. Huyện tích cực huy động, phát huy hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án và sự hỗ trợ của những tổ chức phi chính phủ.
Các nguồn vốn từ chương trình khuyến công, chương trình 30A - hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững được bố trí kịp thời. Nhiều lớp đào tạo nghề truyền thống đã được mở trên địa bàn. Người dân gắn bó với nghề truyền thống được tạo điều kiện tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm do bà con làm ra được tạo điều kiện đưa đến các hội chợ, chương trình xúc tiến đầu tư lớn.
Trong nhiều giải pháp của mình, lãnh đạo huyện Đakrông xác định, việc quan trọng là khơi dậy tình yêu những giá trị tốt đẹp, ý thức bảo tồn nghề truyền thống trong mỗi người dân. Vì thế, các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức đều đặn, rộng khắp nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động.
Vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín, đặc biệt là các nghệ nhân được đề cao. Từ đây, nhiều người đã trở thành những “hạt nhân” trong công tác giữ nghề truyền thống cho mai sau. Một số nghệ nhân đã trực tiếp đứng lớp giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cho bà con trên địa bàn, đặc biệt là các bạn trẻ.
Những nỗ lực trong giữ nghề truyền thống ở huyện Đakrông đã mang lại những kết quả đáng mừng. Hiện nay, nhiều nghề truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô đã được khôi phục, phát huy như: dệt thổ cẩm, chổi đót, rượu men lá, rượu cần, đan lát, rèn...
Một số nghề đã được định hình trong tâm trí khách hàng gắn liền với những miền quê cụ thể như: dệt thổ cẩm (xã A Bung), chổi đót (xã Đakrông), rượu men lá (xã Ba Nang)...
Không còn mang tính tự cung, tự cấp, các sản phẩm do bà con làm ra đã đến được với khách hàng trong và ngoài nước. Từ đây, nghề truyền thống mang lại thu nhập ổn định cho ngày càng nhiều người dân. Bà con có thêm động lực để tiếp tục làm nghề truyền thống và truyền dạy cho con cháu.
Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng kể trên chỉ mới là những điểm sáng trong bức tranh tổng thể về công tác giữ gìn, phát huy nghề truyền thống tại huyện Đakrông. Để nhân lên lợi ích kép từ nghề mà cha ông để lại, cán bộ, người dân trên địa bàn vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa.
Đặc biệt, vai trò của mỗi người dân, nhất là các nghệ nhân cần phát huy cao độ. Bởi, chính họ sẽ trực tiếp biến các mô hình hay, cách làm sáng tạo về giữ nghề truyền thống mà mình từng tìm hiểu, học tập trở thành hiện thực.
Quang Hiệp
QTO - Sau một năm thực hiện chia tách từ Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Linh, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Vĩnh Linh phát huy hiệu quả thế mạnh trong công...
QTO - Vấn đề bảo vệ môi trường từ lâu không còn là câu chuyện của riêng ai. Chung tay bảo vệ môi trường, học sinh tỉnh Quảng Trị đã có nhiều cách làm hay,...
QTO - Cùng với việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh, những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Gio Linh luôn quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật...
QTO - Nhiều năm nay, anh Trần Văn Kiểm (sinh năm 1985), Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị được biết đến là cá nhân...
Cuộc sống hiện đại khiến bạn bị stress kéo dài cùng với việc ăn uống không điều độ làm gia tăng bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Giải pháp nào để bảo vệ dạ dày...
QTO - Những năm qua, huyện Hướng Hóa tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao nhận thức của...
QTO - Hiện nay, thời tiết bước sang giai đoạn giao mùa thu - đông, nhiệt độ trong ngày thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi để các loại vi rút, vi...
QTO - Đã 2 năm nay, cuộc sống ông Võ Bá (sinh năm 1938), trú tại Khu phố 9, Phường 5, TP. Đông Hà gắn với giường bệnh. Tuổi già ốm đau triền miên, lại phải...
QTO - Không phải ngẫu nhiên mà các nhà hảo tâm thường chọn cơ quan báo chí là địa chỉ tin cậy để phối hợp thực hiện công tác từ thiện, an sinh xã hội. Bởi...
QTO - Hơn 3 năm qua, các hoạt động kết nối yêu thương của Hội Phụ nữ cơ sở Phòng Công tác đảng và công tác chính trị, Công an tỉnh Quảng Trị được tổ chức...
QTO - Bao đời nay, phụ nữ và trẻ em (PN&TE) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) chịu thiệt thòi về nhiều mặt, đặc biệt là từ những...
QTO - Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức mở ra cơ hội cho hàng trăm trẻ thiếu may mắn trên toàn tỉnh được...