Cập nhật:  GMT+7

Nông nghiệp kết hợp dịch vụ - mô hình kinh tế mới ở vùng cao

Nắm bắt xu thế phát triển, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm sản xuất, đó là cách mà anh Hồ Văn Cương, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Cheng, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa đã vận dụng để từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đi mới - nông nghiệp kết hợp dịch vụ. Bước đầu, mô hình này mang lại kết quả khả quan. Anh được đánh giá là một trong những nông dân tiêu biểu đi đầu phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nông nghiệp kết hợp dịch vụ - mô hình kinh tế mới ở vùng cao

Ông Cương (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu sản xuất - Ảnh: N.T

Trên tổng diện tích hơn 2 ha, trước đây gia đình anh Cương chủ yếu làm lúa nước và một số loại cây trồng ngắn ngày. Nhận thấy cách làm này tuy cơ bản đáp ứng nhu cầu lương thực quanh năm cho gia đình nhưng để vươn lên làm giàu thì rất khó.

Qua nghiên cứu một số mô hình ở vùng khác có điều kiện tương đồng, anh Cương quyết định chuyển đổi sang mô hình nuôi cá nước ngọt kết hợp nuôi gà và lợn bản địa. Tận dụng lợi thế địa hình nằm cạnh suối, nguồn nước dồi dào quanh năm, anh Cương quy hoạch đào 3 ao cá khá lớn, thả các loại cá truyền thống như: trắm, rô phi, chép, mè, trê...

Khu vực xa suối thì anh xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà và lợn bản, đồng thời kết hợp trồng một số loại cây làm thức ăn cho vật nuôi.

Nhờ tích cực nghiên cứu, học hỏi thông qua sách báo, internet, tham gia tập huấn và các mô hình tiêu biểu ở các vùng khác, sau gần 4 năm, đến nay, anh Cương đã dần hình thành một mô hình kinh tế đa con phát triển thuận lợi. Thức ăn cho cá, gà và lợn được anh chủ yếu tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: bã khoai, sắn, đậu, thân và lá cây chuối, cỏ... nên vừa hạn chế chi phí, vừa đảm bảo vật nuôi phát triển tốt.

Gà và lợn được lựa chọn con giống kỹ càng theo giống bản địa, có sức đề kháng tự nhiên tốt, ít bị dịch bệnh, được chăn nuôi theo hình thức kết hợp nuôi nhốt và thả vườn, đáp ứng cung cấp gà, lợn thịt và giống. Đầu ra sản phẩm của mô hình được đảm bảo, khách hàng chủ yếu liên hệ đặt mua tại nhà. Đàn gà hiện phát triển lên đến trên 500 con, cá và gà được anh xuất bán quanh năm. Tổng đàn lợn nái, lợn thịt và lợn giống trên 30 con.

Ngoài ra, nắm bắt nhu cầu khách hàng hiện nay muốn tìm đến những địa điểm xa khu dân cư, có không khí trong lành để nghỉ ngơi, trải nghiệm, anh Cương đã đầu tư xây dựng 4 nhà sàn nổi trên mặt nước hồ cá để phục vụ nhu cầu trải nghiệm câu cá và ẩm thực. Với không gian thoáng đãng, gần suối, nhiều ao hồ và đặc biệt là tất cả nguyên liệu phục vụ ẩm thực đều có sẵn tại vườn, như: cá, gà, lợn bản, rau sạch... nên dần thu hút được lượng khách đến đây tham quan, trải nghiệm ngày càng đông.

Tuy mới bước đầu triển khai, mô hình chăn nuôi kết hợp dịch vụ của gia đình anh Cương mang lại kết quả khả quan, vừa nâng cao thu nhập cho gia đình, vừa tạo điều kiện cho lao động tại địa phương theo từng mùa vụ. Trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu về trên 150 triệu đồng từ mô hình.

“Tôi nhận thấy cách làm này hiệu quả hơn làm lúa nước rất nhiều. Thời gian tới, gia đình tiếp tục mở rộng, khuyến khích các con cùng làm. Vừa làm, vừa học hỏi thêm, lấy kết quả bước đầu để đầu tư tiếp nhằm hạn chế vay vốn.

Nghiên cứu thêm cây, con mới kết hợp các dịch vụ khác, liên kết với các điểm dịch vụ trên địa bàn để tăng lượng khách, đảm bảo vừa phát triển nông nghiệp, vừa phát triển dịch vụ.

Hiện tại, chúng tôi đang chuẩn bị đào thêm 1 ao cá, đang triển khai xây dựng thêm hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn và gà bản; xây dựng hệ thống nhà bếp phục vụ dịch vụ ẩm thực cho khách đến tham quan và trải nghiệm”, anh Cường chia sẻ.

Ngọc Trang

Tin liên quan:
  • Nông nghiệp kết hợp dịch vụ - mô hình kinh tế mới ở vùng cao
    Mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả ở vùng biên

    Tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp để đưa vào sản xuất nên những năm qua, gia đình bà Bùi Thị Hóa, ở khóm Tây Chín, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa đã phát triển được mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả với tổng thu nhập mỗi năm hơn 200 triệu đồng.

  • Nông nghiệp kết hợp dịch vụ - mô hình kinh tế mới ở vùng cao
    Thu nhập cao với mô hình kinh tế tổng hợp

    Tuổi đời còn khá trẻ, song anh Nguyễn Đình Hợp (sinh năm 1991), Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Đông Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Nhờ đó mà những năm qua, không chỉ tăng thu nhập cho gia đình, anh còn là một trong những điển hình được nhiều hộ dân trong vùng học hỏi, làm theo.


Ngọc Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khẩn trương phục hồi cây lúa bị đổ ngã

Khẩn trương phục hồi cây lúa bị đổ ngã
2025-04-15 05:30:00

QTO - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, tối ngày 12/4 và rạng sáng ngày 13/4 trên địa bàn tỉnh đã có mưa to kết hợp với gió mạnh đã làm hơn 1.100 ha lúa...

Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai

Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai
2025-04-14 05:35:00

QTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị những năm qua thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, nhất là xảy ra một số đợt mưa lũ cực đoan, dị thường, gây thiệt...

45 năm tận tụy giữ rừng

45 năm tận tụy giữ rừng
2025-04-12 05:40:00

QTO - Đó là câu chuyện và hành trình của ông Nguyễn Đình Trọng ở thôn Hòa Bình, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh. Với ông, rừng như là sinh mệnh nên hơn 45...

Đổi thay từ những rẫy cà phê ở Hướng Phùng

Đổi thay từ những rẫy cà phê ở Hướng Phùng
2025-04-12 05:30:00

QTO - Những vườn cà phê đặc sản dưới tán cây rợp bóng ở Hướng Phùng giờ đây không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là điểm đến của du khách gần xa. Để...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long