Cập nhật:  GMT+7

Đông Hà nâng cao chất lượng công tác dân số

Là đô thị trung tâm tỉnh lỵ, dân cư tập trung với mật độ đông, những năm qua, công tác dân số ở thành phố Đông Hà được triển khai đồng bộ, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đông Hà nâng cao chất lượng công tác dân số

Người cao tuổi tập thể dục để nâng cao sức khỏe ở Công viên Fidel, thành phố Đông Hà - Ảnh: T.T

Kết quả nổi bật là thành phố Đông Hà đã tập trung tuyên truyền, triển khai đạt kết quả cao Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”; Nghị quyết số 45/2020/NQHĐND của HĐND tỉnh về Chính sách dân số và phát triển tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Từ đó, người dân địa phương hiểu rõ về lợi ích của kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), không kết hôn và sinh con quá sớm, không lựa chọn giới tính khi sinh dưới bất kỳ hình thức nào, không sinh quá dày, không sinh nhiều con và không sinh con sau 35 tuổi, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, nuôi dạy con tốt.

Hằng năm các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức có hiệu quả chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ dân số/ KHHGĐ, đẩy mạnh dịch vụ KHHGĐ; tổ chức quản lý thai nghén, khám thai, cung cấp dịch vụ KHHGĐ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, thuận tiện và an toàn.

Đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin, truyền thông về thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS); các quy định của pháp luật về kiểm soát MCBGTKS nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, hạn chế việc lựa chọn giới tính khi sinh; gắn hoạt động kiểm soát MCBGTKS với hạn chế tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên, với nguyên nhân lựa chọn giới tính; lồng ghép nội dung kiểm soát MCBGTKS vào các phong trào tại địa phương như xây dựng khu phố văn hóa, xây dựng hương ước, quy ước...

Triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tăng cường truyền thông lợi ích của việc sàng lọc, cách thức tham gia sàng lọc; tăng cường công tác quản lý cập nhật, tư vấn; triển khai dịch vụ sàng lọc sơ sinh tại Khoa Sản, Trung tâm Y tế thành phố, đến nay 95% trẻ sinh tại đây được sàng lọc sơ sinh.

Tăng cường tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân và cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên. Đến nay đã triển khai tại 7/9 phường; thành lập 7 Câu lạc bộ “Tiền hôn nhân”, thu hút lần lượt hơn 5.000 lượt nam, nữ thanh niên tham gia, các câu lạc bộ đã định kỳ tổ chức sinh hoạt với những nội dung thiết thực góp phần nâng cao hiểu biết và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên/thanh niên.

Tăng cường tư vấn và khám sức khỏe cho nam, nữ thanh niên sắp kết hôn. Việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng về sự đa dạng, thuận tiện và an toàn. Từ năm 2021 đến nay, 9/9 trạm y tế phường đã triển khai thực hiện dịch vụ KHHGĐ thường xuyên tại trạm; các cơ sở y tế được tăng cường phương tiện kỹ thuật đảm bảo thuận tiện, kịp thời, an toàn cho đối tượng thực hiện dịch vụ KHHGĐ.

Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được triển khai hiệu quả trên địa bàn 9 phường. Tiêu biểu như mô hình “Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng” được triển khai tại Phường 5, Đông Lương, Đông Lễ và Đông Thanh; 7 Câu lạc bộ “Người cao tuổi giúp người cao tuổi” với gần 400 hội viên sinh hoạt định kỳ với những nội dung thiết thực, hiệu quả; chiến dịch chăm sóc người cao tuổi được triển khai có chất lượng, thu hút người cao tuổi đến tư vấn, khám sức khỏe và lập hồ sơ quản lý sức khỏe tại trạm y tế các phường ngày càng tăng.

Công tác truyền thông, giáo dục dân số và phát triển được coi trọng thực hiện trên nhiều mặt. Trong đó, tập trung tuyên truyền về mức sinh, giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên; kiểm soát MCBGTKS; các kế hoạch, đề án, chương trình nâng cao chất lượng dân số; phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng già hóa dân số.

Cách thức truyền thông, giáo dục đã có sự đổi mới, phù hợp với mọi lứa tuổi thông qua đội ngũ cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số và mạng xã hội zalo, facebook, tittok. Nhờ vậy, nhận thức và hành động của toàn xã hội về dân số và phát triển được nâng lên rõ rệt...

Đây là nền tảng cơ bản để tỉ suất sinh trên địa bàn từ 14,33%o năm 2020 giảm còn 12,7%o năm 2023, dự kiến năm 2024 đạt 12,6%o; tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,05% năm 2020 giảm còn 0,88% năm 2023, dự kiến năm 2024 là 0,86%; tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 16% năm 2020 xuống còn 13,9% năm 2023, dự kiến năm 2024 là 13,7%; tỉ số giới tính khi sinh tương đương 110/100 năm 2020 giảm xuống 106/100 năm 2023, dự ước năm 2024 là 106/100; tỉ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại từ 69% năm 2020 tăng lên 72,9% năm 2023, dự kiến năm 2024 đạt 73%...

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đông Hà Nguyễn Sỹ Trong, công tác dân số được triển khai hiệu quả đã tạo động lực quan trọng để Đông Hà phát triển nhanh, bền vững. Tuy vậy, lĩnh vực này vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, nhất là vấn đề MCBGTKS vẫn đang có nguy cơ tăng trở lại bởi một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng có con trai để “nối dõi tông đường”; tình trạng yêu sớm, quan hệ tình dục trước hôn nhân, mang thai sinh con ở tuổi vị thành niên những năm gần đây tăng ... Những vấn đề này sẽ được địa phương tập trung giải quyết bằng các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để công tác dân số tiếp tục có bước chuyển biến tích cực hơn nữa.

Thanh Tuyền

Tin liên quan:
  • Đông Hà nâng cao chất lượng công tác dân số
    Nỗ lực giảm sinh, nâng cao chất lượng dân số ở Đông Hà

    Thời gian qua, TP. Đông Hà triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu giảm sinh gắn với nâng cao chất lượng dân số. Nhờ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ nên công tác dân số của thành phố đạt nhiều kết quả đáng kể, giữ được mức sinh ổn định, đảm bảo mức sinh thay thế, góp phần nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

  • Đông Hà nâng cao chất lượng công tác dân số
    Đẩy mạnh nâng cao chất lượng dân số

    Thời gian qua, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho người dân trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số ở địa phương. Để có được điều đó, ngành y tế - dân số đã đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ các mô hình, đề án với nhiều cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả.

  • Đông Hà nâng cao chất lượng công tác dân số
    Xã A Vao nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

    Khắc phục khó khăn của một xã vùng đặc biệt khó khăn, thời gian qua, đội ngũ cán bộ y tế - dân số ở xã A Vao, huyện Đakrông luôn triển khai các giải pháp truyền thông phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trong tình hình mới. Nhờ vậy, làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) và thực hiện KHHGĐ, góp phần nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.


Thanh Tuyền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long