{title}
{publish}
{head}
Không giàu sang về vật chất, thế nhưng vợ chồng ông Bùi Đức Đặng (sinh năm 1958) và bà Phan Thị Hiếu (sinh năm 1966), hiện đang sống tại thôn Hà My, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị lại được nhiều người ngưỡng mộ bởi 5 đứa con đều chăm ngoan, học giỏi. Đây cũng là một trong những gia đình tiêu biểu được Hội Khuyến học huyện Triệu Phong vinh danh là “Gia đình cử nhân” năm 2023.
Vợ chồng ông Đặng nâng niu, gìn giữ những tờ giấy khen thời còn đi học của con mình - Ảnh: T.P
Trên đường cùng chúng tôi đến thăm gia đình ông Đặng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học huyện Triệu Phong Nguyễn Xuân Búa đã chia sẻ rằng: “Sau 10 năm thực hiện Quy chế về vinh danh “Gia đình cử nhân”, đã có nhiều gia đình trên địa bàn huyện Triệu Phong được ghi nhận, biểu dương, gia đình ông Đặng là một trong số đó.
Mặc dù hoàn cảnh trước đây vô cùng khó khăn song vợ chồng ông ấy vẫn nỗ lực vượt qua để nuôi dưỡng các con ăn học đến nơi đến chốn”.
Đến nơi, chúng tôi ấn tượng với ngôi nhà tuy nhỏ nhưng được bố trí ngăn nắp, gọn gàng của gia đình ông Đặng. Ở những vị trí trang trọng, dễ chú ý nhất trong nhà, vợ chồng ông treo hình chụp kỷ niệm của gia đình cùng những tấm bằng tốt nghiệp cử nhân, giấy khen của các con mình.
Với vợ chồng ông, đó không chỉ đơn thuần là sự biểu dương, khen ngợi mà còn là thành quả của biết bao nỗ lực vượt khó, là thứ tài sản vô giá mà không một của cải vật chất nào có thể so sánh được.
Gia đình ông Đặng từng có một quá khứ vô cùng gian nan, vất vả. Ông bà kết hôn và lần lượt sinh 5 người con. Để có tiền trang trải cuộc sống, không có việc gì là ông bà không làm. “Thời điểm ấy, nhiều người gọi tôi là “thợ đụng” vì cứ việc gì có thể kiếm ra đồng tiền chân chính, tôi đều làm”, ông Đặng nói.
Ngoài làm ruộng, nhận đi cấy thuê, ông còn làm thêm nghề mộc. Trong khi đó, bà Hiếu ở nhà hết tất bật với vườn rau màu, lại quay sang nuôi bò, nuôi gà... Trong ký ức của mình, bà Hiếu không quên những năm tháng khốn khó, quần quật làm việc từ khi trời chưa kịp sáng cho đến quá nửa đêm để có tiền nuôi các con.
Vất vả là thế nhưng vợ chồng vẫn động viên nhau cố gắng để cả 5 người con không ai bị thiệt thòi. Quan trọng là các con phải được đến trường, học con chữ và học làm người. “Hơn ai hết, chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc học.
Thế nên dù khó khăn, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện cho con nghỉ học mà luôn động viên các con nỗ lực nhiều hơn.
May mắn là các con tôi đều là những đứa trẻ hiểu chuyện, không chỉ ham học hỏi mà còn luôn ý thức nhắc nhở nhau học tập và đỡ đần ba mẹ công việc trong nhà.
Sau này khi Nhà nước có chủ trương cho học sinh, sinh viên vay vốn, chúng tôi được hướng dẫn làm thủ tục vay ngân hàng nên có thêm điều kiện tiếp tục lo cho các con ăn học”, bà Hiếu bộc bạch.
Ngày nhận được tờ giấy báo đỗ đại học của các con, vợ chồng ông Đặng như vỡ òa trong hạnh phúc bởi dường như nỗi nhọc nhằn của ông bà phần nào được đền đáp. Cả 5 người con của ông bà là chị Bùi Đức Trà My (sinh năm 1989); chị Bùi Thị Diễm My (sinh năm 1991); anh Bùi Đức Tuấn Phong (sinh năm 1993); chị Bùi Phan Quỳnh Linh (sinh năm 1995) và anh Bùi Đức Tấn Minh (sinh năm 2000) đều tốt nghiệp cử nhân loại khá, giỏi.
Hiện cả 5 người đều đã có công việc với mức thu nhập ổn định tại TP. Hồ Chí Minh. Cuộc sống của gia đình ông Đặng vì thế đã không còn khó khăn như trước. Cách đây 3 năm, vợ chồng ông cũng đã chính thức hoàn trả toàn bộ số nợ đã vay của Nhà nước để nuôi con ăn học.
Ông Đặng cho biết: “Nhiều lần cả gia đình có cơ hội quây quần bên nhau, vợ chồng tôi vô cùng xúc động khi các con chia sẻ rằng ngày trước dù phải làm việc tất bật cả ngày nhưng ba mẹ chưa từng than thở, ngược lại luôn quan tâm, động viên khiến các con có động lực để cố gắng học tập thật giỏi, không phụ lòng ba mẹ”.
Được biết, ngoài tham gia công tác xã hội, hiện ông Đặng còn là thành viên Ban Chấp hành Hội Khuyến học xã Triệu Hòa. Mỗi ngày ông luôn nỗ lực để lan tỏa tinh thần hiếu học đến những người xung quanh.
Nhìn lại hành trình gian khó đã qua, ông Đặng và bà Hiếu không khỏi tự hào về những điều mà gia đình mình đã đạt được. Câu chuyện về “Gia đình cử nhân” này vẫn được người dân tại thôn Trà My nhắc đến với sự ngưỡng mộ, làm gương để động viên con cháu học hành.
Trúc Phương
QTO - Khắc sâu lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”, cộng đồng các dân...
QTO - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có 31 xã, thị trấn với 20.999 hộ, 93.673 nhân khẩu, chiếm tỉ lệ 14% dân số toàn tỉnh, gồm 2 cộng đồng dân tộc...
QTO - Đến các xã nông thôn mới (NTM) hôm nay, cảm nhận chung của chúng tôi là sự thay đổi diện mạo các vùng nông thôn một cách rõ nét. Ở đó, các địa phương...
QTO - Song song với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, những năm qua, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 337 đóng tại huyện Hướng Hóa luôn tích cực...
QTO - Trên con đường học tập, em Trần Nhật Linh (sinh năm 2002), trú tại Khu phố 1, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từng đứng trước nhiều...
QTO - Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, kể từ ngày lập lại tỉnh 1/7/1989 đến nay, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị đã không ngừng...
QTO - Nhiệm kỳ qua, Chi đoàn Báo Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, làm sáng đẹp thêm hình ảnh những nhà báo trẻ tuổi năng...
QTO - Sau 9 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc bổ sung chủ tịch UBND cấp xã vào thành viên Ban đại diện hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng...
QTO - Nhà bà Nguyễn Thị Tính nằm cuối con hẻm chật hẹp, ngoằn ngoèo ở Khu phố 3, Phường 1, TP. Đông Hà. Bà Tính thường ví cuộc đời thiếu suôn sẻ, gần như...
Thư ngỏ chung tay thực hiện Chương trình “Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường”
QTO - Từ một thị xã nhỏ nơi ngã ba Đường 9, tiêu điều bước ra khỏi cuộc chiến tranh vào năm 1972, sau một chặng đường nỗ lực dựng xây và phát triển, đến...
QTO - Việc già làng, trưởng bản, cán bộ người dân tộc thiểu số gương mẫu đi đầu xây dựng bản làng trở thành “điểm sáng” văn hóa cộng đồng dân cư trong cả...