{title}
{publish}
{head}
Các nhà khoa học Nhật Bản sẽ “trình làng” một sản phẩm tàu vũ trụ khác biệt nhất thế giới - vệ tinh đầu tiên được làm bằng gỗ, thân thiện với môi trường mang tên Lignosat.
Vệ tinh Lignosat được chế tạo bằng gỗ Mộc lan, loại gỗ này trong các thí nghiệm trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) cho kết quả đặc biệt ổn định và có khả năng chống nứt. Hiện các kế hoạch đang được hoàn thiện để phóng vệ tinh thông qua tên lửa của Mỹ vào mùa hè này.
Vệ tinh làm từ gỗ đã được các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto và Công ty Khai thác Sumitomo Forestry chế tạo nhằm thử nghiệm ý tưởng sử dụng vật liệu phân hủy sinh học, tiến đến việc thay thế kim loại trong chế tạo vệ tinh.
Hình ảnh vệ tinh làm bằng gỗ Lignosat. Nguồn: Đại học Kyoto
Theo Takao Doi, phi hành gia người Nhật kiêm kỹ sư hàng không vũ trụ tại Đại học Kyoto, tất cả các vệ tinh quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất đều đốt cháy và tạo ra các hạt alumina nhỏ, chúng sẽ trôi nổi trong tầng cao của bầu khí quyển trong nhiều năm và gây ảnh hưởng đến môi trường Trái đất.
Để giải quyết vấn đề trên, các nhà nghiên cứu ở Kyoto đã thiết lập một dự án đánh giá các loại gỗ, để xác định xem khả năng chịu đựng của từng mẫu gỗ trong điều kiện khắc nghiệt khi phóng vào không gian và các chuyến bay dài trên quỹ đạo quanh Trái Đất. Các thử nghiệm đầu tiên được thực hiện trong phòng thí nghiệm có sự mô phỏng lại các điều kiện trong không gian. Kết quả cho thấy, các mẫu gỗ này được phát hiện không có sự thay đổi nào về khối lượng hay có dấu hiệu phân hủy hoặc hư hỏng.
Tiếp theo, các mẫu này được gửi đến ISS, nơi chúng được thử nghiệm phơi nhiễm trong gần một năm trước khi được đưa về Trái Đất. Điều bất ngờ cho thấy, các mẫu gỗ hầu như ít có dấu hiệu hư hỏng và không có sinh vật sống nào có thể làm gỗ mục nát.
Hình ảnh rác thải vũ trụ trên Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Nguồn: ESA/PA.
Koji Murata, người đứng đầu dự án chế tạo Vệ tinh Lignosat cho biết: “Khả năng chịu đựng những điều kiện bất lợi này của gỗ khiến các nhà khoa học tỏ ra kinh ngạc.”
Nhiều loại gỗ đã được thử nghiệm, bao gồm cả gỗ Anh đào Nhật Bản, trong đó gỗ từ cây Mộc lan được chứng minh là loại chắc chắn nhất. Ông Murata cho biết, loại gỗ này hiện đã được Kyoto sử dụng để chế tạo vệ tinh trước khi thực hiện một số thí nghiệm nhằm xác định mức hoạt động của tàu vũ trụ trên quỹ đạo.
“Một trong những nhiệm vụ của vệ tinh là đo độ biến dạng của kết cấu gỗ trong không gian. Gỗ bền và ổn định theo một hướng nhưng kích thước cũng có thể dễ bị thay đổi và nứt theo hướng khác”, ông Murata chia sẻ với tờ The Guardian.
Nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học British Columbia, Canada tiết lộ rằng nhôm từ các vệ tinh khi trở lại Trái Đất có thể gây ra sự suy giảm nghiêm trọng tầng ozone và cũng có thể ảnh hưởng đến lượng ánh sáng mặt trời truyền đến mặt đất. Do đó, sự phát minh ra các vệ tinh làm từ chất liệu thân thiện với môi trường như gỗ là thực sự cần thiết.
Thu Thảo (Theo The Guardian)
QTO - Năm 2023, Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực việc làm liên quan đến năng lượng tái tạo, xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục phát triển với...
QTO - Kinh tế toàn cầu chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại khi các nền kinh tế lớn: Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và các khu vực khác đối mặt với vô vàn thách...
VOV.VN - Cuộc khủng hoảng di dời đang diễn ra ở Sudan khiến ít nhất 25 triệu người đang phải đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng ngày càng gia tăng.
(Tin Tức) - Theo hãng tin Reuters, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell ngày 19/2 cho biết 26 trong số 27 quốc...
QTO - Nhật Bản đang phải đổi mặt với tỷ lệ sinh giảm, dân số già và thiếu người trẻ để có thể tiếp tục tổ chức các sự kiện quan trọng.
QTO - Một nghiên cứu mới đây thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc, Ủy ban châu Âu và Chính phủ Ukraine cho thấy, chi phí để phục hồi lại nền...
QTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp lên Quốc hội nước này liên quan đến việc phê duyệt khoản viện trợ quân sự trị giá 60 tỷ USD...
VOV.VN - Người phát ngôn Liên Hợp Quốc cho biết một cuộc họp kéo dài 2 ngày với sự tham dự của các đại diện đặc biệt của nhiều quốc gia do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António...
QTO - Những cây cầu qua sông đang là mấu chốt quan trọng mà các quốc gia hướng tới để loại bỏ những thách thức về mặt địa lý, cải thiện chất lượng giao...
QTO - Động thái gia nhập của Kiev có thể kéo cả NATO vào cuộc chiến với Nga.
VOV.VN - Có những ý kiến cho rằng việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine thông qua đàm phán là bất khả thi. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng quan điểm này là sai lầm và...
VOV.VN - Tại Hội nghị an ninh Munich đang diễn ra tại Đức, lãnh đạo và quan chức cấp cao các nước đã gia tăng những lời kêu gọi yêu cầu chấm dứt xung đột tại Gaza và thúc đẩy...