{title}
{publish}
{head}
Hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi hươu lấy nhung, thương binh Ngô Điệt, ở thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị tích cực động viên và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi hươu cho các thành viên Tổ hợp tác nuôi hươu của xã cũng như bà con làng xóm, cùng nhau phát triển nghề nuôi hươu, làm giàu cho gia đình và quê hương.
Thương binh Ngô Điệt tiên phong phát triển nghề nuôi hươu lấy nhung ở xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị -Ảnh: N.T.H
Trở về quê hương từ chiến trường Campuchia với tỉ lệ thương tật 29% khi mới 21 tuổi, thương binh Ngô Điệt luôn trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trên trận tuyến mới xóa đói giảm nghèo.
Cuộc sống của người dân nông thôn những năm 1980 chủ yếu trồng lúa, làm vườn, làm việc quần quật cả ngày cũng chỉ đủ ăn, không có tích lũy. Không cam chịu đói nghèo, ông Ngô Điệt mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, tận dụng lợi thế vùng gò đồi có nhiều đồng cỏ và nguồn thức ăn phong phú sẵn có ở địa phương.
Thời điểm cao nhất là năm 2000, đàn trâu của gia đình ông Ngô Điệt phát triển lên gần 20 con. Chăn nuôi trâu số lượng lớn tạo nguồn thu nhập khá cho gia đình, song công sức bỏ ra rất nhiều. Phải làm gì để phát triển kinh tế gia đình phù hợp với điều kiện sức khỏe của thương binh trở thành câu hỏi lớn đặt ra với ông Ngô Điệt.
Qua tìm hiểu sách báo, nhận thấy nuôi hươu lấy nhung là hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều nơi, nguồn thức ăn cho hươu dễ tìm, sẵn có ở địa phương, nên ông quyết định bán đàn trâu của gia đình để chuyển hướng phát triển nghề nuôi hươu. Ngoài canh tác 7 sào ruộng lúa đảm bảo lương thực cho gia đình, còn diện tích 4,5 sào đất trồng màu ông Điệt chuyển sang trồng sắn và ngô phục vụ nuôi hươu. Đến nay, gia đình ông đã gắn bó với nghề nuôi hươu lấy nhung hơn 20 năm.
“So với các loại vật nuôi khác, nghề nuôi hươu không bị dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây và củ quả có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm kiếm. Lợi nhuận từ nghề nuôi hươu mang lại cao hơn và công sức bỏ ra cũng ít hơn. Gia đình tôi đã nuôi nhiều loại vật nuôi, nhưng nhận thấy nuôi hươu ít rủi ro về dịch bệnh và chăm sóc hươu cũng ít vất vả”, ông Ngô Điệt cho biết.
Hươu sao là động vật hoang dã được thuần hóa phát triển thành nghề chăn nuôi hươu lấy nhung là chủ yếu. Khi nuôi được khoảng 3 năm thì hươu đực sẽ cho lộc nhung với trọng lượng mỗi con từ 0,6 - 0,8 kg nhung, tùy theo thể trạng từng con hươu mỗi năm có thể cho cắt lộc nhung từ 1-2 lần. Với giá thị trường từ 15-20 triệu đồng/ kg nhung hươu, mỗi con hươu đực trưởng thành mỗi năm cho sản lượng lộc nhung từ 1,2 - 1,6 kg nhung, bán ra có giá trị khoảng 20 triệu đồng.
Gia đình ông Ngô Điệt thường xuyên duy trì nuôi đàn hươu từ 6-8 con hươu đực, bán nhung hươu mỗi năm trừ chi phí thu về trên 100 triệu đồng. Có năm ông còn nuôi thêm hươu cái sinh sản, mỗi năm hươu cái sinh ra một con hươu con, sau một năm bán hươu giống khoảng hơn 20 triệu đồng/ con.
Đặc biệt, từ năm 2000 khi bắt đầu tìm hiểu nghề nuôi hươu đến nay, đàn hươu của gia đình ông Điệt chưa bao giờ bị dịch bệnh lây từ con này sang con khác, chỉ có những cá thể hươu già yếu hoặc bệnh chết cần phải thay giống. Nếu chăm sóc hươu và cho ăn uống đầy đủ, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát thì đàn hươu sẽ sinh trưởng tốt.
Theo ông Ngô Điệt, nuôi hươu không cần tốn nhiều công chăm sóc; nguồn thức ăn cho hươu chủ yếu là lá, cỏ và phụ phẩm sản xuất nông nghiệp nên chi phí không cao, hiệu quả kinh tế lớn, là hướng đi hấp dẫn cho các hộ dân có nhu cầu chuyển đổi mô hình sản xuất, chăn nuôi.
Từ mô hình tiên phong nuôi hươu của ông Ngô Điệt, đến nay trên địa bàn xã Hải Lệ đã thành lập được Tổ hợp tác nuôi hươu với tổng số 12 hộ nuôi; trong đó riêng thôn Như Lệ thời điểm nhiều nhất có 8 hộ nuôi hươu, hiện nay còn 4 hộ nuôi. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư ban đầu mua giống khá cao, nên phong trào nuôi hươu phát triển chưa mạnh.
Không chỉ tiên phong chuyển đổi mô hình chăn nuôi hươu sao gia trại hiệu quả kinh tế cao cho bản thân, ông Ngô Điệt còn tích cực tham gia hoạt động hội và các phong trào thi đua, cuộc vận động ở địa phương. Ông Ngô Điệt được người dân tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng nông dân thôn Như Lệ 15 năm, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Như Lệ 5 năm.
Đặc biệt, từ khi ông Ngô Điệt làm Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Như Lệ, ông đã vận động kết nạp thêm 21 hội viên cựu chiến binh, nâng tổng số hội viên cựu chiến binh thôn lên 73 hội viên. Với sự nhiệt tình tham gia các hoạt động hội, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế và giúp đỡ hội viên khó khăn vươn lên trong cuộc sống, ông Ngô Điệt được Nhân dân địa phương tin yêu, quý mến.
Khánh Ngọc
QTO - Được đầu tư quy mô, hiện đại, Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Đông Hà là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm riêng có, thú vị cho người dân và du...
QTO - Sau gần 6 tháng triển khai, mô hình nuôi cá nâu do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện dự kiến sẽ cho thu hoạch hơn 4,3 tấn cá nâu thương phẩm, trừ...
QTO - Sau thời gian dài giảm giá, từ đầu tháng 6/2024 đến nay, giá chuối ở huyện Hướng Hóa đã tăng lên và hiện đang duy trì ở mức 8.000 - 8.500 đồng/kg....
QTO - Thời gian qua, cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, khu vực nông thôn của trung ương và của tỉnh, huyện Hướng Hóa đã ban hành các...
QTO - Với quyết tâm vượt lên đói nghèo làm giàu chính đáng, đảng viên trẻ người Vân Kiều Hồ Văn Tròn ở thôn Loa, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng...
QTO - Thực hiện Tiểu dự án 1 giảm nghèo về thông tin (thuộc Dự án 6 truyền thông và giảm nghèo về thông tin - Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm...
QTO - Những năm gần đây, phương tiện kinh doanh vận tải khách hành đường bộ trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh về số lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy...
QTO - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản...
QTO - Vừa qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng các ý tưởng sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP...
QTO - Nhận thức rõ vai trò của đa dạng sinh học đối với bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều...
QTO - Xác định môi trường là tiêu chí quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nên huyện Triệu Phong luôn coi trọng và triển...
QTO - Vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh gieo sạ với diện tích ước đạt hơn 22.700 ha đạt 101,8% kế hoạch. Đến thời điểm này đã có hơn 21.000 ha lúa đã trổ bông –...