Cập nhật:  GMT+7

Đổi mới hình thức cung cấp thông tin để góp phần giảm nghèo cho người dân

Thực hiện Tiểu dự án 1 giảm nghèo về thông tin (thuộc Dự án 6 truyền thông và giảm nghèo về thông tin - Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025), thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, từng bước thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.

Đổi mới hình thức cung cấp thông tin để góp phần giảm nghèo cho người dân

Thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân thông qua hệ thống loa truyền thanh tại xã Lìa, huyện Hướng Hóa -Ảnh: H.T

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, thiếu hụt thông tin là một trong những chỉ số thuộc tiêu chí thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Do vậy, để người dân tiếp cận thông tin một cách thuận lợi, UBND huyện Hướng Hóa đã ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG, thành lập tổ thẩm định dự án phát triển cộng đồng, thành lập tổ giúp việc chương trình MTQG.

Đồng thời chỉ đạo 21/21 xã, thị trấn thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý các Chương trình MTQG giai đoạn 2021- 2025 và Ban phát triển thôn/bản/khu phố, đảm bảo chỉ đạo tập trung, thống nhất. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung triển khai công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của chương trình, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, giới thiệu những gương điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người nghèo.

Đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tăng thu nhập bền vững cho hộ nghèo; hướng dẫn các hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất; chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật; hỗ trợ dạy nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi được đào tạo, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trong giai đoạn 2021-2024, thực hiện Tiểu dự án 1 giảm nghèo về thông tin (thuộc Dự án 6 truyền thông và giảm nghèo về thông tin - Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững), huyện Hướng Hóa đã triển khai được 1 lớp tập huấn vận hành đài với 42 người tham gia; 3 lớp kỹ năng số với 100 người tham gia; 1 lớp chỉnh trộn âm thanh với 37 người tham gia; 1 lớp quay, dựng video với 40 người tham gia; thực hiện 11 phóng sự, 51 tin, 60 bài và 95 ảnh về công tác giảm nghèo bền vững...

Đến nay, số kinh phí đã giải ngân là 265,63 triệu đồng/404 triệu đồng, đạt 65,75%. Thông qua việc lắng nghe, tìm hiểu và lựa chọn những thông tin hữu ích, phù hợp để vận dụng vào thực tiễn, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã có sự chuyển biến tích cực trong trồng trọt, chăn nuôi, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống gia đình ấm no.

Cùng với công tác tuyên truyền, việc phổ cập dịch vụ internet, mạng di động hỗ trợ người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin được huyện Hướng Hóa xác định là giải pháp quan trọng để giảm nghèo thông tin gắn với các nhiệm vụ chuyển đổi số.

Theo đó, hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện đã được đầu tư, xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành trên địa bàn huyện. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 19 điểm bưu điện văn hóa xã, 1 bưu cục, 6 điểm bưu chính chuyển phát và 25 điểm cung cấp thiết bị di động viễn thông.

Về hạ tầng viễn thông, trên địa bàn huyện hiện có 3 nhà mạng đang hoạt động là VNPT, Viettel và Mobifone; 150 trạm BTS (thu phát sóng di động); 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện có dịch vụ internet 4G, 5G; 136/149 thôn, bản được phủ sóng điện thoại di động mặt đất 4G, 5G chiếm tỉ lệ 91,2%.

Mặt khác, số hộ có điện thoại thông minh chiếm 13% (3.011/22.942 hộ); thuê bao di động cố định 40.079 thuê bao; thuê bao di động 4G 31.948 thuê bao... Các doanh nghiệp viễn thông cũng đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại, đồng bộ, mở rộng vùng phủ sóng về khu vực vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, chất lượng mạng lưới, dịch vụ ngày càng được nâng lên, nhiều loại hình dịch vụ mới tiếp tục được các doanh nghiệp triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dân.

Huyện cũng đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, lồng ghép tuyên truyền vận động Nhân dân hưởng ứng, ủng hộ các chủ trương xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng viễn thông trên địa bàn huyện. Đến nay, tỉ lệ người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông ước đạt 40%, trong đó tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn là lực lượng nòng cốt để tổ chức hướng dẫn người dân cài đặt và ứng dụng công nghệ số.

Với hình thức và nội dung thông tin ngày càng phong phú, các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã tập trung thực hiện tốt công tác giảm nghèo về thông tin; tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, góp phần nâng cao nhận thức, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại và phát huy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân.

Thời gian tới, huyện Hướng Hóa sẽ tiếp tục đổi mới các phương thức tuyên truyền, vận động; huy động sự tham gia của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; tăng cường thêm các địa điểm cung cấp thông tin cho người dân ngay tại cơ sở nhằm tạo sự thu hút, đồng thuận cao của toàn xã hội trong việc cập nhật, hỗ trợ người dân, các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo những kiến thức hữu ích, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo.

Đồng thời tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, chất lượng dịch vụ viễn thông, đẩy mạnh chuyển đổi số để người dân chủ động hơn trong việc tiếp cận chính sách, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp thoát nghèo và được tiếp nhận mọi dịch vụ công bằng, bình đẳng theo phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thu Hạ

Tin liên quan:
  • Đổi mới hình thức cung cấp thông tin để góp phần giảm nghèo cho người dân
    Thay đổi phương thức hỗ trợ để giảm nghèo bền vững

    Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều điểm mới so với các giai đoạn trước, đặc biệt việc áp dụng đánh giá theo tiêu chuẩn đa chiều có thể khiến số lượng hộ nghèo, cận nghèo các địa phương tăng lên. Áp lực về nguồn lực dành cho công tác giảm nghèo cũng vì thế mà tăng theo. Trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp, việc hỗ trợ gì cho người nghèo, cách thức hỗ trợ thế nào để thật sự hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm.

  • Đổi mới hình thức cung cấp thông tin để góp phần giảm nghèo cho người dân
    Gắn chuyển đổi số với thực hiện giảm nghèo về thông tin

    Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong bộ tiêu chí nghèo đa chiều. Thời gian qua, để giảm nghèo về thông tin, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư về dịch vụ viễn thông, internet, ứng dụng công nghệ thông tin gắn với thực hiện các nhiệm vụ giảm nghèo.

  • Đổi mới hình thức cung cấp thông tin để góp phần giảm nghèo cho người dân
    Giảm nghèo về thông tin thúc đẩy kinh tế phát triển

    Bên cạnh những giải pháp giảm nghèo thiết thực đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh, giảm nghèo về thông tin cũng được xem là một “lối mở” giúp người dân được tiếp cận, nắm bắt nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, góp phần nâng cao dân trí, hướng đến thoát nghèo bền vững.


Thu Hạ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học
2024-08-09 05:20:00

QTO - Nhận thức rõ vai trò của đa dạng sinh học đối với bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều...

Điểm tựa giúp người nghèo vươn lên

Điểm tựa giúp người nghèo vươn lên
2024-08-07 07:25:00

QTO - Phát huy vai trò của Mặt trận trong công tác giảm nghèo, thời gian qua, Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực phối hợp, triển khai...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết