Cập nhật:  GMT+7

“Người khác họ” nặng lòng với dân bản

Trên hành trình về với dân bản vùng cao huyện Đakrông, chúng tôi được nghe nhiều lời trìu mến về một người phụ nữ đã chọn huyện miền núi này làm quê hương thứ hai và đang nỗ lực hết mình vì sự tiến bộ, hạnh phúc của phụ nữ, đặc biệt là chị em dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Chị cũng là “thủ lĩnh” thúc đẩy hoạt động nhiều mô hình, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên các bản làng xa xôi. Chị là Nguyễn Thị Ty, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông, là một điển hình được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm vừa qua.

“Người khác họ” nặng lòng với dân bản

Chị Nguyễn Thị Ty (thứ 3 từ phải qua) nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị do có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2023 - Ảnh: NVCC

Sự lựa chọn của trái tim

Mang theo niềm tin tưởng của bà con dân bản, chúng tôi tìm gặp chị Ty đúng lúc chị vừa từ cơ sở về. Cuộc gặp không hẹn trước ấy đã đưa chúng tôi đi từ bỡ ngỡ đến đắm trong cảm xúc về nhiệt huyết, tâm huyết dành cho vùng đất Đakrông của một người con quê lúa Hải Hưng, huyện Hải Lăng. Chị Ty sinh năm 1984, là người khiêm tốn, nhẹ nhàng, dễ gần. Dường như đó cũng chính là “chìa khóa” để chúng tôi có cơ hội hiểu thêm vì sao chị lại nặng lòng với mảnh đất và dân bản nhiều đến thế.

“Người khác họ” nặng lòng với dân bản

Chị Nguyễn Thị Ty (ngoài cùng bên trái) cùng cán bộ Hội LHPN huyện thăm, trao quà cho hoàn cảnh khó khăn -Ảnh: NVCC

15 năm trước, vào tháng 7/2009, khi chị Ty đang có công việc ổn định trong ngành văn hóa tại thành phố Đông Hà thì nhận được thông báo trúng tuyển kỳ tuyển dụng công chức huyện Đakrông. Chị Ty đã đưa ra một quyết định khiến nhiều người ngỡ ngàng đó là lên nhận công tác tại Văn phòng Huyện ủy Đakrông. Ở tuổi 25, chị Ty bắt đầu ngược ngàn, đến với dòng sông, bản làng của Đakrông.

Công việc khiến chị về cơ sở nhiều, càng thêm cơ hội gần dân, hiểu hơn văn hóa đồng bào, chị Ty càng thêm gắn bó. Cũng tại nơi đây, chị đã có một mái ấm, cùng bạn đời vun vén hạnh phúc gia đình. Tháng 6/2021, chị Ty đảm nhận cương vị mới là Chủ tịch Hội LHPN huyện Đakrông, một vị trí đứng đầu đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, phải học hỏi, nỗ lực, trách nhiệm hơn nữa. Nhưng không thử thách, trở ngại nào có thể khiến chị sờn lòng. Bởi khát khao lớn nhất của chị là được góp sức cho cuộc sống bình yên của đồng bào vùng cao còn lắm khó khăn.

Thúc đẩy những mô hình

Huyện Đakrông có 1 thị trấn và 13 xã, trong đó nhiều địa bàn giáp biên giới. Tổng số hội viên phụ nữ của huyện hơn 8.000 hội viên trong tổng số hơn 11.170 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên. Trong đó, có 6.618 hội viên là người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, phần lớn điều kiện kinh tế còn khó khăn, đời sống còn thiếu thốn. Nắm rõ thực tế, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã luôn sâu sát tình hình, phát huy những kết quả đạt được trước đó, linh hoạt triển khai, tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ.

Với trách nhiệm người đứng đầu Hội LHPN huyện, chị Ty đã triển khai thực hiện nhiều nội dung, trong đó tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia bảo vệ an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống ma túy, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban Thường vụ Hội LHPN trong triển khai hoạt động Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, các địa bàn đã thành lập được 45 tổ truyền thông cộng đồng nhằm tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, quan tâm đến những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em.

Đặc biệt, thành lập được 10 mô hình địa chỉ tin cậy ở cộng đồng hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình tại A Bung, Húc Nghì, Hướng Hiệp, Mò Ó, A Vao, A Ngo, Tà Long, Krông Klang, góp phần phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình.

“Người khác họ” nặng lòng với dân bản

Chị Nguyễn Thị Ty trải lòng về những tình cảm đặc biệt dành cho vùng cao Đakrông -Ảnh: B.H

Chị Ty cũng đặc biệt quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn duy trì hoạt động 3 mô hình “Thôn, bản an toàn cho phụ nữ, trẻ em” và 5 mô hình “Bà mẹ và trẻ em gái phòng chống xâm hại tình dục”; tổ chức nhiều đợt truyền thông về bình đẳng giới và truyền thông phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tảo hôn, thu hút đông đảo chị em hưởng ứng, tham gia.

Đặc biệt, chị Nguyễn Thị Ty đã chỉ đạo các cấp hội phụ nữ tăng cường truyền thông phòng, chống ma túy, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Khi Đề án 06 của Chính phủ được triển khai (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030), Hội LHPN huyện Đakrông càng nỗ lực hơn trong công tác tuyên truyền để người dân nắm chủ trương làm căn cước công dân, đăng ký định danh điện tử.

Để phát huy, lan tỏa hơn nữa chương trình “Mẹ đỡ đầu”, chị Ty cũng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở hội kêu gọi đỡ đầu trẻ mồ côi. Năm 2023, các cấp hội đã kết nối nhận đỡ đầu thêm 16 cháu. Dấu ấn của Chủ tịch Hội LHPN huyện còn đậm nét trong quan tâm, giám sát các mô hình sinh kế của phụ nữ, hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Nhiều chị em từ đây đã tìm thấy cơ hội phát triển kinh tế, phù hợp với tình hình và điều kiện gia đình, tăng thêm thu nhập, đời sống được cải thiện để chăm lo cho con cái, gia đình tốt hơn...

Vẫn biết còn nhiều trăn trở nhưng khi chia sẻ về những kết quả mà các cấp hội đạt được, góp phần gắn kết chị em, giúp nhau vươn lên, đổi thay nhiều số phận, chúng tôi lại thấy ánh mắt của chị Nguyễn Thị Ty chứa chan niềm vui. Đó không chỉ là sự sẻ chia, sự đồng hành mà còn là nghĩa tình, là sự trao gửi chân thành từ một người con đất lúa Hải Lăng đã nguyện gắn bó với vùng cao Đakrông còn khó khăn này.

Bảo Hà

Tin liên quan:
  • “Người khác họ” nặng lòng với dân bản
    Người nặng lòng với quê hương

    Tập thơ “Nhớ và quên” của nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng, do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tháng 8 năm 2018, gồm 69 bài, 135 trang in. Tính đến nay anh đã xuất bản 6 tập thơ (Gương mặt đồng quê; Những tấm lòng cao quý; Mảnh đất và cuộc đời; Thức đợi vầng trăng; Nhớ và quên; Nhặt lên từ bùn).

  • “Người khác họ” nặng lòng với dân bản
    Cô giáo mầm non hết lòng với người dân vùng khó

    Thấu cảm trước sự thiếu thốn, khó khăn của học sinh và người dân nơi vùng khó, cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non A Dơi, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa ngoài công tác chuyên môn đã tích cực kêu gọi, kết nối nhiều tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ các em nhỏ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn... với những món quà thiết thực, ý nghĩa.

  • “Người khác họ” nặng lòng với dân bản
    Người bác sĩ Pa Kô tận tâm với dân bản

    “Thầy thuốc như mẹ hiền” - lời dạy của Bác Hồ kính yêu luôn được bác sĩ người Pa Kô Trần Văn Thiện, Trạm trưởng Trạm Y tế xã A Vao, huyện Đakrông khắc sâu trong tâm suốt gần ba mươi năm gắn bó với nghề y của mình. Ở vùng đặc biệt khó khăn này, mỗi việc làm của bác sĩ Thiện đều chạm vào trái tim của những ai tiếp xúc với ông. Đó là sự gần gũi, ân cần, chu đáo, thương yêu người bệnh và người nhà bệnh nhân như anh em ruột thịt, tận tâm, tận hiến với Nhân dân...Tấm gương của bác sĩ Thiện đã góp phần lan tỏa phong trào thi đua trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân ở rẻo cao Quảng Trị.


Bảo Hà

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lợi ích kép từ việc giữ nghề truyền thống

Lợi ích kép từ việc giữ nghề truyền thống
2024-10-22 05:40:00

QTO - Vì nỗi lo cơm áo, một bộ phận người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông từng phải quay lưng với nghề mà cha ông để lại. Thực tế ấy nay đã thay đổi. Ngày...

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long