Cập nhật:  GMT+7

Ngành Giáo dục Quảng Trị thực hiện hiệu quả 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển bền vững

Tiến sĩ LÊ THỊ HƯƠNG, TUV, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Tỉnh Quảng Trị hiện có 399 trường mầm non, phổ thông và các trung tâm (378 trường công lập và 21 trường tư thục). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 33 trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, 11 tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và8 đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Toàn tỉnh có 175.121 học sinh. Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động là 14.197 người.

Tạo lập được nền tảng quan trọng

Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực. Ngành GD&ĐT đã thực hiện tốt công tác tham mưu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phát triển GD&ĐT trên địa bàn tỉnh. Tham mưu, phối hợp chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới tại địa phương. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, sắp xếp cơ bản hợp lý. Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì ổn định; chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững và có kết quả khởi sắc.

Công tác chuẩn bị các điều kiện cho lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đã được ngành và các đơn vị, địa phương triển khai tích cực. Công tác truyền thông trong ngành GD&ĐT đã có nhiều đổi mới, tạo sự lan tỏa và quan tâm của xã hội. Ngành GD&ĐT đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống COVID-19, tổ chức dạy học trực tiếp và trực tuyến, học qua truyền hình đạt nhiều kết quả tích cực. Kỷ cương, nền nếp được quán triệt, tăng cường có hiệu quả.

Ngành Giáo dục Quảng Trị thực hiện hiệu quả 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển bền vững

Hệ thống trường học ở xã Cam Tuyền, Cam Lộ được xây dựng khang trang - Ảnh: PV

Những kết quả đạt được trong suốt thời gian qua chính là nền tảng quan trọng để giáo dục Quảng Trị hoạch định hiệu quả chiến lược phát triển cũng như đề ra những giải pháp hợp lý, đồng bộ thời gian tới trong bối cảnh phải tranh thủ tối đa Cuộc cách mạng 4.0 để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo. Xu thế hợp tác quốc tế phát triển trên nhiều lĩnh vực trong đó có GDĐT sẽ tạo cơ hội cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, những công dân toàn cầu trong tương lai.

Một số khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục

Có thể thấy, nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn chưa đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra. Lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục vẫn còn bộn bề những khó khăn; số trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ còn thấp 46,9%/75%. Vẫn còn tình trạng mất cân đối vừa thừa, vừa thiếu không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở các địa bàn khác nhau, giữa các môn học, nhất là đội ngũ để thực hiện nhiệm vụ mới đặt ra trong triển khai chương trình GDĐT mới.

Chất lượng giáo dục không đồng đều giữa các vùng, miền và các môn học, trong đó chất lượng giáo dục đại trà ở một số môn học và chất lượng học tập của học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp. Kỹ năng sống và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống của một bộ phận học sinh chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở nhiều trường học chưa đáp ứng, không đồng bộ để triển khai dạy học trực tuyến qua internet; đa số học sinh và giáo viên vùng sâu, vùng xa và một bộ phận học sinh, giáo viên ở vùng thuận lợi thiếu thiết bị dạy học qua mạng; hiệu quả dạy học trực tuyến còn thấp, chất lượng hình ảnh, âm thanh kém, có tình huống phát sinh bất thường trong quá trình dạy học ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng dạy của giáo viên.

Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Các cơ chế liên thông trong GDNN chưa thực sự thuận lợi, chưa đáp ứng nhu cầu học lên cao của người học, dẫn đến tâm lý một số học sinh không thích vào học ở trường nghề; một loạt các trường đại học được mở ra trong khu vực, đa dạng cấp độ, đa dạng ngành nghề, hình thức đào tạo và hình thức tuyển sinh nên người học tập trung thi vào đại học dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đang diễn ra. Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn khó khăn trong định hướng hoạt động. Mạng lưới cơ sở GDNN phân bổ ở các địa phương còn khá dàn trải và chồng chéo, chất lượng đào tạo không đồng đều, khó khăn trong tuyển sinh, trong tự chủ tài chính...

Phương hướng, giải pháp để ngành GD&ĐT phát triển nhanh và bền vững

Phát huy những kết quả đạt được qua 50 năm xây dựng và phát triển, kế thừa truyền thống và những giá trị tốt đẹp của các thế hệ đi trước, thời gian tới ngành GD&ĐT sẽ tập trung triển khai thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, quan tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản về GDĐT. Tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xây dựng chiến lược phát triển của ngành, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về GDĐT để ban hành các cơ chế, chính sách phát triển GD&ĐT tại địa phương. Tiếp tục chuẩn bị chu đáo tất cả các điều kiện về xây dựng đội ngũ, tăng cường cơ sở vật chất để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới đảm bảo khoa học, phù hợp với địa phương và hiệu quả đối với người học.

Thứ hai, tiếp tục rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh hợp lý, phù hợp với từng vùng, địa phương; tiếp tục quan tâm, chỉ đạo tổ chức hiệu quả hoạt động của các trường học sau sáp nhập. Xây dựng phương án tự chủ, tiến đến chuyển đổi mô hình từ công lập ra ngoài công lập tại một số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở địa bàn có khả năng xã hội hóa cao. Tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống trường lớp công lập và ngoài công lập; thực hiện công bằng trong giáo dục.

Thứ ba, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, tư vấn tâm lý cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, ứng xử văn hóa học đường và xây dựng môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, thân thiện, dân chủ, kỷ cương.

Thứ tư, nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về GD&ĐT. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và tổ chức các hoạt động dạy học; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị của ngành, coi trọng chất lượng xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong mỗi phòng ban, đơn vị, cơ sở giáo dục. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Thứ năm, tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống COVID-19, phòng, chống thiên tai, đảm bảo linh hoạt, tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với tình hình thực tế; đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT, chuyển từ dạy học chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc phương châm “Dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất”, xây dựng “Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học”. Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà; tăng cường các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế về GD&ĐT. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, học tập suốt đời của các tầng lớp nhân dân.

Thứ sáu, tham mưu UBND tỉnh làm việc với Đại học Huế đề xuất với Bộ GD&ĐT quyết định chủ trương xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị theo hướng trở thành trường vệ tinh của Đại học Sư phạm Huế, để tháo gỡ khó khăn cho nhà trường, chủ động trong công tác đào tạo nguồn nhân lực giáo viên tại chỗ, đáp ứng yêu cầu phát triển của GDĐT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Thứ bảy, tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất để đẩy mạnh tỉ lệ trường công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt 70% trở lên. Phối hợp với Sở LĐ-TB&XH triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở theo hướng tăng tỉ lệ học sinh vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp, đồng thời hỗ trợ các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) dạy chương trình GDTX cấp trung học phổ thông gắn với giáo dục nghề nghiệp. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động của trung tâm GDTX-TH, NN tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện theo hướng thực hiện nhiều nhiệm vụ (liên kết đào tạo, hướng nghiệp và dạy nghề, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng ngắn hạn và tư vấn, hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng); sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển, thị trường lao động trên địa bàn và các vùng lân cận.

Trong chặng đường phía trước với nhiều thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, để phát triển nhanh và bền vững GD&ĐT tỉnh nhà đòi hỏi đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của ngành phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, sáng tạo; không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tận tâm, tận lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chặng đường tiếp theo trên hành trình dạy chữ, dạy người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.

Chúng tôi kỳ vọng với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn tới, ngành GD&ĐT thực hiện hiệu quả các giải pháp đặt ra, đặc biệt sẽ phát huy tốt nội lực của ngành, tranh thủ tối đa các ngoại lực để đạt được nhiều kết quả quan trọng, khởi sắc hơn nữa, góp phần đưa Quảng Trị phát triển nhanh và bền vững.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tấm lòng của người mẹ Hải Lăng

Tấm lòng của người mẹ Hải Lăng
2022-05-11 05:38:35

QTO - Trong những chuyến đi tìm hài cốt liệt sĩ cùng với các cựu chiến binh từng chiến đấu ở tuyến phòng thủ sông Mỹ Chánh từ cuối tháng 5 đến tháng 8 năm...

Cảnh báo tai nạn đuối nước

Cảnh báo tai nạn đuối nước
2022-05-07 05:58:06

QTO - Chỉ mới bước vào tháng đầu tiên của mùa hè 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm mà nạn nhân chủ yếu là...

Chủ động phòng chống bệnh mùa hè

Chủ động phòng chống bệnh mùa hè
2022-05-07 05:43:09

QTO - Thời tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang chuyển sang mùa hè, theo dự báo thời gian tới sẽ có các đợt nắng nóng gay gắt. Để bảo vệ sức khỏe cho...

Chống tảo hôn bằng công nghệ số

Chống tảo hôn bằng công nghệ số
2022-05-07 05:40:30

QTO - Hiện nay, ở các bản làng vùng sâu, vùng xa của tỉnh, tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra. Để không còn những lời ru buồn, thời gian qua, Viện Nghiên...

Không gian xanh giữa lòng thành phố

Không gian xanh giữa lòng thành phố
2022-05-06 04:28:14

QTO - Để tạo kiến trúc, cảnh quan đẹp cho đô thị trung tâm tỉnh lỵ, thời gian qua, thành phố Đông Hà đầu tư xây dựng nhiều công trình tạo điểm nhấn không...

Thời tiết