{title}
{publish}
{head}
Quy định đáp ứng mục tiêu đóng góp chi tiêu quốc phòng ở mức 2% GDP của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có thể khiến tình trạng thâm hụt ngân sách tại châu Âu ngày càng trầm trọng hơn
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế Ifo, Đức, tình trạng thâm hụt ngân sách quốc phòng gia tăng đáng kể ở những quốc gia châu Âu là thành viên NATO trong thập kỷ qua, nhất khi họ cần phải bổ sung thêm 56 tỷ euro/năm để đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng của liên minh quân sự này.
Quân đội Đức tham gia buổi huấn luyện của NATO. Ảnh: The Financial Times
Việc thúc đẩy 32 thành viên của NATO tăng cường chi tiêu quốc phòng ở thời điểm triển vọng kinh tế tại châu Âu không mấy sáng sủa đã làm gia tăng áp lực lên ngân sách các nước thành viên. Các nhà kinh tế cho rằng điều này cũng sẽ khiến các nền kinh tế yếu hơn, khó thu hẹp khoảng cách với những nước phát triển.
Nghiên cứu cho thấy Đức, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ đang là những quốc gia có mức thâm hụt ngân sách quốc phòng lớn nhất để đáp ứng mục tiêu chi tối thiểu 2% GDP dành cho quốc phòng của NATO. Trong đó, Đức chứng kiến mức thâm hụt ngân sách lớn nhất, khi chi ít hơn 14 tỷ euro so với mức cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn. Tiếp theo đó lần lượt là Tây Ban Nha (11 tỷ euro), Ý (10,8 tỷ euro) và Bỉ (4,6 tỷ euro). Bộ ba này cũng nằm trong số sáu quốc gia EU có tỷ lệ nợ công trên 100% GDP vào năm ngoái. Ý cũng là một trong những quốc gia có mức thâm hụt ngân sách cao nhất trong khối (ở mức 7,2%) và chi phí lãi vay của nước này có thể tăng trên 9% doanh thu của chính phủ trong năm nay.
Marcel Schlepper, nhà kinh tế tại Ifo, cho biết: “Các quốc gia đang gánh chịu những khoản nợ lớn và chi phí đi vay cao khiến họ không có nhiều dư địa để tăng vay nợ, do vậy, cách thức duy nhất để làm được điều này là cắt giảm chi tiêu ở các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng trước sức ép từ người dân. Chẳng hạn, nông dân tại Đức đã phản đối quyết liệt khi chính phủ có ý định cắt giảm trợ cấp cho dầu diesel trong sản xuất nông nghiệp”.
Tuy vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho rằng châu Âu nên nỗ lực hơn để đạt được mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng của NATO.
Vấn đề này luôn là mối bận tâm từ lâu của cựu Tổng thống Donald Trump. Vào tháng 2, ông cho biết Nga có thể làm bất cứ điều gì nước này muốn, nếu các thành viên NATO không đạt được mục tiêu chi tiêu cho quốc phòng.Năm ngoái, Mỹ đóng góp đến 2/3 trong tổng số 1,2 nghìn tỷ euro chi tiêu quốc phòng của NATO, gấp đôi con số 361 tỷ euro của các thành viên EU, Anh và Na Uy.
Sắp tới, thâm hụt ngân sách quốc phòng dự kiến sẽ còn cao hơn, khi các quy định tài chính mới sẽ tăng thêm sức ép buộc EU phải cắt giảm chi tiêu. Cụ thể, các quốc gia sẽ phải nỗ lực để tuân thủ mức thâm hụt giới hạn 3% và ngưỡng tỷ lệ nợ công 60% mà EU đặt ra nếu không muốn bị trừng phạt. Hơn 10 quốc gia trong khối dự kiến sẽ vi phạm mức giới hạn thâm hụt hàng năm.
Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán diễn ra vào năm ngoái, Ba Lan, các nước vùng Baltic và Ý đã đạt được thành công trong việc thuyết phục Ủy ban châu Âu (EC) cần phải xem xét yếu tố chi tiêu quốc phòng trước khi đưa ra quyết định có nên phạt các thành viên vi phạm giới hạn thâm hụt hàng năm hay không.
Chẳng hạn, EC có thể không đưa ra hình phạt hoặc giảm nhẹ đối với Ba Lan, nhất là khi dự kiến chi hơn 4% quốc phòng của nước này vào năm 2024 – mức cao nhất trong số các thành viên NATO – sẽ dẫn đến việc vi phạm giới hạn tài chính của EU.
Vào hôm thứ Năm, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết 2/3 thành viên sẽ đạt mục tiêu 2% của khối trong năm nay, tăng đáng kể so với việc tỷ lệ chỉ có 3% thành viên đáp ứng vào năm 2014 khi cam kết này mới được triển khai.
Theo Pantheon Macro Economics, các quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng Euro đang trên đà tăng gấp đôi chi tiêu cho quốc phòng, từ 150 tỷ euro vào năm 2021 lên 320 tỷ euro vào năm 2026. Tuần này, thành viên mới nhất của NATO, Na Uy cho biết sẽ đáp ứng mục tiêu 2% vào năm 2024, sớm hơn một năm so với kế hoạch.
Luật Anh
QTO - Năm 2023, Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực việc làm liên quan đến năng lượng tái tạo, xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục phát triển với...
QTO - Kinh tế toàn cầu chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại khi các nền kinh tế lớn: Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và các khu vực khác đối mặt với vô vàn thách...
(Tin Tức) - Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 16/3 đã kêu gọi Israel “nhân danh con người” không tiến hành một cuộc tấn công vào Rafah,...
QTO - Những ưu thế của Moscow trong cuộc xung đột với Kiev được cho là đang làm suy yếu nước Mỹ.
(Tin Tức) - Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn báo cáo mới nhất của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) cho biết khu vực Sahel và châu Phi cận Sahara nói chung đã trở thành điểm nóng...
QTO - Con phố này thu hút du khách bởi những nhà hàng sang trọng, cửa hàng độc đáo khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, hay đơn giản là...
QTO - Bất chấp những bất ổn chính trị, nhiều công ty đang liên tục đầu tư vào các nhà máy lọc dầu với kỳ vọng lợi nhuận lớn trong tương lai.
(Tin Tức) - Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết ông không thấy bất kỳ điều kiện nào cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine.
(Tin Tức) - Ngày 14/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi người dân nước này đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra từ ngày 15 - 17/3.
QTO - Theo American Airlines, một chiếc máy bay của hãng đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp ở California vào tối thứ Tư sau khi phi công báo cáo nghi có vấn đề kỹ thuật.
QTO - Tiểu bang Wisconsin đã trải qua 8 năm dưới sự lãnh đạo của Thống đốc Scott Walker thuộc Đảng Cộng hòa, do đó, phía Tổng thống Biden đang kỳ vọng một...
VOV.VN - Bất chấp nhiều lời kêu gọi và cảnh báo của cộng đồng quốc tế, giới chức Israel hôm 13/3 khẳng định, sẽ không từ bỏ kế hoạch tấn công bộ binh vào Rafah, thành trì cuối...