Cập nhật:  GMT+7

Khu vực Sahel và châu Phi cận Sahara trở thành điểm nóng khủng bố toàn cầu

(Tin Tức) - Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn báo cáo mới nhất của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) cho biết khu vực Sahel và châu Phi cận Sahara nói chung đã trở thành điểm nóng khủng bố toàn cầu, vượt qua cả Trung Đông. Gần một nửa số người thiệt mạng do tấn công khủng bố trên toàn thế giới là ở khu vực này.

Khu vực Sahel và châu Phi cận Sahara trở thành điểm nóng khủng bố toàn cầu

Binh sĩ Nigeria trong chiến dịch truy quét phiến quân Boko Haram tại Goniri, bang Yobe, Nigeria. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo báo cáo, một số quốc gia Tây Phi đang phải đối mặt với sự gia tăng các cuộc tấn công khủng bố và đây là xu hướng đáng lo ngại đe dọa sự ổn định và phát triển kinh tế của lục địa Đen.

Với 1.907 người chết liên quan đến khủng bố vào năm 2023, tương đương 25% tổng số trên toàn cầu, Burkina Faso chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhóm thánh chiến liên kết với Al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã gia tăng các cuộc tấn công đẫm máu và chiếm giữ lãnh thổ.

Mali và Nigeria cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Xếp thứ 3 trong danh sách với 1.012 người chết, Mali đã phải trả giá đắt khi số nạn nhân tăng 68% vào năm ngoái. Miền Bắc đất nước này, vốn bất ổn kể từ năm 2012, vẫn phải tiếp tục gánh chịu các cuộc đụng độ giữa các nhóm vũ trang và lực lượng quân đội chính quy. Thậm chí mối đe dọa khủng bố cũng đã lan đến miền Trung đất nước, đe dọa sự tồn vong kinh tế của nhiều cộng đồng nông thôn khi nạn trộm cắp gia súc và tình trạng bất ổn lan rộng.

Báo cáo nêu bật nhiều thách thức an ninh của lục địa Đen. Xung đột vũ trang, nghèo đói, tội phạm có tổ chức, trong đó có buôn bán ma túy tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự mở rộng các nhóm khủng bố. Vùng Sahel là minh chứng rõ ràng cho nhận định này với sự gia tăng đáng lo ngại các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc và cướp bóc.

Nếu thiệt hại về người là bi thảm thì ảnh hưởng tiêu cực bởi chủ nghĩa khủng bố cũng có thể được đo lường bằng những hậu quả kinh tế nặng nề mà nó gây ra. Bất ổn chính trị, thiếu vốn đầu tư nước ngoài cản trở hoạt động kinh tế địa phương gây thiệt hại lên tới hàng tỷ USD mỗi năm cho các quốc gia thuộc nhóm nghèo nhất thế giới này. Một vòng luẩn quẩn gây phẫn nộ trong dân chúng, tạo cơ hội cho chủ nghĩa cực đoan lên ngôi.

Đối mặt với mối đe dọa đa hình này, báo cáo khuyến nghị một cách tiếp cận của toàn cầu kết hợp các nỗ lực đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế, bao gồm việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, viện trợ phát triển có mục tiêu và các chương trình giúp làm cạn kiệt nguồn tuyển dụng của các nhóm vũ trang khủng bố.

Trung Khánh (TTXVN)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long