{title}
{publish}
{head}
Những năm gần đây, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng, đặc biệt là chương trình đi làm việc nước ngoài tại Hàn Quốc (EPS) phát triển mạnh mẽ đã góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, tình trạng người lao động đi làm việc theo hợp đồng tại nước ngoài nhưng tự ý phá bỏ hợp đồng, làm việc, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn còn tồn tại. Để ngăn chặn tình trạng này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với sự vào cuộc của nhiều tổ chức, lực lượng có liên quan.
Lớp bồi dưỡng kỹ năng tiếng Hàn Quốc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh -Ảnh: TÚ LINH
Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình EPS tại Quảng Trị tính từ tháng 2/2005 đến tháng 12/2024 có hơn 2.800 người, vượt xa chỉ tiêu của tỉnh đề ra. Lượng kiều hối do người lao động gửi về đều tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, cùng với những giá trị đạt được thì theo thống kê, con số lao động của tỉnh đang làm việc, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc khá nhiều.
Vì vậy, Quảng Trị đang nỗ lực để ngăn chặn tình trạng này nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong vấn đề đưa người đi lao động nước ngoài theo hợp đồng, gìn giữ và duy trì quan hệ hợp tác lao động tốt đẹp giữa Việt Nam - Hàn Quốc nói chung cũng như hình ảnh của tỉnh nói riêng. Việc làm này còn tránh được thiệt thòi cho người lao động có nguyện vọng chính đáng đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng.
Theo lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH), Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của nước ta, chỉ đứng sau Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Hiện nay, tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp khi đi làm việc tại Hàn Quốc đang ở mức rất cao, tập trung nhiều ở 1 số địa phương của Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và Hải Dương. Điều này cũng là lý do chính dẫn đến tháng 3/2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước tiếp tục dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đối với các địa phương này.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Trung tâm lao động ngoài nước của Bộ LĐ,TB&XH, tháng 1/2024, Hàn Quốc tiếp tục tuyển chọn lao động Việt Nam đi Hàn Quốc làm việc, không áp dụng các biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương có nhiều người vi phạm hợp đồng như năm trước đây. Nhưng người lao động ở Việt Nam nếu có thân nhân gồm: bố mẹ, vợ chồng, con, anh, chị, em ruột đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ không được tham dự chương trình EPS.
Việc lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp khi đi làm việc tại nước ngoài đã diễn ra trong nhiều năm. Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng của các cơ quan chức năng. Lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ảnh hưởng lớn đến quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam với Hàn Quốc.
Đây còn là nguyên nhân làm giảm uy tín, hình ảnh của người lao động Việt Nam tại các thị trường lao động nước ngoài, tác động tiêu cực đến các hoạt động xúc tiến đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng.
Mặt khác, do Hàn Quốc áp dụng chế tài đối với những nước có nhiều lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp nên người dân tại các địa phương có nhiều lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp cũng sẽ mất cơ hội tiếp cận thị trường lao động nhiều tiềm năng này.
Tìm hiểu được biết phần lớn người lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp khi đi làm việc ở nước ngoài đều có trình độ nhận thức, tác phong lao động chưa bảo đảm; chưa nhận thức đầy đủ những nguy hiểm, tác hại của việc tự ý bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài.
Khi người lao động tự ý ra ngoài làm việc sẽ không được bảo vệ quyền, lợi ích theo hợp đồng lao động và pháp luật của nước sở tại nếu xảy ra bất trắc. Những lao động này sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro cao như bệnh tật, tai nạn lao động; không được bảo hộ quyền công dân.
Việc đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương lớn của nước ta hiện nay. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này, vấn đề đặt ra là cần ngăn chặn tình trạng người lao động bỏ trốn, làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài.
Theo đó, biện pháp hữu hiệu nhất là trang bị đầy đủ kiến thức về lao động, việc làm cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; tuyên truyền để người lao động có kiến thức pháp luật, hiểu rõ những rủi ro và tác hại nếu bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc.
Theo Sở LĐ,TB&XH, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh là đơn vị duy nhất tại địa phương tổ chức triển khai chương trình EPS nên rất sát sao trong việc quản lý hồ sơ, thông tin người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc.
Trung tâm đã cử cán bộ phụ trách từng địa bàn cụ thể nhằm rà soát, nắm thông tin người lao động đang làm việc, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc để có biện pháp tuyên truyền, kêu gọi họ về nước.
Phối hợp với cơ quan chức năng nắm bắt và giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình người thân tham gia làm việc tại nước ngoài. Đồng thời yêu cầu cam kết trách nhiệm của gia đình người lao động trong việc vận động người thân trở về nước.
Để góp phần hạn chế người lao động tự ý bỏ hợp đồng ra làm việc, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, cần có chính sách tạo việc làm cho người lao động khi trở về nước. Tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm chuyên đề cho lao động về nước đúng thời hạn; tổ chức thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm tại cơ sở; hỗ trợ việc làm đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về được vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Điều này giúp người lao động yên tâm trở về nước sau khi hết thời gian lao động tại nước ngoài; hạn chế việc lao động bỏ trốn, làm việc bất hợp pháp.
Mới đây, Trung tâm Lao động ngoài nước của Bộ LĐ,TB&XH đã ban hành văn bản rà soát danh sách người lao động đang ở Hàn Quốc nếu còn nguyện vọng tham gia chương trình EPS để gia hạn hồ sơ. Theo đó, những lao động gần hết hợp đồng, nếu có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Hàn Quốc có thể gia hạn hồ sơ tìm việc và được tiếp tục giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Thời gian gia hạn đến hết 24/12/2024.
Tú Linh
QTO - Sau một năm thực hiện chia tách từ Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Linh, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Vĩnh Linh phát huy hiệu quả thế mạnh trong công...
QTO - Vấn đề bảo vệ môi trường từ lâu không còn là câu chuyện của riêng ai. Chung tay bảo vệ môi trường, học sinh tỉnh Quảng Trị đã có nhiều cách làm hay,...
QTO - Cô giáo VÕ THỊ BÊ (sinh năm 1987), hiện đang công tác tại Trường THPT Vĩnh Định, huyện Triệu Phong, vừa xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi viết...
QTO - Tình trạng thiếu bác sĩ hiện là bài toán khó giải đối với y tế cơ sở các huyện khu vực đồng bằng nhưng nghịch lý ở chỗ, một số địa phương miền núi...
QTO - Thực hiện Kế hoạch số 3500/KH-BHXH ngày 3/10/2024 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khảo sát, đánh giá sự hài lòng...
QTO - Sống giản dị, gần gũi; làm việc tích cực, hết lòng với mọi nhiệm vụ được giao, có lẽ vì thế mà bà Nguyễn Thị Kết (sinh năm 1956), ở xã Triệu Ái,...
QTO - Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức từ ngày 15/11 - 15/12 hằng năm, năm 2024,...
QTO - Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng huyện Hải Lăng 19/3 (1975 - 2025), Báo Quảng Trị - Hội Nhà báo tỉnh - UBND huyện Hải Lăng phối hợp tổ chức Cuộc...
QTO - Dự án chậm tiến độ khiến gần 20 hộ dân ở Kiệt 85 đường Nguyễn Du, Phường 5, TP. Đông Hà phải chịu đựng cảnh nước thải sinh hoạt xả thẳng ra đường,...
QTO - Những ngày qua, anh Hồ Xuân Vũ (sinh năm 1976), Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị nhận được rất nhiều lời chúc mừng sau khi vinh dự đạt danh...
QTO - Sau 3 năm thực hiện, các hoạt động của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ trẻ em” được thiết kế và...
QTO - Xác định rõ vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh là việc làm chung của cả hệ thống chính trị, thị xã Quảng Trị đã có những chủ trương đúng...