Cập nhật:  GMT+7

Tiếp sức cho lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng nhờ chính sách hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn lực của trung ương, địa phương.

Tiếp sức cho lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Hồ Văn Sống (thứ 2 từ trái sang) ở thôn Khe Luồi, xã Mò Ó, huyện Đakrông, trước giờ xuất cảnh đi làm việc theo hợp đồng tại thị trường Nhật Bản -Ảnh: T.N

Những năm gần đây, huyện Đakrông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đưa lao động đi làm việc nước ngoài. Đồng thời xây dựng kế hoạch rà soát, thống kê danh sách số người nằm trong độ tuổi lao động, tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu đi làm việc nước ngoài.

Những ngày này, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) huyện Đakrông đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục cuối cùng để chi tiền hỗ trợ của Nhà nước cho người lao động các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đi làm việc ở nước ngoài. Đợt này, toàn huyện có 29 người được hỗ trợ gần 320 triệu đồng từ nguồn vốn tiểu dự án 2 của Dự án 4 về phát triển chương trình nghề nghiệp và việc làm bền vững năm 2024 trong Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, người lao động được hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại, bổ túc kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng... để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đakrông cũng rà soát và lập nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Nghị quyết 119/2023/NQ-HĐND ngày 7/11/2023 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ người tham gia làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hỗ trợ lao động hết hạn hợp đồng trở về nước có giao kết hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đối với người dân tộc thiểu số; người lao động thuộc diện hộ nghèo; lực lượng vũ trang xuất ngũ, thân nhân người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2026.

Theo đó, từ năm 2024 - 2026, huyện Đakrông có 291 người lao động thuộc diện hỗ trợ tiền một lần theo Nghị quyết 119 với mức từ 5 - 10 triệu đồng/người, tùy theo từng thị trường lao động. Ngoài các nguồn hỗ trợ trực tiếp trên, người lao động ở Đakrông còn hỗ trợ vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện với lãi suất ưu đãi.

Theo ông Ngô Văn Bảo, Giám đốc Phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện Đakrông, trên địa bàn huyện có 93 lao động vay vốn tại ngân hàng đi làm việc ngoài nước theo hợp đồng với số tiền 7,482 tỉ đồng. Người lao động chủ yếu vay vốn đi lao động ở thị trường Nhật Bản.

Bình quân mỗi lao động được vay 80 triệu đồng. Mức cho vay 100% chi phí theo hợp đồng lao động đã được ký kết với công ty. Lãi suất vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (hiện nay, lãi suất vay là 6,6%/năm).

Riêng đối với huyện nghèo 30a, đối tượng là hộ nghèo hoặc hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay của hộ nghèo do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (hiện nay, lãi suất vay là 3,3%/năm). Đến nay, có 20 lao động đã trả hết nợ với số tiền vay 1,723 tỉ đồng; còn 73 lao động đang còn dư nợ với số tiền 3,581 tỉ đồng.

Được biết, trước đây, huyện Đakrông giao chỉ tiêu mỗi xã có 1- 2 lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng mà nhiều xã không đạt được. Nguyên nhân một phần do chi phí xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài của một số thị trường tiềm năng khá cao so với khả năng của người lao động. Vì thế, từ khi thực hiện các chính sách hỗ trợ nguồn lực động viên của Nhà nước theo Chương trình MTQG từ giai đoạn 2022 - 2025 thì số lao động đi làm việc ở nước ngoài của các địa phương trong huyện tăng lên rõ rệt.

Một số xã có hàng chục lao động đi làm việc ở nước ngoài như xã Tà Long năm 2023 có 20 người; xã Tà Rụt năm 2024 có 25 người... Lao động chủ yếu làm việc ở thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... bằng các nghề trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, lắp ráp linh kiện điện tử. Trong 2 năm 2023, 2024, chỉ tiêu của nghị quyết của HĐND huyện Đakrông mỗi năm giao thực hiện 60 lao động đi làm việc nước ngoài thì mỗi năm huyện đều có trên 80 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo ông Nguyễn Xuân Quang, Trưởng Phòng LĐ,TB&XH huyện Đakrông, cuộc sống của người dân ở huyện Đakrông còn nhiều khó khăn nên việc được triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ từ nguồn lực Nhà nước như trên rất quan trọng. Tính ra một lao động đi làm việc ở thị trường Nhật Bản được hỗ trợ ban đầu khoảng 100 triệu đồng (trong đó chi hỗ trợ trực tiếp hơn 20 triệu đồng, cộng với tiền vay ngân hàng CSXH khoảng 80 triệu đồng với lãi suất rất thấp). Nguồn lực ban đầu này giúp người lao động có kinh phí để chi trả các khoản trước khi làm thủ tục xuất cảnh để đi làm việc ở nước ngoài.

“Chúng tôi đã phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động uy tín, các xã, thị trấn tổ chức truyền thông về tận thôn, bản để người dân nắm bắt các thông tin về chính sách hỗ trợ của nhà nước; giải thích cho người lao động biết đây là cơ hội lớn, nhất là đoàn viên, thanh niên chưa có việc làm cần nhanh chóng tranh thủ. Đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn này được Nhà nước hỗ trợ nhiều chi phí.

Hết hạn hợp đồng về thì có tay nghề để có thể làm việc ở các công ty trong nước hoặc có nguồn vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Người lao động trên địa bàn rất phấn khởi khi biết các thông tin này”, ông Quang cho hay.

Thủy Ngọc

Tin liên quan:

Thủy Ngọc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương
2024-12-25 06:19:00

QTO - Hải Dương là một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chuyên canh về cây lúa nước nhưng lại được thiên nhiên ban tặng vùng đất cát...

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao
2024-12-25 06:17:00

QTO - Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm,...

Tích cực bảo vệ động vật hoang dã

Tích cực bảo vệ động vật hoang dã
2024-11-20 06:07:00

QTO - Bảo vệ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sự sinh tồn của con người, bảo vệ sự cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, một số người dân đã kiếm sống bằng việc săn...

Vượt khó với nghề nông

Vượt khó với nghề nông
2024-11-19 05:50:00

QTO - Trước đây, từng có thời điểm, một bộ phận người dân thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông mất niềm tin vào nghề nông. Nhờ sự vào cuộc của các cấp hội...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long