Cập nhật:  GMT+7

Tăng cường quản lý lao động đi làm việc nước ngoài

Dịp cuối năm, lợi dụng nhu cầu tìm việc làm của người lao động tăng, các đối tượng lừa đảo đã tung nhiều chiêu thức giới thiệu việc làm trá hình trên mạng xã hội. Trên địa bàn tỉnh, thời gian qua cũng xảy ra nhiều vụ người lao động bị lừa đảo đưa sang các nước lân cận để làm công việc bất hợp pháp bằng hình thức này. Vì vậy, người lao động cần hết sức cẩn trọng.

Tăng cường quản lý lao động đi làm việc nước ngoài

Sàn giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ hàng tháng tại huyện miền núi Hướng Hóa là nơi cung cấp thông tin việc làm, xuất khẩu lao động chính thống cho người lao động -Ảnh: T.N

Đầu tháng 10/2023, tổ công tác đặc biệt của Công an tỉnh Quảng Trị đã qua khu vực Tam giác vàng - giáp ranh ba nước Thái Lan, Lào, Myanmar để giải cứu một nam thanh niên quê ở Triệu Phong bị dụ dỗ đi làm “việc nhẹ lương cao”. Cho đến khi được lực lượng công an giải cứu đưa về nhà, L.Đ N. (23 tuổi), trú tại xã Triệu Độ vẫn chưa dám tin mình trốn thoát khỏi tay các đối tượng lừa đảo.

Những ngày bị đưa đi tìm “việc nhẹ lương cao” trên đất Lào là một hành trình đầy ám ảnh của thanh niên này. Theo lời kể của N., cuối tháng 9/2023, qua mạng xã hội, N. được một người giới thiệu đến làm việc tại một xưởng gỗ ở vùng biên giới Việt - Lào với thu nhập cao. Người này sẵn sàng cho N. ứng tiền công trước. Tin lời, N. khăn gói lên vùng biên giới cùng nhóm người lạ quen biết trên mạng.

Lên đến thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, nhóm này đưa N. cùng một số người nữa đi theo đường mòn qua Lào. Sau đó, cả nhóm được đưa lên một chiếc ô tô chạy suốt 2 ngày nữa. Tuy không biết mình đang bị đưa đi đâu nhưng qua câu chuyện trên đường và thời gian đi vượt xa quãng đường như lời hứa ban đầu, N. biết mình đã bị lừa.

Sau đó, tranh thủ lúc xe dừng ở một nhà nghỉ, N. lén dùng điện thoại nhắn tin về cho mẹ cầu cứu. Từ định vị trên mạng, N. mới biết nơi mình bị đưa đến chỉ cách vùng “Tam giác vàng” vài trăm mét. Ở đây có một khu casino vô cùng sầm uất...

Cũng trong năm 2023, nhờ sự phối hợp của lực lượng chức năng Việt Nam và Philippines, 4 người dân ở huyện Hướng Hóa bị lừa sang nước ngoài làm việc được bảo hộ về nước. Được biết, những người này làm quen với một số đối tượng lạ thông qua các trang mạng xã hội, website tìm kiếm việc làm. Sau đó, các đối tượng đã đưa 4 người nói trên xuất cảnh trái phép sang Philippines với lời hứa hẹn sẽ mang đến cho họ công việc với mức lương cao. Tuy nhiên, thực chất đây là chiêu trò lừa đảo vì cả 4 người đều bị ép đưa vào làm việc tại các công ty, casino trực tuyến tại Philippines.

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Nguyễn Huyền Trang: “Người lao động rơi vào bẫy “việc nhẹ lương cao” thường là những người không có trình độ, chuyên môn và trẻ tuổi, chưa đủ nhận thức, kinh nghiệm, năng lực để nhận diện các hình thức lừa đảo đang được sử dụng ngày một tinh vi, phức tạp trên mạng xã hội”.

Trước tình hình này, ngày 10/10/2023, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có Văn bản 3080/SLĐTBXH-LĐVL đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các ban, ngành liên quan, UBND cấp xã phối hợp, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thị trường lao động, pháp luật lao động, bảo hiểm các loại liên quan đến người lao động và quyền lợi chính đáng của người lao động.

Phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như vấn đề giới thiệu, cung ứng việc làm của các đơn vị, doanh nghiệp; kịp thời phát hiện các vấn đề nóng và nổi cộm liên quan đến người lao động để xử lý, bảo vệ quyền lợi người lao động. Nghiêm cấm để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật đã được quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/1/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đảm bảo chế độ, quyền lợi của người lao động theo hợp đồng đã ký kết. Đơn vị cũng cần chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho người lao động có nhu cầu tham gia đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường mở các sàn giao dịch việc làm, hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động tận cơ sở. Tiếp tục mở thêm các kênh thông tin tuyển dụng trên những nền tảng mạng xã hội phổ biến với người dùng như facebook, zalo... để người lao động có cơ hội kiếm được công việc phù hợp. Đồng thời, trung tâm cần đẩy mạnh cảnh báo, tuyên truyền cho người dân biết về những chiêu thức, hình thức lừa đảo việc làm trên mạng xã hội, làm cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Có thể nói, tìm việc làm là nhu cầu chính đáng của mỗi người, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, thay vì tìm việc từ những trang mạng không tin cậy, để đảm bảo an toàn, người lao động hãy tìm việc ở các kênh chính thống như sàn giao dịch việc làm hoặc trực tiếp tại các công ty có uy tín và đủ tư cách pháp nhân. Chỉ có đơn vị sử dụng lao động có đăng ký kinh doanh mới có quyền đăng tuyển tìm kiếm người lao động.

Người lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài cần liên hệ trực tiếp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp đưa lao động đi nước ngoài được cấp phép và tuyệt đối không thông qua trung gian. Người lao động nên tìm hiểu thông tin tuyển dụng lao động tại các đơn vị có giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua địa chỉ của Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc cơ quan quản lý lao động tại địa phương.

Chiêu trò quảng cáo: “Việc nhẹ lương cao”; “lương cao, chi phí thấp, đi nhanh”, “không cần ngoại ngữ, không cần tay nghề”... là một trong những dấu hiệu nhận biết về lừa đảo lao động vì trên thực tế không có công việc nào nhẹ nhàng mà lương cao.

Thủy Ngọc

Tin liên quan:
  • Tăng cường quản lý lao động đi làm việc nước ngoài
    Tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

    Năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) có kế hoạch đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó tiếp tục giữ vững, ổn định các thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc; mở ra thị trường mới ở Australia và Israel. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, công tác quản lý, kiểm tra hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được ngành LĐ, TB&XH chú trọng.

  • Tăng cường quản lý lao động đi làm việc nước ngoài
    Nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài

    Xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần quan trọng vào thành tựu chung về phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) và giảm nghèo của tỉnh. Đây là một giải pháp quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và xóa nghèo bền vững. Để đẩy mạnh XKLĐ đòi hỏi phải chuẩn bị lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng; chú trọng xây dựng thị trường lao động đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thị trường và bối cảnh mới.


Thủy Ngọc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Mong con sống lâu với mẹ”

“Mong con sống lâu với mẹ”
2024-10-12 06:00:00

QTO - Nghĩ về số phận của mình và các con, chị Trần Thị Mỹ Hạnh (sinh năm 1973), hiện đang sống tại Khu phố 8, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, không khỏi...

Lắng nghe cán bộ, hội viên, phụ nữ nói

Lắng nghe cán bộ, hội viên, phụ nữ nói
2023-12-07 05:50:00

QTO - Đối thoại và tuyên truyền chính sách là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học

Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học
2023-12-06 05:10:00

QTO - Ở thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, nhiều người vẫn dành sự cảm phục khi nhắc về câu chuyện của chị Phan Thị Nhung (sinh năm 1972)....

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết