Cập nhật:  GMT+7

Mượn chỗ học vì trường xuống cấp nặng

Đã bước sang năm học thứ 2, hàng trăm học sinh Trường Tiểu học thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh phải học nhờ ở trường khác, do dãy phòng học chính 2 tầng của nhà trường hiện đã xuống cấp trầm trọng. Trong khi chờ các giải pháp hỗ trợ khắc phục từ cấp trên, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong công tác dạy và học, đặc biệt là theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vì thiếu phòng học, các phòng chức năng cần thiết theo quy định.

Mượn chỗ học vì trường xuống cấp nặng

Các phòng học dãy nhà 2 tầng hiện hư hỏng trầm trọng, không đảm bảo an toàn cho hoạt động dạy và học - Ảnh: Đ.V

Tạm dừng sử dụng từ gần 2 năm nay do xuống cấp nặng, dãy trường chính 2 tầng gồm 12 phòng (2 phòng làm việc và 10 phòng học) của Trường Tiểu học thị trấn Cửa Việt nay càng hư hỏng nhiều hơn. Bên ngoài dãy nhà xuất hiện thêm nhiều điểm nứt nẻ và bám đầy rêu mốc.

Bên trong các phòng không sử dụng một thời gian cũng trở nên nhếch nhác với bộn bề bàn ghế cũ, giấy tờ, rèm màn; nhiều cửa kính bị vỡ, nứt; viền trần các phòng học trơ lõi sắt do những mảng bê tông rơi rụng; lớp sơn tường cũng bị bong tróc rất nhiều...

Đó là thực trạng xuống cấp nặng nề nhìn bằng mắt thường khi chúng tôi được Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Cửa Việt Lê Thị Tuyên dẫn đi khảo sát thực tế dãy trường học.

Cô Tuyên cho biết, sau một thời gian dài sử dụng, bắt đầu từ năm học 2021-2022, dãy nhà 2 tầng có hiện tượng rạn nứt và đến năm 2023 tình trạng rạn nứt diễn ra nghiêm trọng hơn. Trước sự xuống cấp của công trình, bắt đầu từ cuối tháng 4/2023, dãy nhà này có quyết định tạm ngừng sử dụng để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.

Kết quả giám định chất lượng công trình dãy nhà 2 tầng Trường Tiểu học thị trấn Cửa Việt của Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng, Sở Xây dựng vào tháng 7/2023: Dựa vào kết quả khảo sát, phân tích đã đi đến đánh giá tổng thể, công trình có mức độ nguy hiểm là cấp D.

Công trình không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nguy hiểm tổng thể. Hiện trạng công trình có kết cấu móng, cột, dầm, sàn đã xuống cấp.

Trên cơ sở phân tích các giải pháp xử lý, đơn vị kiểm định kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần có phương án xử lý kịp thời. Tuy nhiên, việc thay thế dầm, cột, sàn, hệ thống tường xây bao che phức tạp về giải pháp kết cấu và biện pháp thi công, chi phí lớn.

Công trình có vị trí gần sát biển, chịu sự ăn mòn môi trường biển mạnh nên ngày càng xuống cấp trầm trọng. Đơn vị kiểm định đề xuất phương án đập bỏ để xây mới. Cô Tuyên cho biết thêm, sau khi dãy nhà 2 tầng có quyết định tạm ngừng sử dụng, nhà trường chỉ còn 8 phòng học, do đó buộc phải chuyển 4 phòng bộ môn, phòng thiết bị của trường qua làm phòng học.

Đồng thời, phải mượn thêm 5 phòng học từ cơ sở 2 của Trường THCS&THPT Cửa Việt nữa để đủ phòng học bố trí cho toàn bộ các lớp của trường. “Việc chuyển đổi công năng sử dụng của các phòng bộ môn và mượn phòng học của trường khác gây nhiều thiệt thòi cho học sinh.

Các em không được học thực hành trong các phòng chức năng, thời khóa biểu xáo trộn, việc di chuyển mất thời gian và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Ngoài ra, việc mượn phòng học là mang tính tạm thời và chưa biết khi nào đơn vị cho mượn lấy lại nên cũng rất thấp thỏm lo lắng”, cô Tuyên giãi bày.

Trực tiếp giảng dạy ở phòng học mượn, cô giáo Phạm Thị Xuyên cho biết: “Các em học ở phòng mượn gặp thiệt thòi khi ít được tham gia hoạt động giữa giờ, hoạt động liên đội. Ngoài ra, sân trường ở đây thấp, hay ngập úng nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi của các em”.

Trong khi đó, thầy giáo Phan Văn Quang cho biết, do thiếu phòng học nên nhà trường đành cho các em học ở một số phòng bộ môn như: phòng âm nhạc, phòng thiết bị, phòng tin học...

Điều này sẽ gây khó khăn cho việc dạy và học, nhất là với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 yêu cầu phải có đầy đủ các phòng học chức năng theo quy định.

“Thầy cô giáo và phụ huynh mong muốn các ban, ngành có liên quan tạo điều kiện tìm nguồn kinh phí xây dựng lại các phòng học mới để đảm bảo việc dạy và học cho học sinh Trường Tiểu học thị trấn Cửa Việt”, thầy Quang cho hay.

Bà Lê Thị Tuyên cho biết thêm, trước thực trạng xuống cấp của dãy nhà 2 tầng của trường, các cấp, ngành huyện Gio Linh đều rất quan tâm và đã có kế hoạch đưa hạng mục công trình vào bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2025-2030.

“Tuy nhiên, các cấp trả lời là hiện tại nguồn kinh phí hết sức khó khăn nên đã qua 2 năm học vẫn chưa có nguồn để xây dựng. Vì vậy, nhà trường mong các cấp, ngành quan tâm tìm nguồn kinh phí để xây dựng đủ lớp học, bảo đảm hoạt động dạy học cho nhà trường”, cô Tuyên bày tỏ.

Do bị xuống cấp nặng và tạm dừng sử dụng, nhà trường đã khóa toàn bộ các phòng học, đồng thời gắn biển cảnh báo nguy hiểm bên ngoài dãy nhà 2 tầng để học sinh không lui tới. Dãy phòng học vẫn còn đó, từng ngày xuống cấp và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Trong khi đó 5 lớp học với khoảng 150 học sinh phải đi học nhờ ở trường khác với nhiều xáo trộn. Hơn bao giờ hết, thầy, cô giáo và học sinh nhà trường mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp, ngành, nhà tài trợ để sớm có nơi học tập an toàn, thuận lợi.

Hiếu Giang

Tin liên quan:
  • Mượn chỗ học vì trường xuống cấp nặng
    Phải học online do phòng học xuống cấp

    Gần 2 tuần qua, hơn 200 học sinh Trường Tiểu học thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh phải học online do công trình dãy phòng học 2 tầng xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh.

  • Mượn chỗ học vì trường xuống cấp nặng
    Trường Phổ thông DTNT Vĩnh Linh xuống cấp nghiêm trọng, thầy và trò nơm nớp lo ...

    Trường Phổ thông dân tộc nội trú Vĩnh Linh hiện đang có gần 300 học sinh người đồng bào dân tộc Vân Kiều của 3 xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà thuộc huyện Vĩnh Linh học tập. Vậy nhưng, ngôi trường này hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, khiến thầy và trò nơm nớp lo sợ.


Hiếu Giang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Phân biệt men vi sinh và men tiêu hoá

Phân biệt men vi sinh và men tiêu hoá
2025-01-23 10:30:00

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, các bác sĩ thường kê thêm men vi sinh hoặc men tiêu hóa, đôi khi có cả hai loại. Làm thế nào để phân biệt men vi sinh và men...

Giữ lửa cho nồi bánh chưng ngày Tết

Giữ lửa cho nồi bánh chưng ngày Tết
2025-01-23 05:45:00

QTO - Gói bánh chưng ngày Tết không chỉ đơn thuần là chuẩn bị một món ăn truyền thống mà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và tâm linh...

Cô giáo tâm huyết với nghề

Cô giáo tâm huyết với nghề
2024-11-05 05:10:00

QTO - Với tinh thần cầu thị, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm, luôn đổi mới, sáng tạo trong dạy học, những năm qua, cô...

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa
2024-11-03 13:43:00

QTO - Vẫn còn lưu trong ký ức chưa xa của cô giáo Hồ Thị Táo là hình ảnh trẻ mầm non đồng bào dân tộc Pa Kô trên tay cầm chiếc cặp lồng đựng mì tôm pha sẵn...

Tận tâm với bản làng

Tận tâm với bản làng
2024-11-03 13:37:00

QTO - Nhiều năm là người có uy tín thôn Đá Bàn, xã Ba Nang, huyện Đakrông, ông Hồ Văn Pua luôn được người dân quý mến, bởi ông đã có nhiều đóng góp quan...

Cựu chiến binh làm theo tấm gương Bác Hồ

Cựu chiến binh làm theo tấm gương Bác Hồ
2024-11-03 13:32:00

QTO - Bước qua lằn ranh sinh tử của cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, ông Hồ Văn Xang, ở Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, cựu chiến binh người dân tộc...

Nỗ lực cải cách thể chế của ngành y tế

Nỗ lực cải cách thể chế của ngành y tế
2024-11-02 06:05:00

QTO - Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả đáng khích lệ, được dư luận...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long