Cập nhật:  GMT+7

Bước qua khuôn mẫu giới để làm chủ cuộc sống

Từ bao đời nay, cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở những bản làng miền Tây Quảng Trị bị bó buộc bởi những định kiến và khuôn mẫu giới. Tư tưởng “trọng nam hơn nữ” và lối sống gia trưởng đã đặt vị trí người phụ nữ DTTS quẩn quanh bên chái bếp. Sự thiếu hiểu biết, nhận thức đã làm cho bao thế hệ phụ nữ cam chịu với nhiều nạn bạo hành gia đình và coi đó là số phận. Xác định phụ nữ và trẻ em (PN&TE) vùng đồng bào DTTS là nhóm dễ bị tổn thương, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác bảo vệ và nâng cao năng lực, hiểu biết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Việc triển khai thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã từng bước giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bước qua khuôn mẫu giới để làm chủ cuộc sống

Tổ dệt thổ cẩm xã A Bung, huyện Đakrông mang lại thu nhập đáng kể cho phụ nữ trong tổ - Ảnh: V.T.H

Hướng mở từ nhận thức

Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” là 1 trong 10 dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã mở ra cho phụ nữ đồng bào DTTS của tỉnh nhiều cơ hội, trong đó đáng kể nhất là họ được nâng cao nhận thức để tự nhận biết được đâu là nguyên nhân của sự cơ cực trong cuộc sống của bao thế hệ bà, mẹ, bản thân và con gái họ đang cõng trên lưng.

Với những nỗ lực thay đổi nhận thức cho cán bộ, hội viên, thời gian qua, Hội LHPN huyện Đakrông đã triển khai phong phú, đa dạng các hoạt động tuyên truyền nhằm thực hiện tốt nội dung của Dự án 8 trên địa bàn.

Để phát huy cao nhất vai trò, vị trí chị em, Hội LHPN huyện đã tích cực hỗ trợ phụ nữ khó khăn, nhất là hướng dẫn cho họ phát triển kinh tế gia đình, trang bị các kiến thức ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như: công nghệ số, bán hàng online, sử dụng mạng xã hội và các phần mềm tiện ích...

Chủ tịch Hội LHPN huyện Đakrông Nguyễn Thị Ty cho biết: Hội chú trọng bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới, xây dựng kế hoạch truyền thông cho đội ngũ cán bộ cơ sở, thành viên các mô hình của Dự án 8. Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát về thực hiện các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em”.

Nhận thức nâng lên, phụ nữ đồng bào DTTS thấy rằng không chỉ họ mà tất cả những người xung quanh họ đều phải thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ PN&TE, thực hiện bình đẳng giới (BĐG). Công tác tuyên truyền, vận động được dự án chú trọng để thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” cho phụ nữ nói riêng và đồng bào DTTS nói chung.

Dự án thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, hủ tục và một số vấn đề xã hội cấp thiết, xây dựng môi trường sống an toàn cho PN&TE, tập trung vào các hoạt động như: xây dựng chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng tài liệu, ấn phẩm truyền thông và số hóa tài liệu phù hợp với đối tượng, vùng miền, dân tộc để chia sẻ, lan tỏa qua các kênh thông tin trên nền tảng số. Tổ chức các hội thi về mô hình sáng tạo, hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán PN&TE.

Dự án thành lập và duy trì hoạt động tổ truyền thông cộng đồng; củng cố, nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới địa chỉ tin cậy cộng đồng; hỗ trợ thành lập CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại trường THCS và cộng đồng.

Thông qua các mô hình, từng bước xóa bỏ những hủ tục, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân về cách phòng ngừa, ngăn chặn tác động tiêu cực của tình trạng bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ, xâm hại tình dục, sử dụng lao động trẻ em; hỗ trợ tích cực bố mẹ trong chăm sóc và giáo dục con cái, đóng góp tích cực vào sự phát triển của trẻ, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho PN&TE vùng DTTS&MN.

Từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Về xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy BĐG và giải quyết những vấn đề cấp thiết của PN&TE, dự án chú trọng vào hoạt động củng cố, nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới và duy trì mô hình tổ tiết kiệm vốn vay thôn, bản (TKVVTB) để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo thu nhập và lồng ghép giới; hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ cho phụ nữ DTTS trong sản xuất và kết nối thị trường nông sản. Đồng thời, xây dựng các tổ, nhóm sinh kế do phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thanh Hà cho hay: Việc hình thành các mô hình tổ hợp tác, HTX đã khuyến khích tinh thần mạnh dạn tiếp thu trong sản xuất, kinh doanh của phụ nữ DTTS, đồng thời khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đồng bào nghèo ở nhiều địa phương đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, bỏ dần những hủ tục để từng bước vươn lên, nhờ đó, cuộc sống của đồng bào dần được nâng lên đáng kể.

Trong công tác giám sát và đánh giá về thực hiện BĐG, dự án hỗ trợ xây dựng tài liệu hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện và tập huấn cho cán bộ các cấp, ngành liên quan. Thực hiện giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa bàn hưởng lợi từ dự án; xây dựng hệ thống thông tin giám sát về BĐG trên nền tảng số; xây dựng báo cáo đánh giá thực hiện BĐG.

Dự án cũng xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ người DTTS tại các cấp; trang bị kiến thức về BĐG và kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng; xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn về lồng ghép giới...

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, đến nay, Dự án 8 đã đạt được những kết quả tích cực. Các xã trong vùng dự án đã thành lập được 144 tổ truyền thông cộng đồng; 29 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; 39 địa chỉ tin cậy cộng đồng; 24 hội nghị đối thoại chính sách; 4 tổ, nhóm sinh kế do phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng công nghệ thông tin; 50 nữ cán bộ DTTS tham gia lãnh đạo được nâng cao năng lực...

Triển khai hiệu quả các hoạt động của Dự án 8 mang đến cho PN&TE vùng núi nhiều cơ hội để thay đổi toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của phụ nữ đồng bào DTTS, bảo vệ và chăm sóc phát triển trẻ em vùng núi ngày càng tốt hơn.

Võ Thái Hòa

Tin liên quan:
  • Bước qua khuôn mẫu giới để làm chủ cuộc sống
    Nỗ lực vươn lên làm chủ cuộc sống của phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô

    Từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nơi ở, người phụ nữ không vượt ra khỏi mái nhà sàn, nương rẫy, hôm nay phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô nơi miền Tây Quảng Trị đã có nhiều thay đổi. Chị em thay đổi từ nếp nghĩ đến cách làm, khắc phục khó khăn vươn lên làm chủ cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, tích cực tham gia các hoạt động xã hội...

  • Bước qua khuôn mẫu giới để làm chủ cuộc sống
    Lan tỏa việc tốt để cuộc sống đẹp hơn

    Theo dõi trên báo chí, mạng xã hội thời gian gần đây, chúng ta bắt gặp nhiều hành động đẹp, việc tử tế từ thực tiễn cuộc sống. Có thể không xuất hiện ở một vị trí trang trọng hay đôi lúc chỉ được biết đến bằng một vài câu chữ, hình ảnh lẩn khuất trong vô số thông tin được cập nhật liên tục của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội nhưng những việc làm bình dị, mang nhiều ý nghĩa này vẫn toát lên vẻ đẹp tự thân, góp phần lan tỏa, xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.


Võ Thái Hòa

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cô giáo tâm huyết với nghề

Cô giáo tâm huyết với nghề
2024-11-05 05:10:00

QTO - Với tinh thần cầu thị, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm, luôn đổi mới, sáng tạo trong dạy học, những năm qua, cô...

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa
2024-11-03 13:43:00

QTO - Vẫn còn lưu trong ký ức chưa xa của cô giáo Hồ Thị Táo là hình ảnh trẻ mầm non đồng bào dân tộc Pa Kô trên tay cầm chiếc cặp lồng đựng mì tôm pha sẵn...

Tận tâm với bản làng

Tận tâm với bản làng
2024-11-03 13:37:00

QTO - Nhiều năm là người có uy tín thôn Đá Bàn, xã Ba Nang, huyện Đakrông, ông Hồ Văn Pua luôn được người dân quý mến, bởi ông đã có nhiều đóng góp quan...

Cựu chiến binh làm theo tấm gương Bác Hồ

Cựu chiến binh làm theo tấm gương Bác Hồ
2024-11-03 13:32:00

QTO - Bước qua lằn ranh sinh tử của cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, ông Hồ Văn Xang, ở Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, cựu chiến binh người dân tộc...

Nỗ lực cải cách thể chế của ngành y tế

Nỗ lực cải cách thể chế của ngành y tế
2024-11-02 06:05:00

QTO - Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả đáng khích lệ, được dư luận...

Mẹ bệnh tật gắng gượng nuôi con

Mẹ bệnh tật gắng gượng nuôi con
2024-11-02 05:55:00

QTO - Dù mang trong mình căn bệnh ung thư cổ tử cung và suy tim bẩm sinh nhưng nhiều năm qua, một mình chị Lê Thị Thừa (51 tuổi), ở thôn Kinh Duy, xã Hải...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long