Cập nhật:  GMT+7

Kỳ vọng từ cây đàn hương ở vùng gò đồi Cam Lộ

Nhằm đa dạng các loại cây dược liệu, hướng đến xây dựng địa phương trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh, thời gian qua, huyện Cam Lộ đã đưa nhiều loại cây dược liệu vào trồng thử nghiệm để nhân rộng, trong đó có cây đàn hương. Mặc dù mới trồng trong thời gian ngắn nhưng loại cây này phát triển nhanh, hứa hẹn nhiều triển vọng mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân.

Kỳ vọng từ cây đàn hương ở vùng gò đồi Cam Lộ

Nông dân thôn An Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ chăm sóc cây đàn hương -Ảnh: ANH VŨ

Sau gần một năm xuống giống, những cây đàn hương ở vùng đồi thôn An Mỹ, xã Cam Tuyền đã cao từ 1,5- 2 m. Người dân ở đây cho biết, trải qua một mùa nắng hạn gay gắt và mùa mưa kéo dài nhưng tỉ lệ cây đàn hương sống trên 95%, phát triển nhanh, đồng đều. Điều này cho thấy giống cây này rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Cam Lộ.

Gia đình ông Trần Minh Khánh trồng 150 gốc đàn hương trên diện tích 6 sào, xen giữa diện tích trồng cây ăn quả chưa khép tán. Ông Khánh cho biết, từ khi trồng cho đến nay đã bón phân và chăm sóc, làm cỏ, vun gốc ba lần, hiện nay cây phát triển rất tốt, có cây cao hơn 2 m.

“Tôi đã trồng thử nghiệm khá nhiều loại cây, nhất là cây dược liệu nhưng thấy cây đàn hương rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng gò đồi. Thời điểm xuống giống vào tháng 3/2023, sau đó nắng hạn gay gắt kéo dài, rồi đến mưa rét nhưng tỉ lệ cây sống rất cao và phát triển tốt, đặc biệt là hầu như không có sâu bệnh gây hại. Mong rằng khi có sản phẩm thu hoạch, doanh nghiệp sẽ thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân như đã cam kết để chúng tôi có thêm thu nhập, nâng cao đời sống”, ông Khánh chia sẻ.

Đầu năm 2023, huyện Cam Lộ liên kết với Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm triển khai trồng thử nghiệm cây đàn hương tại xã Cam Tuyền. Có 12 hộ tham gia trồng với diện tích 4,5 ha (tương đương gần 2.000 cây). Đây là diện tích đất đã được người dân trồng cây ăn quả nhưng chưa khép tán. Quá trình triển khai mô hình, UBND huyện hỗ trợ 50% giá giống, phân bón vi sinh, tương đương hơn 62 triệu đồng. Ngoài ra, người dân được tập huấn chuyển giao kỹ thuật về quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch...

Các hộ gia đình này cũng thành lập một tổ hợp tác để hỗ trợ nhau trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ không để gia súc phá hoại. Phó Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền Trần Thọ Bình cho biết, hiện nay toàn bộ diện tích cây đàn hương ở thôn An Mỹ phát triển tốt nên người dân rất phấn khởi, tin tưởng và kỳ vọng vào loại cây này. Chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp với ngành nông nghiệp huyện chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tiến hành chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật của Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm đưa ra.

Đàn hương là loại cây dược liệu có xuất xứ từ Ấn Độ mới du nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Cây đàn hương có ưu thế là tận dụng được tất cả các bộ phận của cây từ lõi gỗ, rễ, lá, hạt và rác gỗ để làm tinh dầu, mỹ phẩm... nên mang lại giá trị kinh tế khá cao, được mệnh danh là cây “vàng xanh”.

Trồng cây đàn hương rủi ro thấp vì nó là cây trồng xen canh, người dân đang có vườn cam, bưởi, gỗ sưa,... có thể trồng xen cây đàn hương vào và vẫn có nguồn thu từ cả hai loại cây trồng. Đàn hương có thể trồng được ở các loại đất khác nhau như đất cát, đất đỏ, đất sét, đất đá ong pha sét, đất sỏi nhưng cần thoát nước tốt, vì không chịu được ngập úng.

Cây đàn hương trồng đến năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch lá; từ năm thứ 4 đến năm thứ 13 cho thu hoạch quả với năng suất trung bình khoảng 1,5 kg/cây/năm; từ năm thứ 13 trở đi là thu hoạch gỗ, trung bình mỗi cây cho thu hoạch khoảng 20- 30 kg lõi, bao gồm lõi thân, lõi rễ và lõi cành. Hiện nay trên thị trường, lá đàn hương tươi có giá khoảng 100.000 đồng/kg; quả từ 150.000-200.000 đồng/ kg; lõi gỗ từ 1-5 triệu đồng/kg (tùy theo kích cỡ).

Theo Tiến sĩ Vũ Thoại, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm Việt Nam cho biết, mỗi héc ta cây đàn hương từ khi bắt đầu cho thu hoạch lá, quả đến toàn bộ thân, rễ cho thu nhập khoảng 500-700 triệu đồng. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào mật độ trồng, quy trình chăm sóc như thế nào, trồng xen với cây gì...

“Hiện nay chúng tôi có chủ trương phát triển vùng trồng cây đàn hương ở Cam Lộ, sau đó sẽ xây dựng nhà máy chế biến sâu các sản phẩm để hỗ trợ đầu ra cho nông dân. Đồng thời ký cam kết với UBND huyện Cam Lộ và người dân sẽ bao tiêu sản phẩm đầu ra hai sản phẩm chính là hạt và gỗ cây đàn hương”, ông Vũ Thoại cho biết thêm.

Anh Vũ

Tin liên quan:
  • Kỳ vọng từ cây đàn hương ở vùng gò đồi Cam Lộ
    Triển vọng từ cây an xoa ở Cam Lộ

    Sau gần 1 năm xuống giống trồng thử nghiệm, những diện tích cây an xoa đầu tiên ở huyện Cam Lộ bắt đầu cho thu hoạch với năng suất cao. Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.

  • Kỳ vọng từ cây đàn hương ở vùng gò đồi Cam Lộ
    Triển vọng từ phát triển cây quế ở Cam Lộ

    Thực hiện biên bản ghi nhớ ngày 20/10/2021 giữa Công ty Cổ phần sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam (Vinasamex) và UBND huyện Cam Lộ về hợp tác trồng, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế, nghệ, gừng và tiêu hữu cơ trên địa bàn, đến nay huyện Cam Lộ đã trồng thử nghiệm gần 150 ha cây quế. Qua đánh giá bước đầu, cây quế sinh trưởng tốt, mở ra triển vọng phát triển vùng trồng quế nguyên liệu sản xuất hàng hóa gắn với nhà máy chế biến các sản phẩm từ quế, xây dựng huyện Cam Lộ trở thành ...

  • Kỳ vọng từ cây đàn hương ở vùng gò đồi Cam Lộ
    Triển vọng từ mô hình trồng cây cam Vinh tại Cam Lộ

    Năng suất thu hoạch từ 4,5 - 5 tấn/ha, giá bán từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/ha, đó là những kết quả bước đầu từ mô hình trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ triển khai tại xã Cam Thành, huyện Cam Lộ.


Anh Vũ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị
2024-12-13 05:05:00

QTO - Để nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo động lực thúc đẩy...

Bến Quan - Từ rừng lên phố

Bến Quan - Từ rừng lên phố
2024-04-16 05:15:00

QTO - Trong định hướng phát triển giai đoạn 2020-2025, huyện Vĩnh Linh xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đó là xây dựng thị trấn Bến Quan đạt...

Quản lý, bảo vệ rừng bằng... công nghệ

Quản lý, bảo vệ rừng bằng... công nghệ
2024-04-13 05:35:00

QTO - Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có tổng diện tích hơn 23.400 ha, nằm trên địa bàn 5 xã phía Bắc huyện Hướng Hóa. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long