Cập nhật:  GMT+7

Triệu Phong từng bước đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thời gian qua, huyện Triệu Phong phát triển mạnh việc khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản. Năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt 742,9 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 2.178 tấn, trong đó tôm 1.482,5 tấn, hải sản khác 232 tấn, cá nước ngọt 463,5 tấn. Hiện toàn huyện có 579 chiếc tàu, thuyền, trong đó có 87 tàu cá có chiều dài trên 6 m đã được cấp phép. Sản lượng khai thác thủy, hải sản năm 2023 đạt 3.525,5 tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 3.210,5 tấn, khai thác thủy sản nội địa đạt 315 tấn.

Triệu Phong từng bước đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cảng cá Cửa Việt đáp ứng nhu cầu hậu cần nghề cá cho ngư dân và doanh nghiệp -Ảnh: N.V

Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Triệu Phong Trần Thiện Nhân cho biết, để đạt được kết quả đó, UBND huyện triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc khuyến cáo người dân đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để nuôi thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao 2, 3 giai đoạn, vùng nuôi thấp triều chuyển sang nuôi xen ghép các loại cá, tôm, cua để hạn chế rủi ro.

Đặc biệt, huyện thường xuyên chỉ đạo các ngành liên quan chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn, sử dụng men vi sinh, kiểm soát các chỉ số môi trường ao nuôi như lượng ô xy hòa tan, độ PH, độ kiềm, mật độ tảo để phòng, chống dịch bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với khai thác ngư trường xa và trung bờ, ngư dân phát triển mạnh nghề vây rút chì trên các vùng biển từ khu vực đảo Hoàng Sa đến vịnh Bắc Bộ. Ngư dân bãi ngang tập trung khai thác ven bờ bằng thuyền chèo, thuyền thúng và tàu, thuyền công suất nhỏ, trên thuyền có từ 1- 4 người, chi phí đánh bắt thấp, bình quân thu nhập từ 35- 50 triệu đồng/lao động/năm.

UBND huyện chỉ đạo các xã vùng biển, cửa lạch khẩn trương triển khai đến chủ tàu, thuyền thực hiện nghiêm túc chủ trương khai thác đúng quy định về vùng khai thác, nghề khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như chỉ đạo cơ sở lập hồ sơ hỗ trợ tiền mua nhiên liệu, mua bảo hiểm tàu cá theo chủ trương của Chính phủ.

Trong năm 2023, kinh phí hỗ trợ tiền mua nhiên liệu 3,145 tỉ đồng cho 9 tàu ở hai xã Triệu An và Triệu Lăng với 35 chuyến biển đánh bắt xa bờ, hỗ trợ kinh phí bảo hiểm hơn 30 triệu đồng cho 31 thuyền viên của 6 tàu ở xã Triệu An. Thực hiện Nghị quyết số 55 ngày 29/7/2023 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ vệ tinh giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh, năm 2023 UBND huyện đã chi ngân sách hỗ trợ cho 9 tàu cá, số tiền 8,615 triệu đồng.

Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 1 cảng cá loại II, 6 cơ sở sản xuất nước đá, 4 cơ sở cung ứng dầu, 1 cơ sở sửa chữa tàu thuyền, 5 cơ sở sửa chữa máy thuỷ và một số cơ sở cung ứng nước sinh hoạt, lương thực, thực phẩm đáp ứng phục vụ tốt hậu cần nghề cá.

Toàn huyện có 12 cơ sở thu mua hải sản với số lượng 1.518 tấn/năm, trong đó xã Triệu An 8 cơ sở thu mua 1.414 tấn, xã Triệu Phước 2 cơ sở thu mua 50 tấn, xã Triệu Lăng 5 cơ sở thu mua 52 tấn, xã Triệu Vân có 1 cơ sở thu mua 2 tấn, có 3 cơ sở thu mua hải sản có kho đông lạnh. Hoạt động chế biến thủy sản như ruốc, nước mắm, cá hấp xây dựng được thương hiệu sản phẩm, trong đó nước mắm Gia Đẳng đạt sản phẩm OCOP 3 sao.

Ông Trần Thiện Nhân cho biết thêm, huyện Triệu Phong phấn đấu năm 2024 sản lượng khai thác thủy, hải sản đạt 3.545 tấn, trong đó khai thác hải sản 3.215 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 757 ha, trong đó diện tích nuôi nước lợ, nước mặn 452 ha; sản lượng nuôi trồng 2.847 tấn, trong đó sản lượng nuôi tôm đạt 2.157 tấn, cá nước ngọt 465 tấn, còn lại các loại thủy sản khác.

Để đạt được kết quả đó, huyện tiếp tục xây dựng vùng nuôi tôm tập trung đảm bảo theo quy trình kỹ thuật, sắp xếp, bố trí lại vùng nuôi trồng thủy sản hợp lý, phát triển mạnh cả nuôi trồng, khai thác và chế biến để nâng cao thu nhập cho người dân, quyết tâm đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Cùng với đó, quan tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn, đồng thời rà soát lại quỹ đất, những vùng thấp trũng sản xuất lúa không hiệu quả quy hoạch và chuyển đổi diện tích sang nuôi thủy sản. Ngư dân tiếp tục đa dạng hình thức nuôi, trong đó có hình thức nuôi thâm canh nhằm tăng năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích cũng như khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích các hồ nước lớn, sông suối để phát triển nuôi thủy sản trong lồng.

Đối với kế hoạch khai thác chế biến, tăng cường công tác tuyên truyền Luật Thủy sản năm 2017, qua đó hướng dẫn ngư dân thực hiện tốt các quy định về quản lý khai thác, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và chống khai thác bất hợp pháp không báo cáo, không theo quy định (IUU), đảm bảo về đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản và an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác trên biển.

Bên cạnh đó, khuyến khích ngư dân ứng dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong khai thác thủy sản để cơ giới hóa, nâng cao hiệu quả đánh bắt.

Mặt khác, tổ chức tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, thương lái thu mua sản phẩm thủy sản từ tàu cá tại các cảng cá đúng quy định nhằm góp phần chống khai thác IUU cũng như theo dõi chặt chẽ hoạt động sản xuất, kịp thời đề xuất giải pháp hỗ trợ ngư dân bảo đảm sản xuất an toàn, hiệu quả. Nghiêm cấm việc sử dụng các phương tiện khai thác, mắt lưới, nghề khai thác mang tính huỷ diệt và làm tốt công tác phòng tránh bão, đảm bảo an toàn cho ngư dân đi biển.

Một giải pháp nữa là tăng cường công tác khuyến công, đào tạo nghề, phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản, từng bước xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cũng như có biện pháp huy động vốn đầu tư mở rộng và phát triển về quy mô, sản lượng chế biến, các loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá, không ngừng nâng cao giá trị sản phẩm, kích thích phát triển sản xuất lĩnh vực ngư nghiệp...

Nguyễn Vinh

Tin liên quan:
  • Triệu Phong từng bước đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
    Triệu Phong phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Với nhiều tiềm năng, lợi thế, huyện Triệu Phong đã quan tâm phát triển ngành du lịch, góp phần tích cực vào quá trình phát triển KT-XH tại địa phương. Trong thời gian tới, huyện Triệu Phong sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

  • Triệu Phong từng bước đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
    Nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở thị xã Quảng Trị

    Với lợi thế là có nhiều địa điểm di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, thị xã Quảng Trị có điều kiện để phát triển du lịch. Chính vì vậy, địa phương này nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực triển khai nhiều giải pháp khơi dậy tiềm năng, đưa du lịch phát triển đúng hướng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển KT-XH của thị xã.


Nguyễn Vinh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Điểm tựa của nông dân vùng cao

Điểm tựa của nông dân vùng cao
2024-11-07 07:00:00

QTO - Dù chăm chỉ lao động nhưng thời gian qua, cuộc sống người dân ở thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ của các...

Thanh niên vượt khó làm giàu

Thanh niên vượt khó làm giàu
2024-03-12 05:00:00

QTO - Không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã xây dựng được các mô hình kinh tế mang...

Khu tái định cư không…an cư

Khu tái định cư không…an cư
2024-03-11 06:37:00

QTO - Khu tái định cư  Ra Ly - Rào, ở xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa được xây dựng vào đầu năm 2021 với tổng kinh phí gần 6,5 tỉ đồng nhằm phục vụ di...

Chắt chiu những giọt vàng của biển

Chắt chiu những giọt vàng của biển
2024-03-09 05:20:00

QTO - Trăn trở với đặc sản của vùng biển Mỹ Thủy, sau nhiều năm ấp ủ, anh Trần Văn Nọ, sinh năm 1970, ở Khóm 8, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, đã...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long