{title}
{publish}
{head}
Đồng chí HỒ XUÂN HÒE - TUV, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời phỏng vấn
- Thưa đồng chí! Đề nghị đồng chí cho biết thời gian qua, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện mục tiêu cơ cấu lại nông nghiệp toàn diện, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” như thế nào để từng bước góp phần đưa kinh tế nông nghiệp trở thành trụ cột trong cơ cấu kinh tế của tỉnh?
- Tiếp bước Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành Chương trình hành động số 46-CTHĐ/TU thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, với quan điểm: Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; phải tiếp tục ưu tiên nguồn lực để đầu tư đảm bảo phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền và địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Thu hoạch lúa trên đồng ruộng Cam Lộ -Ảnh: Đ.T
Với mục tiêu cơ cấu lại nông nghiệp toàn diện, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị đã tích cực phối hợp với các địa phương, các sở, ngành liên quan tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế vùng, miền, lựa chọn các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, phát triển thị trường, xây dựng chuỗi cung ứng - sản xuất - chế biến - tiêu thụ; ứng dụng công nghệ, hình thành hệ sinh thái kinh tế nông nghiệp đồng bộ, bền vững (nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường, hiện đại hóa, ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu...).
Qua đó, kinh tế nông nghiệp trở thành trụ cột trong cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích, tăng chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh giá trị sản phẩm trên thị trường. Từ đó, tăng thu nhập của nông dân, đóng góp vào mục tiêu chung phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, đồng bộ với tăng trưởng xanh phát triển đô thị và công nghiệp dịch vụ hiện đại của tỉnh.
- Đồng chí cho biết rõ hơn những kết quả bước đầu trên các lĩnh vực chủ yếu của ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh?
- Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2023 đạt 5,41%, đóng góp 1,07 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung của tỉnh. Trên các lĩnh vực cụ thể như sau:
Trên lĩnh vực trồng trọt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo định hướng quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tăng cường ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thân thiện với môi trường, lựa chọn những đối tượng cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, đẩy mạnh sản xuất gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm mang tính hàng hóa...
Nhờ đó, đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, có hơn 30 nhà kính, nhà lưới với diện tích 3 ha ứng dụng công nghệ cao; có gần 6.000 ha cây trồng ứng dụng công nghệ cao; hơn 20 mô hình ứng dụng quy trình công nghệ cao, internet vạn vật (IoT) vào sản xuất; có hơn 8.500 ha cây trồng ứng dụng thiết bị bay không người lái để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, sắn,...
Trong sản xuất lúa, có hơn 95% diện tích sản xuất ứng dụng cơ giới hóa trong làm đất, 50% diện tích áp dụng công cụ sạ hàng, máy cấy, 95% diện tích thu hoạch áp dụng cơ giới hóa và gần 2% áp dụng cơ giới hóa trong sơ chế.
Lúa chất lượng cao đạt trên 80% diện tích gieo cấy, diện tích sản xuất lúa cánh đồng lớn ước đạt 13.000 ha. Ngoài ra, diện tích cây trồng các loại sản xuất theo tiêu chuẩn đạt hơn 1.200 ha, trong đó: 237,5 ha chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ; 10 ha chứng nhận chuyển đổi hữu cơ; 597 ha theo hướng hữu cơ; 129,5 ha lúa canh tác tự nhiên; VietGap 119,9 ha; 149,92 ha an toàn thực phẩm. Diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt trên 1.780 ha lúa, 300 ha dược liệu, 50 ha cây ăn quả, 400 ha cà phê, 5.000 ha sắn.
Bên cạnh đó, ngành đang tiếp tục chỉ đạo xây dựng các chuỗi giá trị nông sản tại các địa bàn đối với cây lúa, dược liệu, hồ tiêu, cà phê, chanh leo và gỗ rừng trồng. Song song với đó, tiến hành cấp mã số vùng trồng đối với các đối tượng cây trồng đủ điều kiện xuất khẩu như: chanh leo, lúa, cà phê, hồ tiêu, chuối...; cấp chứng nhận hữu cơ và các chứng nhận an toàn khác đối với lúa, cây ăn quả, hồ tiêu...
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương mỗi năm thực hiện chuyển đổi từ 250-300 ha đất trồng lúa không chủ động nước tưới sang trồng các cây trồng khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Việc chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Trên lĩnh vực chăn nuôi, ngành đã đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học, gắn với liên kết chế biến và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi của tỉnh; giảm dần và tiến đến thực hiện không chăn nuôi trong nội thành, nội thị; phát triển đàn lợn theo hướng ứng dụng công nghệ cao và tiếp tục thực hiện chương trình zebu hóa đàn bò theo hướng chuyên thịt, hỗ trợ phát triển bò thịt quy mô nông hộ tham gia liên kết chuỗi; đầu tư các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch.
Từ đó, đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Đến cuối năm 2023, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 59.083,7 tấn, vượt kế hoạch năm 2025 đã đề ra, tỷ lệ zebu hóa đàn bò đạt trên 72% tổng đàn. Toàn tỉnh hiện có 697 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (tăng 68 trang trại so với năm 2022).
Trong đó: chăn nuôi quy mô lớn có 23 trang trại, có trên 70 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, liên kết với các doanh nghiệp. Hiện nay, một số dự án lớn đã đi vào hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi.
Cùng với đó, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các thể chế, chính sách về nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng đã góp phần tạo sự đột phá trong phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị vào sản xuất đã góp phần quan trọng tạo ra các sản phẩm mới, quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ mới, phương thức sản xuất mới; các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương, góp phần tích cực trong cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung.
Công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi được quan tâm chú trọng; các giải pháp khoa học công nghệ được áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi... góp phần giảm khí thải nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái.
Trên lĩnh vực thủy sản, tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi, liên kết theo chuỗi giá trị. Ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao, đầu tư thâm canh; quản lý quy hoạch vùng nuôi, nhất là nuôi tôm trên cát, đảm bảo phát triển bền vững. Nâng cao năng lực đánh bắt, đẩy mạnh khai thác xa bờ, tăng năng lực bảo quản, chế biến, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Kết quả, toàn tỉnh có 107 ha NTTS theo hướng công nghệ cao.
Các đối tượng nuôi ngày càng được đa dạng hóa. Năng suất, sản lượng ngày càng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng; nghề NTTS phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị gia tăng; tạo việc làm và thu nhập cao cho dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sản lượng thủy sản năm 2023 đạt 34.760,5 tấn, bằng 96,9% so với năm 2022, đạt 92,6% so với kế hoạch (37.500 tấn), trong đó: sản lượng khai thác thủy sản đạt 27.260 tấn, bằng 101,5% kế hoạch, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7.500,5 tấn, bằng 83,2% so với kế hoạch. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2023 đạt 3.393,63 ha, bằng 94,32% so với cùng kỳ năm trước và đạt 92,27% so với kế hoạch (3.600 ha).
Trên lĩnh vực lâm nghiệp, ngành chú trọng công tác xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên lâm nghiệp; chuyển mạnh phát triển rừng sản xuất sang trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ quản lý rừng bền vững; chuyển đổi cơ cấu giống lâm nghiệp theo hướng sử dụng giống nuôi cấy mô, phục vụ phát triển rừng gỗ lớn.
Thu hút các doanh nghiệp chế biến sâu gỗ rừng trồng gắn với vùng nguyên liệu chất lượng cao. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ từ môi trường rừng. Quảng Trị là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về trồng rừng nguyên liệu và chế biến gỗ rừng trồng.
Năm 2023, tổng diện tích có rừng trên địa bàn toàn tỉnh là 248.189 ha, trong đó: rừng tự nhiên 126.694 ha, rừng trồng 121.495 ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 49,4%, góp phần quan trọng trong việc ổn định môi trường sinh thái, cảnh quan và giảm thiểu những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. Việc quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng được đặc biệt quan tâm thực hiện.
Quảng Trị trở thành một trong những tỉnh nằm tốp đầu cả nước về trồng rừng có chứng chỉ, diện tích đã được cấp chứng chỉ hơn 22.165 ha; rừng trồng kinh doanh gỗ lớn đến nay là 18.049,6 ha (gồm: trồng rừng gỗ lớn 4.250,6 ha; chuyển hóa từ gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn: 13.799 ha) trong tổng số 96.530,53 ha rừng trồng sản xuất. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu để phục vụ chế biến, thương mại lâm sản trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Sản xuất trên 30 triệu cây giống lâm nghiệp các loại đảm bảo chất lượng để tổ chức tốt trồng rừng tập trung. Diện tích rừng trồng rừng năm 2023 đạt 11.516,59 ha. Năng suất rừng đạt 100 -140 m3 /ha/chu kỳ kinh doanh (5-7 năm), giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt từ 10 - 15 triệu đồng/ha/năm.
Sản lượng tăng trưởng khá, năng suất rừng trồng ngày càng cao. Năm 2023 sản lượng khai thác gỗ rừng trồng là 1.074.384 m3 , góp phần đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến gỗ trong và ngoài tỉnh.
- Đồng chí đánh giá như thế nào về trình độ, năng lực của nông dân trong tỉnh hiện nay, đặc biệt là vai trò chủ thể, nòng cốt của nông dân trong tiến trình xây dựng nông thôn mới?
- Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, trình độ, năng lực của nông dân trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng cao; chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, dần thích ứng với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể, tham gia hợp tác, liên kết, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân; góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, tăng tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ; thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, số hộ khá và giàu tăng; diện mạo nông thôn Quảng Trị có sự thay đổi rõ rệt; niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta ngày càng được củng cố, nâng cao. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 74/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm tỉ lệ 73,26%).
- Để tiếp tục phát triển thành công nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh sẽ triển khai những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nào trong thời gian tới, thưa đồng chí?
- Thời gian tới, để tiếp tục phát triển thành công nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, bên cạnh tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 4/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Kết luận số 168-KL/TU, ngày 4/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Chương trình hành động số 46-CTHĐ/TU thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, cần chú trọng tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa học - công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng.
Tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá.
Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; triển khai thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
Tích cực chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân với định hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” là một trong những chủ trương lớn, nhất quán góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Để làm được điều đó, cần sự vào cuộc của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm chung tay, góp sức của toàn dân, nhằm quyết tâm xây dựng tỉnh Quảng Trị ngày càng giàu đẹp, văn minh.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Đào Tâm Thanh (thực hiện)
QTO - Năm 2024, tỉnh Quảng Trị đề ra mục tiêu phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 34 nghìn tỉ đồng. Để đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh...
QTO - Bò lớn nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường; trọng lượng bình quân đạt gần 480 kg/con; doanh thu trên 400 triệu đồng, thu lãi gần 100 triệu...
QTO - Từ năm 2011, huyện Vĩnh Linh bắt tay vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Suốt 13 năm qua, bằng tinh thần...
QTO - Nhằm tạo bước đột phá góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, Huyện ủy Vĩnh Linh xác...
QTO - Hiện nay, tình trạng vi phạm thương hiệu, nhãn mác đối với sản phẩm nông sản diễn ra khá phổ biến trên phạm vi toàn quốc, không chỉ làm cho người...
QTO - Huyện Triệu Phong có diện tích đất nông nghiệp hơn 27.948 ha, chiếm 79,09% diện tích đất tự nhiên. Dân số toàn huyện hơn 90.530 người, trong đó người...
QTO - Năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Đăng ở thôn Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng đã bước đầu thành công với mô hình nuôi...
QTO - Trong suốt một thời gian dài thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, mức độ quan tâm của người dân đến loại hình đất đấu giá cũng giảm đi đáng kể....
QTO - Năm 2023, thực hiện chủ đề “Hành động quyết liệt, trách nhiệm kỷ cương, khai thác tiềm năng, phát triển toàn diện”, bên cạnh những thời cơ và thuận...
QTO - Mô hình trồng, phục hồi rừng bằng cây bản địa được xác định là hướng đi phù hợp để ứng phó hiệu quả với tình hình bão lũ, hạn hán ngày càng diễn ra...
QTO - Kinh tế tập thể, nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Với sự quan tâm trên nhiều mặt,...
QTO - Tốt nghiệp trường luật và không có bất kỳ kinh nghiệm gì trong lĩnh vực ẩm thực, kinh doanh F&B (loại hình buôn bán ẩm thực và dịch vụ ăn uống),...