{title}
{publish}
{head}
Hiện nay, tình trạng vi phạm thương hiệu, nhãn mác đối với sản phẩm nông sản diễn ra khá phổ biến trên phạm vi toàn quốc, không chỉ làm cho người tiêu dùng lúng túng trong lựa chọn hàng hóa để tránh hàng giả, hàng nhái mà quyền lợi của những người sản xuất chân chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, mọi giải pháp bảo vệ và giữ gìn thương hiệu nông sản có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy sản xuất phát triển.
Chè vằng Quảng Trị là sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý -Ảnh: T.A.M
Ở Quảng Trị, hiện nay có nhiều sản phẩm chế biến từ nông sản có chất lượng được đưa ra thị trường, do đó không chỉ người sản xuất mà chính quyền địa phương và các cơ quan, ban, ngành đều quan tâm đến việc bảo vệ và giữ gìn thương hiệu sản phẩm nông sản.
Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 07/ CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (SHTT) trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 155/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Trị đến năm 2030.
Đến nay, có 2 chỉ dẫn địa lý (Tiêu Quảng Trị và chè vằng Quảng Trị) đã được đăng ký bảo hộ thành công. Hiện đang triển khai bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê chè huyện Hướng Hóa. Toàn tỉnh có 6 nhãn hiệu chứng nhận và 59 nhãn hiệu tập thể được bảo hộ cho các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương.
Chương trình OCOP đã thực hiện phân hạng và công nhận được 119 sản phẩm, trong đó có 42 sản phẩm đạt 4 sao (1 sản phẩm đề xuất trung ương phân hạng 5 sao), 77 sản phẩm đạt 3 sao và phần lớn các sản phẩm đã đăng ký xác lập quyền SHTT đối với các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của tỉnh. Việc xác lập quyền SHTT cho sản phẩm nông sản là giai đoạn đầu bắt buộc thực hiện.
Sau khi được cấp văn bằng cần phải xây dựng uy tín cho sản phẩm, tăng cường niềm tin cho khách hàng, xây dựng phương án tự bảo vệ để tránh hàng giả, hàng nhái mạo danh thương hiệu của sản phẩm; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước để được hỗ trợ biện pháp bảo vệ, phương án quản lý khai thác và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm đã được bảo hộ.
Nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp (DN) của tỉnh đã đầu tư trang thiết bị sản xuất, hỗ trợ nông dân nâng cao năng lực chế biến, tạo dựng uy tín thương hiệu, mở rộng thị trường, từng bước đưa nông sản của người dân có đầu ra ổn định. Nhiều sản phẩm nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.
Những năm qua, tỉnh từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tài sản SHTT phù hợp với điều kiện địa phương. Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đã quy định rõ các nội dung hỗ trợ về SHTT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa như: hỗ trợ DN trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến (ISO 9000, ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 27000, HACCP, VietGAP hoặc GlobalGAP); hỗ trợ DN xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, đánh giá chứng nhận hợp quy.
Hỗ trợ xây dựng, đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ SHTT đối với mỗi phát minh hoặc sáng chế hoặc giải pháp hữu ích; hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp bảo hộ ở trong nước và nước ngoài; hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trong nước.
Ngoài ra, đối với DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo thì theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ sẽ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền SHTT ở trong nước nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/DN.
Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng bản mô tả sáng chế, bản thiết kế kiểu dáng công nghiệp, bản thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/DN; hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền SHTT ở trong nước nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/DN.
Mục tiêu đến năm 2025, có trên 60% sản phẩm gắn với chương trình OCOP, sản phẩm nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ; đến năm 2030 có trên 85% sản phẩm gắn với chương trình OCOP, sản phẩm nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.
Để bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo uy tín, thương hiệu sản phẩm, theo Trưởng Phòng Quản lý Công nghệ và Sở hữu trí tuệ, Sở KH&CN Thái Thị Nga, trong thời gian tới, tập trung vào các giải pháp như: đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức cho người sản xuất và người tiêu dùng về quyền lợi của họ và cách bảo vệ.
Các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và người sản xuất; nâng cao trách nhiệm của DN như: tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và người sản xuất; đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ để duy trì uy tín và thương hiệu. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ cho người sản xuất và tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi của họ.
Những sản phẩm được bảo hộ giúp các nông sản đứng vững trên thị trường hơn và tạo uy tín sản phẩm ngày càng cao. Vì thế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, SHTT đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo, đảm bảo môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh. Do đó, mỗi DN phải luôn bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm của mình cùng với sự hỗ trợ từ phía nhà nước.
Trần Anh Minh
QTO - Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải...
QTO - Nhờ chủ động vượt khó trong sản xuất, ở khu vực miền núi huyện Vĩnh Linh ngày càng nhiều hộ dân thử nghiệm thành công những cây trồng, vật nuôi mới,...
QTO - Huyện Triệu Phong có diện tích đất nông nghiệp hơn 27.948 ha, chiếm 79,09% diện tích đất tự nhiên. Dân số toàn huyện hơn 90.530 người, trong đó người...
QTO - Năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Đăng ở thôn Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng đã bước đầu thành công với mô hình nuôi...
QTO - Trong suốt một thời gian dài thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, mức độ quan tâm của người dân đến loại hình đất đấu giá cũng giảm đi đáng kể....
QTO - Năm 2023, thực hiện chủ đề “Hành động quyết liệt, trách nhiệm kỷ cương, khai thác tiềm năng, phát triển toàn diện”, bên cạnh những thời cơ và thuận...
QTO - Mô hình trồng, phục hồi rừng bằng cây bản địa được xác định là hướng đi phù hợp để ứng phó hiệu quả với tình hình bão lũ, hạn hán ngày càng diễn ra...
QTO - Kinh tế tập thể, nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Với sự quan tâm trên nhiều mặt,...
QTO - Tốt nghiệp trường luật và không có bất kỳ kinh nghiệm gì trong lĩnh vực ẩm thực, kinh doanh F&B (loại hình buôn bán ẩm thực và dịch vụ ăn uống),...
QTO - Những ngày đầu năm, không khí sản xuất tại các doanh nghiệp (DN), đơn vị trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động. Công nhân,...
QTO - Chú trọng phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
QTO - Chuỗi các hoạt động “Tri ân khách hàng” của Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) diễn ra trong tháng 1/2024 đã thể hiện tình cảm trân quý và sự...