Cập nhật:  GMT+7

Triệu Phong xây dựng, củng cố hợp tác xã để hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp

Huyện Triệu Phong có diện tích đất nông nghiệp hơn 27.948 ha, chiếm 79,09% diện tích đất tự nhiên. Dân số toàn huyện hơn 90.530 người, trong đó người dân sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 95%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 68,44 triệu đồng.

Triệu Phong xây dựng, củng cố hợp tác xã để hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp

Các HTX chú trọng kiên cố hóa kênh mương, góp phần đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở Triệu Phong - Ảnh: T.V

Xác định sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thời gian qua, huyện Triệu Phong ưu tiên bố trí nguồn lực cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển bền vững, trong đó có việc phát triển, mở rộng, nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực của huyện gắn với xây dựng nông thôn mới. Để đạt được mục tiêu đó, xây dựng và củng cố hợp tác xã (HTX) nông nghiệp phục vụ tốt cho xã viên là một trong những giải pháp được ưu tiên thực hiện.

Đến nay, toàn huyện có 83 HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - ngư nghiệp với 19.682 thành viên. Đa số thành viên HTX là đại diện cho hộ dân, không có đại diện đơn vị pháp nhân. Tổng tài sản bình quân một HTX đạt 2.282 triệu đồng, trong đó tài sản lưu động 486 triệu đồng, tài sản cố định 1.796 triệu đồng, doanh thu đạt 712 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân đạt 153 triệu đồng/năm.

Nhằm giúp người dân sản xuất có hiệu quả, HTX nông nghiệp đóng vai trò “bà đỡ” cho nông dân từ khâu tuyên truyền định hướng phát triển sản xuất, đến khâu làm đất, cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thu mua nông sản, nhiều HTX còn cung ứng dịch vụ tín dụng lãi suất thấp.

Để hoạt động đúng pháp luật, hiệu quả, các HTX chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, có tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm rõ ràng, được hỗ trợ tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, kế toán HTX; có xây dựng điều lệ hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cung cấp dịch vụ của HTX.

Thông qua HTX, người dân thực hiện tốt mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững. Trong đó, nổi bật nhất là các mô hình liên kết sản xuất lúa theo hướng canh tác tự nhiên giữa HTX Nông sản sạch Triệu Phong với các HTX: Ngô Xá Đông, Trung An (Triệu Trung), Linh An (Triệu Trạch), An Hưng (Triệu Tài) với diện tích 60 ha lúa, trong đó có 12 ha đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ; mô hình Trung tâm Giống nông nghiệp Quảng Trị liên kết với người dân sản xuất 15 ha giống lúa HC95 ở hai xã: Triệu Giang, Triệu Độ, 11 ha giống lúa thương phẩm BĐR57 ở HTX Bích La (Triệu Thành) bước đầu cho hiệu quả tốt.

Mô hình giữa Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị liên kết sản xuất 12 ha lúa hữu cơ ST25 ở HTX Đại Hào (Triệu Đại) và 77 ha lúa theo hướng hữu cơ ở các HTX: Phước Lễ (Triệu Phước), Trung An (Triệu Trung), Vân Hòa (Triệu Hòa), Bích La (Triệu Thành) , Quảng Điền A (Triệu Đại); tổ chức sản xuất 10 ha lúa ST25 theo tiêu chuẩn VietGAP ở HTX An Lợi (Triệu Độ); mô hình Tổng Công ty Sông Gianh liên kết sản xuất 30 ha giống lúa ADI28 theo hướng hữu cơ ở HTX Thanh Liêm (Triệu Độ) và HTX Đồng Triêu (Triệu Long).

Mô hình Công ty Cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế liên kết sản xuất 40 ha giống lúa HG12 ở HTX Bích La (Triệu Thành); mô hình Công ty Hà Phát liên kết sản xuất 30 ha giống lúa Hà Phát 3 ở HTX Ngô Xá Đông (Triệu Trung). Một số mô hình liên kết trong chăn nuôi công nghệ cao tiêu biểu trên địa bàn như mô hình giữa Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam với trang trại chăn nuôi của ông Lê Đình Vững (Triệu Thuận), ông Lê Ngọc Tâm (Triệu Sơn)...

Bên cạnh đó, các địa phương ở huyện đã xây dựng thành công vùng nguyên liệu được chứng nhận hữu cơ, VietGAP và tương đương, trong đó tập trung các sản phẩm chủ lực như lúa, chăn nuôi, cây ăn quả, rừng trồng. Riêng đối với cây lúa, đã được chứng nhận 24 ha lúa hữu cơ của HTX Nông sản sạch Triệu Phong (Triệu Tài), HTX Đại Hào (Triệu Đại); chứng nhận VietGap đối với vùng sản xuất lúa ở các HTX: Lệ Xuyên (Triệu Trạch), Phước Lễ (Triệu Phước), Phú Áng (Triệu Giang), An Lợi (Triệu Độ).

Trong số các xã có nhiều HTX hoạt động hiệu quả thì xã Triệu Đại có 8 HTX, trong đó có 2 HTX là Đại Hào và Quảng Điền A được xếp loại tốt, HTX Quảng Điền A còn được UBND tỉnh công nhận HTX kiểu mới năm 2020. Xã Triệu Trạch có 6 HTX, trong đó có HTX Linh An và HTX Long Quang được công nhận HTX kiểu mới năm 2019, 2020. HTX Linh An được công nhận là một trong những HTX điển hình tiên tiến của tỉnh giai đoạn 2016-2022.

Cùng với đó, các địa phương rất quan tâm đến tổ chức sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích và tạo ra thương hiệu của sản phẩm. Theo đó, xã Triệu Đại có sản phẩm bánh ít lá gai Sáu Nhàn được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao; xã Triệu Trạch có sản phẩm bánh nổ Sương Mai đoạt giải Nhì cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp năm 2019, đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2020; sản phẩm dưa hấu Long Quang được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu, được thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm và đang thực hiện cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Nhiều HTX tích cực ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã và bán qua kênh thương mại điện tử như gạo liên kết với Tổng Công ty thương mại Quảng Trị, dưa hấu Long Quang, ổi sạch Vân Tường với mức tiêu thụ khá.

Hiện nay, toàn huyện Triệu Phong gieo trồng 16.059 ha diện tích cây hằng năm, trong đó cây lúa 11.524,7 ha. Để nâng cao giá trị sản xuất và đảm bảo gạo ngon, sạch cho người tiêu dùng, các địa phương đã gieo trồng lúa chất lượng cao chiếm khoảng 80% diện tích, năng suất lúa thu hoạch bình quân hằng năm đạt 58-60 tạ/ha, sản lượng thóc bình quân hằng năm đạt 70.000 tấn...

Tuấn Việt

Tin liên quan:
  • Triệu Phong xây dựng, củng cố hợp tác xã để hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp
    Triệu Phong cần hỗ trợ để đạt chuẩn huyện nông thôn mới

    Sau 12 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Triệu Phong có 17 xã được công nhận xã NTM, đạt 100% số xã, trong đó 14 xã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM áp dụng giai đoạn 2016- 2021, 3 xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021- 2025. Tuy nhiên đối với các xã được công nhận giai đoạn 2016- 2021, hiện nay một số tiêu chí giảm sút do bộ tiêu chí mới có nhiều thay đổi, hiện bình quân đạt 17,9 tiêu chí/xã. Hai xã Triệu Đại và Triệu Trạch đã hoàn thiện công tác tự đánh giá được Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện thông qua và đề nghị UBND tỉnh thẩm định, xét công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022 và năm 2023, xã Triệu Phước tiếp tục đăng ký xã NTM nâng cao.

  • Triệu Phong xây dựng, củng cố hợp tác xã để hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp
    Nét mới trong sản xuất nông nghiệp ở Triệu Phong

    Thời gian qua, huyện Triệu Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Tuấn Việt

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hăng hái lao động, sản xuất vào đầu năm

Hăng hái lao động, sản xuất vào đầu năm
2024-02-23 05:25:00

QTO - Những ngày đầu năm, không khí sản xuất tại các doanh nghiệp (DN), đơn vị trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động. Công nhân,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long