{title}
{publish}
{head}
Ngay cả những người hưởng lợi từ sự hỗn loạn của Đức cũng yêu cầu chính phủ phải cải cách biện pháp phanh nợ.
Cuộc khủng hoảng ngân sách tại Đức đang buộc chính phủ nước này phải cân nhắc việc sửa đổi chính sách hạn chế nợ công – hay còn gọi là biện pháp phanh nợ, nhằm thu hút thêm đầu tư.
Vào năm 2009, Chính phủ Đức đã ban hành biện pháp phanh nợ - đặt ra quy định chặt chẽ về giới hạn nợ công - khi nhận được sự đồng thuận của các đảng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình trạng nợ gia tăng ở châu Âu.
Biện pháp phanh nợ đang khiến nước Đức rơi vào một cuộc khủng hoảng mới. Ảnh: Reuter
Tuy nhiên, kế hoạch này phải tạm dừng để nhường chỗ cho các gói trợ cấp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020.
Kể từ đó, việc phải đối mặt với liên tiếp các cuộc khủng hoảng đã buộc nền kinh tế lớn nhất châu Âu phải đẩy mạnh các gói kích thích kinh tế, huy động các quỹ ngoài ngân sách, ngay cả khi nợ công ngày càng cao do lãi suất tăng.
Vào ngày 15/11, một phán quyết của Tòa án tối cao Đức đã bác đề xuất của Thủ tướng Olaf Scholz về việc chuyển khoản ngân sách chưa giải ngân gần 60 tỷ Euro, vốn trước đó nhằm mục đích hỗ trợ đối phó đại dịch Covid-19, sang dành cho Quỹ chống Biến đổi Khí hậu sách đã khiến cho mọi kế hoạch tài chính của Berlin rơi vào hỗn loạn.
Phán quyết này buộc chính phủ Đức phải tuân thủ chặt chẽ chính sách phanh nợ tại bất kỳ thời điểm nào, nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách ở mức 0,35% tổng sản phẩm quốc nội, ngay cả khi nhu cầu chi tiêu tăng lên. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ bùng phát một cuộc khủng hoảng mới đối bới nền kinh tế Đức.
Ngày càng nhiều người đứng đầu doanh nghiệp và chính trị gia lo ngại rằng Berlin sẽ không đủ sức tài trợ cho công tác ứng phó với các thách thức, từ biến đổi khí hậu đến xung đột Ukraine. Theo các nhà kinh tế, tình trạng thiếu hụt nguồn lực đầu tư là bài toán đau đầu của Đức trong nhiều năm qua, dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế.
Đối phó với tình trạng này, các quan chức Đức, ngay cả những người bảo thủ nhất, đang liên tục yêu cầu cải cách hệ thống phanh nợ, buộc những người nắm quyền ở cấp tiểu bang phải tăng cường hỗ trợ đầu tư để giữ chân những dự án quan trọng.
Chẳng hạn, Chính phủ Đức cần phải đảm bảo khoản trợ cấp hàng tỷ euro đã thỏa thuận với nhà sản xuất chip Intel, Mỹ cho nhà máy ở Saxony-Anhalt. Dự án này được xem là mấu chốt cho quá trình chuyển đổi của Đức sang nền kinh tế trung hòa carbon.
Trả lời Reuters, thành viện Hội đồng Liên bang Đức, Reiner Haseloff cho biết: “Đây là những khoản đầu tư chiến lược. Phải làm mọi cách để hỗ trợ chúng, nếu không những công nghệ quan trọng trong dự án này sẽ đến với Mỹ”. Ông cũng khuyến khích chính phủ đưa ra nhiều cải cách nhằm tăng cường đầu tư vào nhiều dự án quan trọng, thay vì bỏ lỡ cơ hội.
Theo Scope Ratings, so với các nền kinh tế khác được xếp hạng AAA, nguồn vốn chi đầu tư tại Đức đang thấp hơn khoảng 300 tỷ euro trong thập kỷ qua.
Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều quan chức vận động công khai về việc cải cách biện pháp phanh nợ.
Trên nền tảng X (trước đây gọi là Twitter), Thị trưởng Berlin Kai Wegner cho biết: “Như tôi đã nói từ lâu, việc hãm nợ ngày càng trở thành lực cản đối với tương lai”.
Tuy nhiên, do thay đổi biện pháp phanh nợ đồng nghĩa với sửa đổi hiến pháp, chính phủ Đức phải nhận được sự đồng thuận từ 2/3 thành viên Quốc hội – đòi hỏi một chặng đường dài để đạt được.
Trong khi đó, Đảng đối lập Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), vốn đang hưởng lợi từ tình trạng hỗn loạn của chính phủ, đã lên tiếng kêu gọi nước này cần tiếp tục thực thi chính sách phanh nợ. Tương tự, các Đảng Dân chủ Tự do (FDP) vốn có tư tưởng thắt chặt tài chính cũng không đồng tình các kế hoạch về sửa đổi chính sách.
Bên cạnh đó, một số chính trị gia cũng lo ngại về việc cải cách biện pháp phanh nợ sẽ làm gia tăng tình trạng lỏng lẻo về tài chính ở trong nước và một số quốc gia khác tại châu Âu. Để tránh điều này, họ đề xuất việc cải cách phải phù hợp và dồn trọng tâm vào một số giải pháp cụ thể, nhưng để làm điều đó sẽ cần sự hợp tác giữa các đảng phái trong liên minh chính phủ, vốn khó có thể đạt được trong ngắn hạn, nhất là ở bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay tại Đức.
An Thái (Theo Reuters)
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Người đứng đầu Jerusalem tỏ ra lạc quan trước những chuyển biến tích cực gần đây. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng Israel sẽ tiếp tục các chiến...
VOV.VN - Theo tờ Bild, mặc dù tuyên bố ủng hộ Ukraine đến cùng, nhưng Mỹ và Đức được cho là có kế hoạch “bí mật” thúc đẩy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham gia đàm...
Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 26/11, Tham mưu trưởng Quân đội Israel (IDF), Tướng Herzi Halevi, cho biết nước này sẽ nối lại chiến dịch quân sự ở Dai Gaza...
QTO - Hơn một năm kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, lực lượng Kiev đang phải đối diện với tình trạng thiếu hụt trầm trọng, khi...
QTO - Nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh phát triển du lịch bằng đường sắt nhằm tận dụng được những ưu thế như giá thành rẻ, giảm lượng khí thải carbon...
QTO - Những tín hiệu tích cực gần đây làm dấy lên hi vọng xung đột ở Trung Đông sẽ sớm chấm dứt.
(CLO) Tính đến ngày 23 tháng 11, ít nhất 53 nhà báo đã thiệt mạng trong chiến sự Israel - Hamas. Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), những người thiệt mạng bao gồm...
(PetroTimes) - Giá dầu lao dốc hôm thứ Năm do ảnh hưởng bởi việc trì hoãn cuộc họp của liên minh OPEC+, làm dấy lên nghi vấn về sự bất hòa giữa các thành viên và đặt ra câu hỏi...
(VTC News) - Theo tờ Bild của Đức, Washington và Berlin đang thực thi chính sách nhằm thúc đẩy Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với Nga, chấm dứt xung đột.
(Tin Tức) - Ngày 24/11, Hamas đã thả tự do cho 24 con tin, gồm 13 người Israel và chỉ có 11 người nước ngoài.