
{title}
{publish}
{head}
Kinh tế vườn là một phần của kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Biết sử dụng, tận dụng đất vườn để sản xuất sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong những năm qua, kinh tế vườn ở huyện Hướng Hóa hiệu quả thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Để khơi dậy phong trào làm vườn, huyện đã có chính sách hỗ trợ người dân khi cải tạo vườn tạp.
Vườn mía mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông Hoàng Minh Sơn, thôn Long Hợp, xã Tân Long -Ảnh: M.L
Thống kê của Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hướng Hóa cho thấy, toàn huyện hiện có 3.815 hộ gia đình với diện tích 952,5 ha đất vườn chưa được sử dụng hiệu quả. Tại các vùng thuận lợi (thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo, các xã: Tân Liên, Tân Hợp, Tân Lập...), đất đai tương đối bằng phẳng, điều kiện canh tác thuận lợi. Tuy nhiên, diện tích vườn của hộ gia đình nhỏ, trong vườn trồng xen nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp, hoa màu nhưng chưa tạo thu nhập bền vững.
Trong khi đó, tại các xã vùng khó khăn (Hướng Linh, Hướng Việt, Hướng Lập, Ba Tầng, A Dơi, Xy, Lìa, Thanh, Thuận, Hướng Lộc...) chủ yếu là người dân tộc thiểu số, một số thôn, bản người dân có phong tục tập quán sống quần cư. Khu vực này có diện tích vườn lớn nhưng đất để trống nhiều, một số ít hộ gia đình trồng xen cây ăn quả, hoa màu nhưng giá trị kinh tế thấp, kém hiệu quả.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện, kinh tế vườn hộ gia đình ở Hướng Hóa trong những năm qua chưa được phát huy, còn để đất trống nhiều, việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa hợp lý, tập quán canh tác còn lạc hậu, năng suất thấp. Nguyên nhân chính do một bộ phận người dân còn thụ động, chậm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chưa biết lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp. Chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm, định hướng người dân trong phát triển kinh tế vườn.
Trước thực trạng này, năm 2023, HĐND huyện Hướng Hóa đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-HĐND thông qua Đề án “Cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2024 - 2028”. Để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế vườn hộ gia đình phù hợp với quy mô, đặc điểm của từng vườn và từng vùng, bên cạnh hỗ trợ một phần kinh phí, huyện định hướng về các loại cây trồng.
Trong đó các loại cây ăn quả (xoài, nhãn, bơ, mít, ổi, sầu riêng, vú sữa...) tập trung phát triển ở các xã vùng Lìa; các loại cây ngắn ngày (ngô, gừng, nghệ, cây dược liệu...) tập trung ở các xã dọc tuyến Quốc lộ 9; cây che bóng, cây phân tán (mắc ca, trẩu, xoan...) tập trung các xã phía Bắc .
Từ chính sách này, UBND huyện Hướng Hóa đã chỉ đạo các xã, thị trấn căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng để xây dựng kế hoạch cụ thể hóa, lựa chọn cây trồng phù hợp nhằm mang lại thu nhập cho người dân theo hướng bền vững. Năm 2024, huyện đã bố trí kinh phí hơn 376 triệu đồng cho 56 hộ ở các xã: Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Hướng Tân, Thuận, Lìa, Hướng Phùng cải tạo vườn tạp trồng mới các loại cây ăn quả, như mít Indo, chôm chôm, bơ 034, ổi nữ hoàng, sầu riêng musaking, vú sữa, mắc ca...
Theo cán bộ nông nghiệp xã Tân Liên Trần Thị Thanh Thúy, kinh phí huyện hỗ trợ cải tạo vườn tạp năm 2024 cho địa phương là 43 triệu đồng. Cán bộ xã đã phối hợp với thôn khảo sát, cho hộ dân đăng ký, thẩm định và cấp vốn hỗ trợ cho người dân.
Theo đó, có 6 vườn được hỗ trợ kinh phí mua giống cây, phân bón, chế phẩm sinh học để cải tạo đất. Bước đầu một số vườn đã đưa giống mít Indo về trồng, cây đang phát triển tốt. Xã đang tiếp tục vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn .
Tại khu vườn rộng khoảng 10 sào, ông Hoàng Minh Sơn (sinh năm 1970), thôn Long Hợp, xã Tân Long tất bật với việc chăm bón, thu hoạch các loại cây trồng. Với 2 loại cây trồng chính là mía và ổi, khu vườn này mang đến nguồn thu khoảng 100 triệu đồng/năm cho gia đình ông Sơn.
Thời điểm này vườn mía của ông Sơn bước vào vụ thu hoạch, trung bình mỗi ngày ông chặt khoảng 1 tạ mía, thu về 500 nghìn đồng. Mùa mía kết thúc, ông chuyển qua thu hoạch ổi. Mảnh vườn cứ quanh năm có sản phẩm để bán.
Từ ngày chuyển qua mô hình này, ông Sơn cho biết gia đình đã tăng thu nhập gấp 3 lần so với việc chỉ trồng độc canh cây sắn như trước đây. Mía chỉ trồng 1 lần nhưng có thể thu hoạch 4 năm sau mới trồng lại nên đỡ mất công trồng mới cũng như chi phí đầu tư.
Theo ông Trương Đức Cường, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Tân Long, phần lớn người dân địa phương sản xuất ở nương rẫy, phong trào làm vườn mới bắt đầu xuất hiện ở một số gia đình tiêu biểu như ông Sơn. Xã đang khảo sát hỗ trợ mô hình này hệ thống tưới tiết kiệm để làm mẫu cho người dân địa phương học tập, nhân rộng.
“Trước đây trên địa bàn đã có một số dự án hỗ trợ người dân trồng cây ăn quả nhưng có một số giống cây không phù hợp. Ví dụ như cây bưởi, đã có một số hộ trồng nhưng phải 4 - 5 năm sau, cây cho quả mới biết chất lượng quả không ngon, rất chua nên người dân phải chặt bỏ, tốn công sức, chi phí đầu tư.
Vì thế, việc trồng cây ăn quả xã định hướng và phân bổ kinh phí hỗ trợ của huyện cho người dân tự lựa chọn giống cây” ông Cường cho biết.
Mai Lâm
QTO - Tận dụng những điều kiện thuận lợi về giao thương và phát triển kinh tế khu vực, tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu...
QTO - Thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tỉnh Quảng Trị đã lồng ghép các mục tiêu về tăng...
QTO - Trên cơ sở tiềm năng lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, những năm qua, ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh...
QTO - Với tiềm năng lợi thế sẵn có, tỉnh Quảng Trị đã và đang kiến tạo một bước đột phá trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng-lĩnh vực mũi nhọn, động lực...
QTO - Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, cầu Hiền Lương-sông Bến Hải không chỉ là biểu tượng khắc ghi nỗi đau chia cắt đất nước mà đôi bờ...
QTO - Cùng với cả nước, những ngày này, Quảng Trị hân hoan chào đón lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Được hưởng hòa bình trước...
QTO - Năm 2025, mùa nắng nóng bắt đầu sớm hơn mọi năm, tình hình thời tiết trên biển thuận lợi cho ngư dân vào vụ cá Nam sớm hơn bình thường và có khả năng...
QTO - Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã tập trung chỉ đạo các địa phương phát huy tiềm năng, thế mạnh,...
QTO - Dưới tán rừng xanh biếc giữa vùng đất đỏ ba dan đầy nắng gió thuộc xã Phong Bình, huyện Gio Linh, vẫn còn đó những dấu tích trầm mặc của di tích Dốc...
QTO - Dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất được xác định là nhiệm vụ quan trọng để góp phần chuyển đổi từ mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang mô hình...
QTO - Xã Lìa, huyện Hướng Hóa có phần lớn đồng bào dân tộc Pa Kô sinh sống. Đây là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng của những người con mang họ Bác...
QTO - Trong suốt chặng đường đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong những tuyến đầu lửa đạn, nơi ý chí...