
{title}
{publish}
{head}
Với tiềm năng lợi thế sẵn có, tỉnh Quảng Trị đã và đang kiến tạo một bước đột phá trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng-lĩnh vực mũi nhọn, động lực thúc đẩy phát triển bền vững. Từ vùng đất khói lửa năm xưa, Quảng Trị đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ, định hình vai trò là trung tâm năng lượng của miền Trung.
Từ tiềm năng đến hiện thực
Quảng Trị là địa phương sở hữu lợi thế lớn về địa lý và khí hậu để thực hiện các dự án năng lượng tái tạo. Vùng đồng bằng có cường độ bức xạ mặt trời cao, vùng đồi núi phía Tây có tốc độ gió trung bình đạt trên 7 m/s là điều kiện lý tưởng để phát triển điện gió. Với tiềm năng lợi thế đó, trên cơ sở quy hoạch được duyệt, đã có 20 dự án điện gió với tổng công suất 742,2 MW; 3 dự án điện mặt trời với tổng công suất 119,6 MW và 11 dự án thủy điện với tổng công suất 167,5 MW và 90,7 MW hệ thống điện mặt trời mái nhà đã phát điện và vận hành thương mại. Hiện tỉnh còn 10 dự án điện gió và 7 dự án thủy điện nhỏ đã được phê duyệt quy hoạch, đã cấp chủ trương đầu tư và các nhà đầu tư đang triển khai xây dựng.
Công trường thi công Khu bến cảng Mỹ Thủy- Ảnh: L.N
Cùng với các dự án năng lượng tái tạo, Quảng Trị đã khởi động những dự án năng lượng có quy mô lớn.
Tại Khu Kinh tế Đông Nam, các dự án điện khí được thu hút đầu tư, như dự án Nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Quảng Trị có công suất 340 MW đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh và đồng ý giao cho Công ty Gazprom EP International B.V. (thuộc Tập đoàn Gaprom-Liên bang Nga) làm chủ đầu tư dự án, sử dụng khí từ mỏ Báo Vàng ngoài khơi bờ biển Quảng Trị.
Ngoài ra, tỉnh đang tích cực xúc tiến đầu tư Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng (giai đoạn I công suất 1.500 MW)-một trong những dự án năng lượng trọng điểm cấp quốc gia. Dự án dự kiến hoàn thành đóng điện vận hành vào năm 2027-2028...
Để phát huy tiềm năng các nguồn năng lượng, Quảng Trị cũng đã trình cấp có thẩm quyền xem xét và đưa vào quy hoạch điện VIII các dự án tiềm năng như nguồn điện gió trên bờ có 62 dự án với tổng công suất 4.748 MW và đồng ý chủ trương cho nghiên cứu, khảo sát 12 dự án với tổng công suất dự kiến là 1.100 MW. Nguồn điện gió ngoài khơi tiềm năng có 3 dự án với tổng công suất 2.600 MW và 4 dự án đồng ý chủ trương nghiên cứu, khảo sát với tổng công suất 3.000 MW. Về điện mặt trời, ngoài 3 dự án đã phát điện vận hành thương mại, quy hoạch điện VIII đã cập nhật 23 dự án nhà máy điện mặt trời vào các dự án điện mặt trời tiềm năng kỹ thuật...
Sau khi đi vào hoạt động, cùng với việc đóng góp vào ngân sách địa phương, các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông khoảng hơn 100 km, tạo việc làm cho gần 600 lao động địa phương, góp phần cải thiện sinh kế, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Các dự án năng lượng trong tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo hướng vừa phát triển “cánh đồng điện gió”, vừa đảm bảo môi trường sinh thái, ổn định đời sống người dân vùng dự án và phục vụ phát triển du lịch.
Nỗ lực thu hút đầu tư
Với quan điểm phát triển năng lượng là tiền đề quan trọng và ngành công nghiệp năng lượng là lĩnh vực đột phá để phát triển KT-XH của tỉnh, thời gian qua, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động số 15-CTHĐ/ TU, ngày 27/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW.
Theo đó phấn đấu phát triển các dự án điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 3.000 MW, đến năm 2030, Quảng Trị phấn đấu đạt 8.000-10.000 MW nhằm góp phần tích cực tăng thu ngân sách địa phương, đap ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Cánh đồng điện gió tại huyện Hướng Hóa- Ảnh: L.N
Tỉnh quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư trên cơ sở đúng pháp luật, tạo sự thân thiện, an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu. Định hướng, lựa chọn các nhà đầu tư lớn, tầm cỡ trên cơ sở sử dụng ít tài nguyên, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều việc làm và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Trên cơ sở chính sách khuyến khích phát triển năng lượng cùng với phát huy tiềm năng, lợi thế, tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển điện gió.
Qua đó, nhiều dự án đã được đưa vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh để triển khai thực hiện, trong đó tập trung thu hút các dự án đầu tư phát triển năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo. Cùng với đó, UBND tỉnh đã bám sát thực tế, giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư, đồng thời ban hành một số văn bản liên quan đến điện lực và năng lượng để chỉ đạo, điều hành.
Bên cạnh các chính sách ưu đãi của Chính phủ, nhà đầu tư khi đến với Quảng Trị còn được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ riêng. Đó là, các nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án; hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tư vấn thị trường đầu ra cho sản phẩm tùy từng dự án cụ thể. Song song với các chính sách ưu đãi đầu tư, lãnh đạo tỉnh luôn thể hiện rõ quan điểm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư khi đến với tỉnh.
Phát triển công nghiệp năng lượng đang được xem là trụ cột quan trọng để Quảng Trị có điều kiện phát huy vai trò của mình trong liên kết vùng. Tỉnh quyết tâm đồng hành với nhà đầu tư trong triển khai xây dựng các dự án năng lượng đã được quy hoạch, đồng thời ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng và phát triển các dự án động lực tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị như Cảng nước sâu Mỹ Thủy; Khu Công nghiệp VSIP; khu công nghiệp đa ngành; logistics...sớm đi vào hoạt động. Đây là các dự án hạt nhân phát triển công nghiệp của tỉnh.
Với các dự án đang và sẽ triển khai thực hiện, Quảng Trị đang dần trở thành điểm tập trung nhiều dự án quy mô lớn về năng lượng, hạ tầng, du lịch. Khát vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Trị đang được thắp sáng từ chính những cánh đồng gió, những tấm pin mặt trời và dòng điện xanh trên vùng đất lửa.
Nơi từng là chiến trường ác liệt, nay đang hồi sinh mạnh mẽ thành “thủ phủ năng lượng sạch” của miền Trung. Trong hành trình ấy, công nghiệp năng lượng không chỉ là ngành mũi nhọn phát triển kinh tế, mà còn là biểu tượng cho khát vọng vươn lên của mảnh đất anh hùng- từ “đất lửa” đến “đất lành” của tương lai.
Lệ Như
QTO - Trên cơ sở tiềm năng lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, những năm qua, ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh...
QTO - Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, cầu Hiền Lương-sông Bến Hải không chỉ là biểu tượng khắc ghi nỗi đau chia cắt đất nước mà đôi bờ...
QTO - Cùng với cả nước, những ngày này, Quảng Trị hân hoan chào đón lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Được hưởng hòa bình trước...
QTO - Năm 2025, mùa nắng nóng bắt đầu sớm hơn mọi năm, tình hình thời tiết trên biển thuận lợi cho ngư dân vào vụ cá Nam sớm hơn bình thường và có khả năng...
QTO - Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã tập trung chỉ đạo các địa phương phát huy tiềm năng, thế mạnh,...
QTO - Dưới tán rừng xanh biếc giữa vùng đất đỏ ba dan đầy nắng gió thuộc xã Phong Bình, huyện Gio Linh, vẫn còn đó những dấu tích trầm mặc của di tích Dốc...
QTO - Dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất được xác định là nhiệm vụ quan trọng để góp phần chuyển đổi từ mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang mô hình...
QTO - Xã Lìa, huyện Hướng Hóa có phần lớn đồng bào dân tộc Pa Kô sinh sống. Đây là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng của những người con mang họ Bác...
QTO - Trong suốt chặng đường đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong những tuyến đầu lửa đạn, nơi ý chí...
QTO - Những ngày này, Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4...
QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...