
{title}
{publish}
{head}
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, tối ngày 12/4 và rạng sáng ngày 13/4 trên địa bàn tỉnh đã có mưa to kết hợp với gió mạnh đã làm hơn 1.100 ha lúa đông xuân bị đổ ngã. Thời điểm này, các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về năng suất và sản lượng thu hoạch lúa.
Người dân thôn Hội Yên, xã Hải Bình, huyện Hải Lăng dựng lại những diện tích lúa bị đổ rạp - Ảnh: L.A
Ông Hoàng Ngọc Tiến ở thôn Hội Yên, xã Hải Bình, huyện Hải Lăng cho biết, vụ đông xuân năm nay gia đình ông xuống giống được 1,5 mẫu lúa, chủ yếu là các giống HN6 và Khang Dân, trong đó có khoảng 3,5 sào lúa bị đổ ngã do mưa lớn, gió giật mạnh tối ngày 12/4 vừa qua. Để cây lúa phục hồi, hạn chế thiệt hại về năng suất, liên tục từ sáng ngày 13/4 đến nay, tranh thủ thời tiết tốt, ông đã tập trung bơm tháo nước ra khỏi ruộng để cây lúa tự phục hồi đối với những diện tích đổ ngã nhẹ và dựng lại những cây lúa bị đổ rạp.
Theo ông Tiến, may mắn là thời điểm này cây lúa mới trổ được từ 3 - 4 ngày, chưa vào chắc nên nếu thời tiết tiếp tục nắng ấm như hiện tại thì cây lúa vẫn tự dựng dậy được. Tuy nhiên, do lớp trên đè lớp dưới nên dự kiến sản lượng thu hoạch có khả năng sẽ giảm hơn so với vụ trước. “May mà vụ đông xuân này số ngày mưa và âm u khá nhiều nên cây lúa trổ chậm hơn mọi năm, nếu không thiệt hại còn cao hơn nữa. Từ giờ đến khi thu hoạch ước tính còn khoảng 1 tháng nữa. Nếu trời không mưa thì nông dân chúng tôi sẽ thu hoạch vụ mùa thuận lợi hơn”, ông Tiến nói.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hải Bình Võ Viết Đính, trong tổng số 786 ha lúa toàn xã đã có khoảng 170 ha bị đổ ngã do mưa lớn, gió mạnh. Trong đó bị nặng nhất là ở thôn Cổ Lũy. Ông Đính cho biết, sau khi mưa nhờ có nắng tốt, gió nhẹ nên đến thời điểm này, phần lớn diện tích lúa bị đổ nhẹ cơ bản đã phục hồi. Đối với những diện tích bị đổ rạp, địa phương đã hướng dẫn nông dân tháo nước ra khỏi ruộng và dựng lại cây lúa bị đổ nhằm hạn chế thiệt hại.
Tương tự, tại xã Hải Dương, trong tổng số hơn 900 ha lúa toàn xã đã có khoảng 157 ha lúa bị đổ ngã do mưa lớn, gió mạnh. Chủ tịch UBND xã Hải Dương Hoàng Cảnh thông tin, để hạn chế thiệt hại, UBND xã đã chỉ đạo các hợp tác xã (HTX) tăng cường máy bơm để tiêu thoát nước nhanh trên đồng ruộng. Kết hợp với thời tiết nắng ấm nên đến hiện tại cơ bản các diện tích lúa bị đổ ngã đang phục hồi.
Theo ông Cảnh, dự báo thời gian tới là thời điểm giao mùa, nguy cơ xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là mưa giông, lốc tố... làm đổ ngã lúa vào giai đoạn trổ bông đến chín, nhất là trên các chân ruộng mật độ gieo dày, bón thừa đạm, thường xuyên giữ nước trong ruộng. UBND xã đã chỉ đạo các HTX huy động lực lượng khơi thông dòng chảy trên các kênh mương, kiểm tra tôn cao bờ, đảm bảo tiêu nước nhanh gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng. Đồng thời tăng cường thăm đồng để phát hiện sớm sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.
Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Trị khi đang đi kiểm tra tình hình lúa vụ đông xuân bị đổ ngã, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng Dương Viết Hải cho biết, mưa lớn, gió mạnh tối ngày 12/4 vừa qua đã làm hơn 710 ha trong tổng số gần 6.900 ha lúa toàn huyện bị đổ ngã.
Tuy nhiên do những diện tích lúa bị đổ ngã này mới đang ở giai đoạn trổ bông, chưa vào chắc, bông lúa đang còn nhẹ, sau khi tiêu thoát nước ra khỏi ruộng, cộng với thời tiết nắng ấm nên phần lớn đều có thể tự phục hồi. Huyện Hải Lăng cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất và thiên tai, dịch hại trên cây trồng. Tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc, ứng phó với thiên tai và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây lúa.
“Nếu thời tiết tiếp tục nắng ấm thì dự kiến sau khoảng 3 - 5 ngày tới các diện tích lúa bị đổ ngã này sẽ tự dựng lại được. Chỉ có một số ít diện tích bị đổ rạp, huyện đang chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân tranh thủ buộc dựng lại cây lúa để hạn chế thiệt hại và thuận lợi cho việc thu hoạch sau này”, ông Hải cho biết thêm.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bùi Phước Trang, qua thống kê sơ bộ ước tính có khoảng 1.100 ha lúa bị đổ ngã, tập trung chủ yếu ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong...; trên các giống lúa có thân cây yếu như Khang Dân, HN6; những ruộng gieo dày, bón thừa đạm. Để giảm thiểu thiệt hại cho nông dân, đơn vị đã tăng cường cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở hướng dẫn nông dân các biện pháp ứng phó, khắc phục thiên tai, phòng trừ sâu bệnh gây hại phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Cũng theo ông Trang, vụ động xuân năm nay toàn tỉnh gieo cấy được hơn 26.200 ha lúa.
Hiện tại cây lúa đang ở giai đoạn làm đòng - trổ bông. Tuy nhiên, trước dự báo thời gian tới nhiều khả năng sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa giông, lốc xoáy, gió giật mạnh... nguy cơ làm đổ ngã lúa từ giai đoạn trổ bông - chín.
Đồng thời, đây cũng là thời điểm thuận lợi để nhiều đối tượng sâu bệnh hại lúa tiếp tục phát sinh, gây hại trên diện rộng, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt..., nguy cơ làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng thu hoạch. Do vậy, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo về tình hình thời tiết cực đoan và các đối tượng dịch hại gây hại trên cây lúa từ nay đến cuối vụ để nông dân biết, chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó, phòng trừ.
Bên cạnh đó, cần kiểm tra, tu sửa đê bao, bờ bao để đề phòng xuất hiện các đợt mưa lớn gây ngập úng; nếu có lốc xoáy gây đổ ngã cho lúa cần huy động các phương tiện bơm thoát nhanh chóng và tranh thủ thu hoạch kịp thời các diện tích lúa đã chín trên 85%.
Đối với diện tích lúa đang ở giai đoạn trổ, chắc xanh, sau khi tháo cạn nước trong ruộng cần tiến hành dựng lúa bằng cách túm 3 - 5 gốc lúa lại với nhau bằng sợi ni lông, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ, vào chắc và chín.
Đối với lúa đang ở giai đoạn làm đòng chuẩn bị trổ cần thoát nước nhanh, dựng lúa nếu bị đổ rạp. Sau khi thời tiết tạnh ráo tiến hành phun bổ sung phân bón lá siêu kali để cây lúa nhanh chóng phục hồi và thúc đẩy lúa trổ thoát.
Lê An
QTO - Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), UBND xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng...
QTO - Đón mùa cao điểm du lịch biển, đảo năm 2025, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch đã nỗ lực thích ứng, khắc phục khó khăn do tác động...
QTO - Để nâng cao công tác quản lý, điều hành, đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất-kinh doanh và dịch vụ khách hàng, đáp ứng mục tiêu chuyển...
QTO - Những năm qua, bằng các giải pháp cụ thể, quyết liệt, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) tích cực, đổi mới công tác quản trị, điều hành; đẩy...
QTO - Nắm bắt xu thế phát triển, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm...
QTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị những năm qua thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, nhất là xảy ra một số đợt mưa lũ cực đoan, dị thường, gây thiệt...
QTO - Thời gian gần đây, tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông...
QTO - Bám sát Chỉ thị số 18 ngày 20/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 05 ngày 24/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh...
QTO - Dự án Trạm biến áp 500kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng Trị- rẽ Vũng Áng-Đà Nẵng đã được Tổng công ty Truyền tải điện (EVNPT) triển khai thi...
QTO - Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tích cực phối hợp với tỉnh Savannakhet (Lào) triển khai nhiều giải pháp thúc...
QTO - Các tuyến giao thông huyết mạch kết nối theo chiều Đông-Tây, giữa miền biển và khu vực miền núi để tạo ra các trục kinh tế động lực đang dần được...