{title}
{publish}
{head}
Nhiều năm qua, bằng sự nỗ lực của mình, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Đakrông đã khẳng định vị trí, vai trò là cầu nối quan trọng giữa các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN và giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.
Các nghệ nhân thôn Hà Lệt, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa biểu diễn tiết mục cồng chiêng trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư -Ảnh: LÊ MINH
Chủ tịch UBND huyện Đakrông Thái Ngọc Châu cho biết: “Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, những người có uy tín trên địa bàn đã gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác, phát triển kinh tế gia đình, góp phần phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở vùng DTTS”.
Bà Hồ Thị Thanh, người có uy tín ở thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó chia sẻ: “Để đưa chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân, bản thân tôi phải nói được và làm theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, việc tuyên truyền, vận động mới được người dân lắng nghe và thực hiện, đồng thời luôn cổ vũ, khích lệ, tạo động lực hình thành sức mạnh về ý chí cho bà con. Công tác tư tưởng xuất phát từ thực tiễn nên được Nhân dân ủng hộ bằng cả tinh thần, sự đồng thuận và cả sự tham gia với những hoạt động thiết thực”.
Lĩnh vực phát triển KT-XH, người có uy tín luôn gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các chính sách phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo ở địa phương, thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, ổn định đời sống, thực hiện các dự án, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ông Hồ Văn Phúc, người có uy tín thôn Mai Sơn, xã Ba Lòng cho biết, bản thân mình là một hộ làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, gia đình ông Phúc phát triển mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng hiệu quả gia đình ông nuôi 31 con dê, 15 con trâu, trồng gần 10 ha rừng keo.
Bằng thực tiễn và kinh nghiệm có được, ông Phúc đã truyền đạt, nhân rộng các mô hình kinh tế cho các hộ trong thôn để cùng nhau phát triển đưa đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Hiện nay, toàn thôn phát triển nhiều mô hình chăn nuôi, kết hợp trồng rừng cho hiệu quả kinh tế cao. Toàn thôn Mai Sơn có tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 12,02%; tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%; 100% dân số được tham gia bảo hiểm y tế; trên 76% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Đặc biệt, người có uy tín ở các thôn, bản quan tâm vận động người dân đóng góp công sức đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời, gương mẫu trong việc hiến đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Những năm qua, đã có 25 người có uy tín hiến 25.270 m2 đất để làm các công trình công cộng.
Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, tham gia ý kiến đóng góp thiết thực vào chương trình phát triển KT-XH, QP-AN, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp.
Nhiều người là cán bộ hưu trí, là các già làng, trưởng bản tuy tuổi đã cao nhưng vẫn nhiệt tình tham gia công tác ở cơ sở, đảm nhiệm các chức vụ như: bí thư chi bộ, trưởng thôn bản, trưởng ban công tác mặt trận và các đoàn thể; tham gia tổ hòa giải, tổ an ninh, đồng thời, tích cực vận động con cháu tham gia vào các tổ chức đoàn thể, phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Người có uy tín còn phát huy vị trí, vai trò tích cực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống của đồng bào DTTS, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Ông Hồ Văn Đô, ở thôn La Hót, xã A Bung cho hay: “Bản thân tôi là một nghệ nhân, đã cố gắng phát huy hết vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc của người Pa Kô mà cha ông đã để lại”.
Hằng năm, tại thôn La Hót, các lễ hội như: A Riêu Ping, lễ cúng thần lúa người Pa Kô là Tả A Da, lễ Cúng cơm mới để tạ ơn trên sau mùa bội thu, lễ Cúng Trời được tổ chức 2 năm 1 lần. Về âm nhạc, các làn điệu A Dền, Cha Chấp, Ka Lơi, Xiêng vẫn được giữ gìn; các nhạc cụ truyền thống như: tù và, cồng, chiêng, khèn, trống, thanh la, khèn bè... được người dân sử dụng, bảo tồn, đã tạo một không gian văn hóa đặc sắc vùng miền của người dân nơi đây.
Trên lĩnh vực giữ gìn QP-AN và trật tự an toàn xã hội, người có uy tín luôn tuyên truyền, vận động Nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng, chống mọi âm mưu gây mất đoàn kết và chia rẽ dân tộc... ở địa phương. Vận động Nhân dân trực tiếp tham gia thực hiện các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Quần chúng tham gia tự bảo quản đường biên, cột mốc quốc gia và an ninh trật tự khu vực biên giới”, thực hiện đề án “Vận động toàn dân tham gia phòng, chống ma túy”.
Bên cạnh đó, bằng kinh nghiệm, sự ảnh hưởng uy tín của mình, người có uy tín phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể giải hòa 180 vụ tranh chấp đất đai và mâu thuẫn gia đình, 160 trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Một số cá nhân tiêu biểu trong công tác tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn cột mốc biên giới như: ông Hồ Lâm người có uy tín thôn Pa Ngày, xã Tà Long và ông Hồ Văn Mắt người có uy tín thôn Sa Trầm xã Ba Nang đã được Bộ Tư lệnh Biên phòng tặng kỷ niệm chương và giấy khen.
Lê Minh
QTO - Hoàng Kim Ngân (sinh năm 2005 tại TP. Đông Hà), sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành quan hệ quốc tế của Học viện Ngoại giao tại Hà Nội luôn xứng đáng là...
QTO - Sử dụng mạng xã hội tiktok để xây dựng video giới thiệu, quảng bá về những di tích lịch sử, địa danh nổi tiếng gắn liền với sự phát triển của tỉnh...
QTO - Thời gian gần đây, thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) Vĩnh Linh, ở thị trấn Hồ Xá, luôn dạy và học trong tâm trạng nơm nớp lo sợ...
QTO - Trở lại thôn Lạc Sơn (xã Gio Sơn, huyện Gio Linh), chúng tôi nhận thấy nhiều sự đổi thay tích cực. Những mái nhà khang trang, kiên cố được xây dựng;...
QTO - Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi (NCT), thời gian qua, Hội NCT huyện Gio Linh đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động...
QTO - Khu dân cư Đội 4, thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh nằm cạnh Dự án đường tránh phía Đông TP. Đông Hà đang thi công. Sau các đợt mưa lớn vừa...
Tin buồn
QTO - Từ bao đời nay, cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái đồng bào dân tộc thiểu số ở những bản làng miền Tây Quảng Trị bị bó buộc bởi những định kiến và...
QTO - Những năm qua, hệ thống đài truyền thanh xã trên địa bàn huyện Đakrông đã phát huy hiệu quả trong việc chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính...
QTO - Thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nên...
QTO - Các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực
QTO - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều ngôi nhà cộng đồng tránh lũ được các cấp, ngành, đơn vị tài trợ xây dựng. Nhờ vậy, mỗi khi mùa mưa...